Hé lộ mức lương “khủng” của các lãnh đạo tập đoàn Nhà nước
Lần đầu tiên Bộ Công thương công khai bảng thống kê mức lương của 120 lãnh đạo thuộc 11 Tập đoàn, Tổng công ty.
Lương “khủng” của lãnh đạo đang là thực trạng tại nhiều đơn vị nhà nước
Bộ Công thương vừa công bố báo cáo thu nhập bình quân hàng tháng của viên chức quản lý Tập đoàn, Tổng Công ty trực thuộc Bộ Công thương trong năm 2013. Đây là lần đầu tiên mức lương của các lãnh đạo cấp cao tại các tập đoàn kinh tế Nhà nước được công khai.
Trong báo cáo lần này, Bộ Công thương công khai mức thu nhập của 120 lãnh đạo cấp cao thuộc 11 Tập đoàn, Tổng công ty lớn như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ( Petrolimex), Tập đoàn Than – Khoáng sản (TKV), Tập đoàn Dầu khí (PVN), Tập đoàn Dệt may ( Vinatex), Tổng công ty Dầu Thực vật Việt Nam ( Vocarimex), Tổng Công ty Giấy, Tổng Công ty thuốc lá ( Vinataba)….
Báo cáo cho thấy, người mức lương cao nhất là ông Đỗ Ngọc Khải – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổng công ty Dầu Thực vật Việt Nam (Vocarimex) với 74,72 triệu đồng/tháng. So với mặt bằng chung, lãnh đạo tại Vocarimex cũng có mức lương tương đối cao, trong đó các Phó Tổng giám đốc được trả lương từ 59,79-63,44 triệu đồng/người/tháng.
Video đang HOT
Sau Vocarimex, chỉ có lãnh đạo tại EVN và PVN có mức lương cao nhất trên 60 triệu đồng/tháng. Trong đó, ông Phùng Đình Thực – Chủ tịch HĐTV PVN có mức lương 65,81 triệu đồng/tháng; ông Đỗ Văn Hậu – Tổng giám đốc PVN lương 64,35 triệu đồng/tháng; ông Hoàng Quốc Vượng – Chủ tịch HĐTV EVN 61,32 triệu đồng/tháng.
Lãnh đạo tại các Tập đoàn, Tổng công ty khác có mức lương từ 38 – 57 triệu đồng/tháng. Trong đó, có thể kể tới như: ông Nguyễn Anh Dũng – Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam (57,13 triệu đồng); ông Phạm Thanh Sơn – Tổng giám đốc EVN (53,43 triệu đồng); ông Bùi Ngọc Bảo – Chủ tịch HĐQT Petrolimex (54 triệu đồng); ông Trần Văn Thịnh – Tổng giám đốc Petrolimex (52,5 triệu đồng); ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch HĐTV Vinatex (52,47 triệu đồng); ông Vũ Văn Cường – Chủ tịch HĐTV Vinataba (47,41 triệu đồng)…
Bộ Công thương cho biết, mức lương chi trả cho các lãnh đạo cấp cao tại các doanh nghiệp trên được thực hiện theo Nghị định 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với viên chức quản lý doanh nghiệp và Chỉ thị số 11/CT-BCT ngày 22/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc tăng cường công khai minh bạch đối với hoạt động kinh doanh điện, xăng dầu.
Theo đó, Bộ Công Thương đã phê duyệt quỹ lương, thù lao thực hiện của viên chức quản lý công ty mẹ các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty năm 2013 sau khi có ý kiến thỏa thuận của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Phương Dung
Theo Dantri
13 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Thông tin từ UBND TPHCM cho biết, hiện còn tồn tại 54 cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Trong đó có 13 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng và nhiều cơ sở vi phạm nhiều lần...
Bệnh viện truyền máu và Huyết học thuộc danh sách 13 đơn vị gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Theo đó, 13 đơn vị bị liệt vào danh sách có mức độ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gồm: Bệnh viện Tai Mũi Họng, Công ty TNHH Công nghiệp Thương mại Gò Sao, Công ty sản xuất giấy Á Châu, Tổng Công ty Việt Thắng, Công ty Cổ phần quốc tế Phong Phú - Nhà máy thời trang Phong Phú, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển quốc tế Thắng Lợi, Công ty TNHH Việt Nam Samho, Công ty TNHH Thực phẩm Việt Tường, Cơ sở Giết mổ gia súc - Trung tâm quận 12, Công ty TNHH Giấy Đồng Lợi, Công ty Cổ phần Nam Việt, Công ty TNHH Nahal Vina, Công ty TNHH Altamode Việt Nam.
Trong số này, có những đơn vị vi phạm với hàm lượng gây ô nhiễm môi trường cao gấp hàng chục lần so với quy định. Cụ thể, Bệnh viện Tai Mũi Họng (số 155B Trần Quốc Thảo, phường 9, quận 3) không vận hành hệ thống xử lý nước thải, nước thải đo được có nồng độ COD vượt gần 48 lần; BOD vượt gần 54 lần; TSS vượt hơn 25 lần... so với quy định.
Công ty TNHH Nahal Vina (99 Ích Thạnh, phường Trường Thạnh, quận 9) khí thải lò hơi CO vượt gần 13 lần; Công ty TNHH thực phẩm Việt Tường (tổ 12 ấp Chánh, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi) nước thải có hàm lượng COD vượt gần 5 lần; BOD vượt gần 8 lần; CO vượt 4,5 lần...; hay như cơ sở giết mổ gia súc trung tâm quận 12 (khu phố 2A, phường Tân Thới Hiệp) nước thải có hàm lượng COD vượt gần 6 lần; BOD vượt 9,5 lần...
Điều đáng nói, có không ít cơ sở tái phạm nhiều lần, sau khi cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện và đã xử phạt, gia hạn khắc phục... Nhưng sau đó, mọi việc "đâu lại vào đấy", các doanh nghiệp lại vô tư, tiếp tục vi phạm. Cụ thể: Công ty Mỹ Việt (km9 đường Song Hành, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức) chuyên giặt ủi, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú đã bị xử phạt 90 triệu đồng (vào tháng 9/2013). Cơ quan chức năng yêu cầu phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn 30 ngày. Song, cập nhật đến thời điểm hiện tại, hàm lượng CO trong khí thải của công ty này vẫn vượt hơn chuẩn cho phép.
Hay công ty CP giấy Xuân Đức (54B Nam Hòa, phường Phước Long A, quận 9) chuyên sản xuất bao bì cao cấp các loại, tập học sinh, giấy in văn phòng đã bị xử phạt 65 triệu đồng (tháng 9.2013) và cơ quan chức năng yêu cầu khắc phục trong 30 ngày. Nhưng đến nay, nước thải sau khi xử lý của công ty này có hàm lượng BOD5 vượt gần 3 lần; COD vượt gần 1,5 lần; TSS vượt gần 1,5 lần; khí thải lò hơi CO vượt 1,5 lần so với quy định...
Khi bình luận về thực tế này, không ít chuyên gia, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường cho rằng: Một trong những nguyên nhân chính khiến cho các cơ sở vi phạm "nhờn thuốc" là là do các quy định về chế tài xử phạt của cơ quan quản lý nhà nước còn quá thấp.
Được biết, trước tình trạng này, thêm một lần nữa UBND TPHCM vừa có công văn yêu cầu các Sở ngành, quận, huyện liên quan chỉ đạo các cơ sở khắc phục triệt để về cải tạo, xây dựng hệ thống xử lý nước thải và khí thải... một cách rốt ráo, hiệu quả và sớm nhất. Theo đó, với 13 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thời gian để khác phục được thành phố "nới lỏng" hơn, nhưng cũng phải hoàn thành dứt điểm trong giai đoạn 2014-2015.
Riêng với 4 đơn vị y tế thuộc danh sách "báo động đỏ", gây ô nhiễm môi trường (hệ thống xử lý nước thải y tế chưa đạt chuẩn yêu cầu), gồm bệnh viện Truyền máu Huyết học, Công ty TNHH Bệnh viện Đức Khang, Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Bệnh viện Cao Thắng, Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức phải khắc phục ngay lập tức, thời hạn cuối cùng là tháng 12/2014.
Việt Khuê - Bạch Dương
Theo Dantri
Sai phạm hàng loạt tại các dự án đường sắt bị "tước" quyền chủ đầu tư Dự án trọng điểm của ngành đường sắt sử dụng vốn ODA vừa bị Bộ GTVT "tước" quyền chủ đầu tư đã sai phạm trong công tác xây dựng, phê duyệt dự toán khiến tổng mức đầu tư phải điều chỉnh vượt hơn 2.000 tỷ đồng so với thực tế thực hiện. "Đội" vốn gấp gần 2 lần Ba dự án bị Bộ...