Hé lộ mối tình khiến hoàng đế Napoleon day dứt đến chết
Không chỉ có tài cầm quân, hoàng đế Napoleon còn nổi tiếng là người đàn ông si tình. Suốt cả cuộc đời, ông hoàng này dành trọn tình yêu cho người phụ nữ tên Josephine. Dù bị “cắm sừng” và ly hôn nhưng Napoleon vẫn không thể dứt tình và day dứt đến lúc chết.
Hoàng đế Napoleon gặp góa phụ Josephine de Beauharnais, 32 tuổi, trong một buổi tiệc tối ở Paris năm 1795. Về sau, Napoleon rơi vào lưới tình với Josephine – người phụ nữ hơn ông 6 tuổi, có 1 đời chồng và 2 con. Chuyện tình của ông vấp phải sự phản đối của mẹ bởi bà có định kiến với lối sống phóng khoáng cũng như việc Josephine là “gái nạ dòng”.
Bất chấp sự phản đối của mẹ, Napoleon yêu say đắm Josephine và thường gửi thư cho người yêu. Có ngày, ông viết tới 4 – 5 lá thư tình cho Josephine.
Vào năm 1796, hôn lễ của Napoleon với góa phụ Josephine được tổ chức long trọng tại Paris bất chấp định kiến của gia đình và xã hội khi ấy.
Những tưởng chuyện tình đầy trắc trở của Napoleon sẽ có kết thúc có hậu nhưng sự thật lại vô cùng tàn khốc.
Cụ thể, sau khi kết hôn, Napoleon thường xuyên dẫn quân đi đánh trận nên để lại người vợ xinh đẹp ở nhà. Ông vẫn giữ thói quen viết thư cho vợ như khi yêu.
Vì quá yêu vợ nên vị hoàng đế nổi tiếng của nước Pháp sai người âm thầm theo dõi mọi động thái của Josephine để xem cô mặc gì, gặp gỡ ai, đi đâu…
Về sau, hoàng đế Napoleon phát hiện Josephine ngoại tình. Ban đầu, ông vô cùng tức giận vì bị “cắm sừng”. Đến cuối cùng, hoàng đế Pháp chấp nhận tha thứ cho vợ vì ông quá yêu bà.
Tuy nhiên, tình yêu của Napoleon không đủ lớn để vượt qua định kiến xã hội bởi Josephine không thể sinh cho ông một hoàng tử.
Theo đó, Napoleon đưa ra quyết định khó khăn là ly hôn Josephine rồi kết hôn với Marie Louise – con gái của nhà vua nước Áo. Với cuộc hôn nhân này, Napoleon có được người con trai nối dõi.
Dù chuyện tình với Josephine không có kết thúc đẹp nhưng Napoleon vẫn luôn nhớ về người phụ nữ ông yêu say đắm đến lúc chết. Theo sử sách, khi nằm trên giường trong lúc hấp hối, Napoleon nói lời trăn trối: “Nước Pháp, Quân đội, Người đứng đầu quân đội, Josephine”. Điều này đủ để thấy Napoleon là người đàn ông si tình đến mức nào.
Tâm Anh
theo historyextra
Dàn xe quân đội đến Rạng Đông tẩy độc
Hai tuần sau vụ cháy, dàn xe thuộc Binh chủng hóa học và các đơn vị liên quan đến Công ty Rạng Đông để tẩy độc hiện trường và khu vực lân cận.
8h sáng 12/9, đoàn xe quân đội gồm 4 chiếc đi vào cổng chính của Công ty Rạng Đông tại phố Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Những xe này của Trung tâm ứng cứu sự cố hoá chất độc phóng xạ hạt nhân thuộc Binh chủng Hoá học (Bộ Quốc phòng) mang theo nhiều thiết bị chuyên dụng được che chắn kín mít.
Đi theo sau là 2 chiếc xe téc chở hóa chất tẩy rửa.
Các chiến sĩ trước khi vào nhà máy đều được trang bị mặt nạ phòng độc cá nhân.
Hóa chất được lực lượng quân đội mang vào nhà máy Rạng Đông có tên là Effective Chloramine. Đây là một trong những hóa chất có tác dụng khử trùng.
Ngay sau đó, đơn vị đã làm việc với lãnh đạo công ty để triển khai các phương án thu dọn hiện trường và tẩy độc khu vực nhà xưởng bị cháy được phong tỏa từ 29/8 đến nay.
Trước đó, chiều 11/9, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, Binh chủng Hóa học và Urenco 10 thuộc Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội đã họp bàn phương án thu gom, xử lý chất thải độc hại tại hiện trường.
Các bên đã thống nhất Urenco 10 là đơn vị tiến hành tháo dỡ, bốc xúc chất thải tại hiện trường vụ cháy. Việc này tiến hành từ 7h30 ngày 12/9.
Theo kế hoạch, ngay sau khi Binh chủng Hóa học phun thuốc để cô lập, tránh tình trạng bốc bay của thủy ngân, Urenco 10 sẽ tiến hành phần thu dọn mặt bằng. Các bên cũng thống nhất phạm vi tiêu, tẩy độc được xác định cả trong và ngoài khu vực của công ty. Dự kiến công việc sẽ diễn ra trong 7 ngày.
Sau khi mặt bằng được thu dọn, Binh chủng Hóa học sẽ tẩy độc tại chỗ.
Đây là đơn vị đảm nhận hướng dẫn, giám sát toàn bộ quá trình thu gom, xử lý chất thải do vụ cháy để lại cũng như quá trình tẩy độc.
Ngay khi tiếp cận khu vực xưởng sản xuất, nhà kho bị cháy, các cán bộ thuộc viên công nghệ môi trường đã vận hành các thiết bị phục vụ cho quá trình xử lý hơi thủy ngân.
Binh chủng Hóa Học đưa các thiết bị chuyên dụng xuống hiện trường.
Vụ cháy xảy ra tối 28/8 thiêu rụi xưởng sản xuất và kho chứa thành phẩm với hàng triệu bóng đèn của Công ty Rạng Đông. UBND quận Thanh Xuân thông báo môi trường quanh nhà máy bị cháy ở ngưỡng an toàn. Còn phía Rạng Đông cho biết họ sử dụng hợp chất amalgam thay thế thủy ngân lỏng để sản xuất bóng đèn từ năm 2016.
Tuy nhiên, Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết nồng độ thủy ngân quan trắc được ở một số điểm trong nhà máy Rạng Đông và xung quanh vượt ngưỡng an toàn từ 10 đến 30 lần. Lượng thủy ngân đã phát tán ra môi trường trong vụ cháy có thể lên đến 27,2 kg.
Đến ngày 8/9, Tổng cục Môi trường khẳng định Công ty Rạng Đông thừa nhận 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy có sử dụng thuỷ ngân lỏng, không phải hợp chất amalgam như đã báo cáo. Hầu hết thuỷ ngân trong bóng đèn đã phát tán ra môi trường cùng với khói và khí thải của đám cháy.
Chiều 9/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Chủ tịch Hà Nội chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan tiếp tục khẩn trương triển khai các công việc xử lý hậu quả.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, chiều 10/9, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã ký văn bản hỏa tốc, giao các đơn vị chuyên trách khắc phục hậu quả, tẩy độc toàn bộ khu vực, đồng thời khẩn trương di dời nhà máy đến cơ sở sản xuất mới.
Nhiều trường học, chung cư thuộc vùng nguy hại sau vụ cháy Rạng Đông
Theo tính toán của cơ quan chuyên môn, 2 trường học, 2 tòa chung cư và một số cơ quan khác nằm trong phạm vi ô nhiễm hóa chất, khói bụi sau vụ cháy Công ty Rạng Đông.
Theo Zing.vn
Đến Marseille, thành phố cảng miền nam nước Pháp Với bề dày lịch sử 2.600 năm, Marseille là thành phố cổ cũng là hải cảng trù phú nhất của nước Pháp. Một thành phố du lịch điển hình không chỉ nhiều tiềm năng về biển và của cải mà còn sở hữu nhiều vũng đá lớn tạo thành một dải bờ biển thật ngoạn mục. Đến Marseille, du khách có thể vừa...