Hé lộ lý do thực sự Thổ Nhĩ Kỳ vẫn “thèm khát” F-35 của Mỹ dù đã “bắt tay” Nga
Thương vụ mua hệ thống phòng không hiện đại S-400 giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã khiến Mỹ và các nước đồng minh của họ nhận định rằng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ không thể tiếp tục tham gia vào chương trình phát triển F-35.
Trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nước đóng vai trò lớn trong quá trình sản xuất F-35. Các công ty Thổ Nhĩ Kỳ đã sản xuất một loạt bộ phận dành cho máy bay này. Thổ Nhĩ Kỳ đã muốn mua khoảng 100 phi cơ F-35 và giữa năm 2019 đã cử phi công và kỹ sư sang Mỹ để huấn luyện.
Tham vọng có tàu sân bay của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khó có thể trở thành hiện thực.
Song chính phủ Mỹ đã cắt đứt liên hệ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với chương trình máy bay chiến đấu này, với lý do rằng hệ thống S-400 của Nga có thể được dùng để thu thập dữ liệu nhạy cảm về F-35. Nếu Nga có được những dữ liệu này, họ có thể cải tạo hệ thống phòng không của mình để đối phó F-35 dễ dàng hơn.
Một trong những lý do quan trọng mà Thổ Nhĩ Kỳ muốn có F-35 là vì, chính phủ nước này hi vọng có thể mua về phiên bản cất cánh thẳng đứng của F-35 là F-35B để có thể sử dụng nó trên tàu Anadolu, một tàu chiến được chế tạo theo công nghệ của Tây Ban Nha và sẽ được hạ thủy vào đầu năm 2021. Nếu có F-35B, tàu này sẽ trở thành “tàu sân bay” mà Thổ Nhĩ Kỳ có thể điều động trong tương lai.
F-35B được nhiều lực lượng hải quân ưa chuộng bởi nó có thể hoạt động trên các tàu chiến nhỏ có boong rộng để cất cánh và hạ cánh. Nhật Bản và Hàn Quốc đã cải tạo tàu chiến do mình chế tạo để có thể sử dụng F-35B.
Video đang HOT
Nếu không có F-35B, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không có loại máy bay nào khác để có thể sử dụng trên tàu Anadolu. Trên thế giới hiện này chỉ có hai loại phi có có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng, đó là F-35B và Harriet, một loại phi cơ đã cũ và nay không còn được sản xuất.
Thổ Nhĩ Kỳ đã có những động thái để tìm kiếm những lựa chọn khác cho mình. Vào tháng 6, nước này đã công bố một mô hình của một loại máy bay chiến đấu tàng hình do nước này phát triển có tên là TF-X tại Triển lãm Hàng không Paris. Tuy nhiên, có rất ít khả năng Thổ Nhĩ Kỳ có thể có cho mình máy bay tàng hình bởi chi phí phát triển của phi cơ loại này là rất đắt đỏ.
Chỉ có 3 quốc gia trên thế giới có đủ ngân sách để chế tạo máy bay tàng hình, đó là Mỹ, Trung Quốc và Nga. Trong đó, chỉ có Mỹ và Trung Quốc là đã cho ra mắt và sử dụng phi cơ tàng hình thực sự, trong khi Su-57 của Nga vẫn chưa chính thức đi vào hoạt động. Với nền kinh tế chỉ đứng thứ 17 thế giới, Thổ Nhĩ Kỳ khó có thể sản xuất máy bay tàng hình.
Trong khi đó, Nga đã đề nghị bán phi cơ Su-35 của nước này cho Thổ Nhĩ Kỳ. Máy bay này mặc dù rất hiện đại và được sử dụng tại nhiều nước, song nó lại không có khả năng tàng hình trên radar và nó cũng không thể cất cánh từ tàu chiến. Một công ty của Trung Quốc cũng đang phát triển phi cơ tàng hình FC-31 để xuất khẩu, song phi cơ này cũng không thể cất cánh và hạ cánh trên các tàu chiến.
Như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ muốn có hệ thống phòng không của Nga và máy bay chiến đấu của Mỹ, nhưng lúc này họ không thể có cả hai.
Anh Tuấn (lược dịch)
Theo infonet.vn
Tin mới về S-400 khiến Nga lo, Mỹ vui?
Việc bàn giao lô hàng tên lửa phòng không tối tân S-400 thứ hai của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ bị trì hoãn, không đạt đúng kế hoạch dự kiến là vào năm 2020 do các cuộc đàm phán về vấn đề chia sẻ công nghệ và sản xuất chung, một quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua (4/11) cho biết.
"Chúng tôi đã lên kế hoạch bàn giao cho năm sau. Khác với lần bàn giao lô hàng đầu tiên, ở lần này, có hoạt động sản xuất chung và chuyển giao công nghệ. Nó không còn trong phạm vi 'hãy mua hàng nhanh chóng và lắp đặt nó' như trong dợt bàn giao đầu tiên", ông Ismail Demir cho đài truyền hình NTV biết.
"Vấn đề sản xuát chung có thể làm thay đổi lịch trình. Chúng tôi có một số vấn đề nhạy cảm liên quan đến một số phần sản xuất. Các công việc về kỹ thuật vẫn được tiếp tục", vị quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết thêm.
Thông tin về việc triển khai hợp đồng S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có chút trục trặc có thể khiến Mỹ được an ủi phần nào trong bối cảnh Washington rất tức giận trước việc đồng minh trong NATO của họ mua vũ khí tối tân từ Nga.
Sau khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ký hợp đồng S-400, Mỹ và các đồng minh phương Tây không giấu nổi sự lo lắng và đã tìm mọi cách để phá hợp đồng này. Giới chức NATO và Mỹ tin rằng, nếu hợp đồng S-400 giữa Moscow và Ankara thành công thì đây sẽ là cơ hội mở đường cho Nga tiếp cận, tìm hiểu về các thiết bị chiến tranh của phương Tây, đặc biệt là các chiến đấu cơ F-35.
Việc Ankara theo đuổi S-400 của Nga đã trở thành một trong những nguyên nhân chính gây ra mối quan hệ chia rẽ và mâu thuẫn sâu sắc giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ. Giới chức Mỹ liên tục đe dọa và cảnh cáo Ankara về hậu quả nếu cứ nhất quyết mua S-400 của Nga. Mỹ đe dọa trừng phạt Ankara và không bán những chiếc chiến đấu cơ F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này có trong tay những hệ thống tên lửa S-400.
Tuy nhiên, Mỹ đã phải thất vọng trước sự quyết tâm và cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc theo đuổi hợp đồng S-400 với Nga.
Liên quan đến lời đe dọa của phía Mỹ về việc không bán các chiến đấu cơ F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara mới đây đã tiếp tục ám chỉ rằng nước này có thể mua các chiến đáu cơ của Nga nếu Mỹ quyết phá hợp đồng F-35 với Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày hôm qua, ông Demir tiết lộ, Nga đã đề nghị bán cho Thổ Nhĩ Kỳ những chiếc chiến đấu cơ Su-35. "Đã có lời đề nghị được đưa ra và chúng tôi đang đánh giá tình hình. Chắc chắn chưa thể có chuyện 'chúng tôi sẽ mua nó vào ngày mai'. Các khía cạnh tài chính và chiến lược sẽ được xem xét và chúng tôi chưa thể đưa ra quyết định ngay được về vấn đề này", ông Demir cho hay.
"Sẽ không đúng khi nói 'thời kỳ F-35 đóng lại và thời kỳ Su-35 mở ra' nhưng chúng tôi đang xem xét lời đề nghị của phía Nga", vị quan chức Thổ Nhĩ Kỳ phát biểu.
S-400 Triumph là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó là thứ vũ khí phòng không được rất nhiều nước thèm muốn. S-400 được phát triển và cải tiến từ hệ thống tên lửa phòng không S-200 và S-300. NATO gọi S-400 của Nga bằng cái tên SA-21 Growler.
S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 27km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao. Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng. Chính vì tính hiệu quả của S-400 nên Nga đã cho triển khai các hệ thống tên lửa phòng không này ở Moscow để bảo vệ thủ đô.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo vnmedia
Mỹ bất ngờ chào mời quay trở lại với F-35, "khích" Thổ Nhĩ Kỳ "gói ghém" S-400 trả lại cho Nga? Mỹ đang bất ngờ có những động thái muốn đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở lại chương trình phát triển tiêm kích F-35. Tuy nhiên, đằng sau hành động này có những suy tính sâu xa. Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp nhiều sóng gió với quyết định mua S-400. Mỹ tính toán gì khi đưa Thổ Nhĩ Kỳ quay lại với F-35? Thượng nghị...