Hé lộ lý do tan rã của cơ quan tình báo nổi tiếng thế giới
Từ cuối thập niên 1980, song song với tiến trình cải tổ, tình báo Liên Xô cũng bị “cải tổ” theo sự kiểm soát và ảnh hưởng của phương Tây.
Các báo cáo của KGB, sau khi qua “xử lí” bổ sung của trợ lí các cấp, khi đến bàn làm việc của lãnh đạo cấp cao nhiều khi chỉ còn 15 – 20% giá trị tin tức. Cuối cùng, ngay cả những báo cáo đó, hoặc những báo cáo khẩn cấp cũng thường bị rơi vào tình trạng im lặng đáng sợ.
Theo hồi tưởng của nguyên Chủ tịch KGB V. Kryuchkov, về sau Gorbachov thậm chí trở nên cáu bẳn mỗi khi nhận được báo cáo của KGB, đến mức ông ta yêu cầu các trợ lí “đừng chuyển những báo cáo kiểu này cho tôi”.
Không chỉ bỏ qua những lời cảnh báo về hiểm hoạ đối với quốc gia do cơ quan tình báo đưa ra, Gorbachov còn thực hiện nhiều nỗ lực để làm tê liệt hoạt động của cơ quan này. Dưới áp lực của các phong trào “dân chủ”, Gorbachov đã yêu cầu KGB cũng “cải tổ”, “công khai”, đến mức cho mở hồ sơ lưu trữ về một loạt các vấn đề tối mật và nhạy cảm liên quan đến an ninh quốc gia cũng như uy tín quốc tế của Liên Xô.
Về mặt tổ chức, KGB phải từ bỏ một số chức năng như đấu tranh với các lực lượng xã hội phản động và chủ nghĩa xi-ô-nít. Về mặt nhân sự, trong KGB bắt đầu xuất hiện những cán bộ không có chính kiến rõ ràng, không có uy tín và kinh nghiệm hoạt động.
Huy hiệu KGB
Ngay sau vụ chính biến không thành ngày 19/8/1991, Đại sứ quán Mỹ tại Liên Xô trở thành trụ sở không chính thức của các “lực lượng tiến bộ, dân chủ”. Nhân viên CIA công khai phóng xe trên đường phố Moscow.
Chiến dịch điên cuồng chống tình báo Liên Xô lên đến đỉnh điểm, với mục tiêu là bôi nhọ, loại trừ KGB. Người ta kích động đám đông lật đổ bức tượng F. Dzerzhinsky (người theo chỉ thị của Lenin đã tổ chức ra CHEKA – cơ quan tiền thân của KGB). Đám đông quá khích và “được đảm bảo” còn gỡ tấm biển kỉ niệm Yu. Andropov khỏi toà nhà KGB ở Lubyanka.
Video đang HOT
Trong khi đó, theo lệnh của Gorbachov, hầu hết chỉ huy KGB ở các địa phương bị bãi chức mà không tính toán đến lợi ích công việc, thay thế họ chủ yếu là những người được xem là “thức thời, dân chủ”.
KGB trung ương không còn thẩm quyền điều hành các cơ quan KGB địa phương. Thay vào đó, họ phải kí “hiệp định hợp tác” với các nước cộng hoà và chỉ làm chức năng phối hợp với cấp dưới của mình. Cục Bảo vệ chính trị chuyên theo dõi các phong trào “dân chủ” bị giải thể.
Các đơn vị biên phòng, trinh sát điện tử, mật mã và các đơn vị tình báo hành động bị tách khỏi KGB và “ném” về các bộ, ngành khác nhau. Đến một nửa tình báo viên đang hoạt động ở nước ngoài vô cớ bị triệu về nước mà không có người thay thế. Hệ thống cơ sở điệp báo bị xáo trộn, bộc lộ. Nhiều nhân viên bị sa thải, một số khác bị chuyển sang “kinh tế quốc dân”, một số nữa bị phân tâm và ngừng làm việc.
Được sự đồng ý của Gorbachov và Yeltsin, Chủ tịch mới của KGB là Bakatin thậm chí còn làm hai việc “vô tiền khoáng hậu”: cho phép CIA thiết lập các cơ sở tình báo của họ ở SNG, trước hết là ở Nga; và chuyển giao cho CIA sơ đồ hệ thống nghe trộm (của KGB) lắp trong toà nhà Đại sứ quán Mỹ tại Moscow.
Nhiều năm sau, khi đã thất sủng, ông này giải thích làm thế là vì quan hệ giữa hai nước đã “bước sang giai đoạn mới, vì hai nước không còn là kẻ thù của nhau nữa” như thời Chiến tranh Lạnh.
Sau khi Liên Xô chính thức giải thể, các chuyên gia CIA dưới vỏ bọc Ủy ban về Pháp luật và an ninh quốc gia thuộc Hiệp hội Luật gia Mỹ lại tham gia trực tiếp vào việc soạn thảo dự luật mới của Nga để kiểm soát hoạt động tình báo và phản gián của Nga.
Đứng đầu ủy ban là cựu Giám đốc CIA Webster! Tình báo Mỹ – kẻ thù chiến lược của KGB trong suốt mấy chục năm – cảm thấy thoải mái như ở nhà mình tại thủ đô nước Nga. Ủy ban này đã tổ chức một cuộc “hội thảo” kéo dài 3 ngày bàn về hoạt động của tình báo và an ninh Nga “thời kì dân chủ”.
Thật trớ trêu, đại diện hai cơ quan này của nước chủ nhà vì lí do bí mật đã không được mời đến dự “hội thảo” mà ở đó thực tế số phận của họ được quyết định.
Kết thúc, hội thảo đưa ra khuyến cáo: hoạt động của cơ quan phản gián Nga chỉ được đóng khung trong tiến hành chống tội phạm và khủng bố; SVR và GRU (Tình báo Đối ngoại và Tình báo Quân sự) phải chấm dứt các hoạt động chống lại tình báo phương Tây và ngừng việc sử dụng các điệp viên được tuyển mộ từ thời Xô-viết…
KGB đã bị tàn phá một cách có chủ định, chịu những tổn thất lớn lao và do đó gây ảnh hưởng tiêu cực trong nhiều năm đối với nền an ninh của Nga. Rất may là thời gian đã đặt lại mọi thứ đúng vị trí của nó.
Dù KGB không còn, song hai cơ quan kế thừa nó là SVR và FSB vẫn tiếp tục truyền thống hào hùng, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia Nga, góp phần đưa Nga trở lại ngôi vị cường quốc. Tuy nhiên, những sự việc đau buồn xảy ra với KGB đã gây những tổn hại mà phải nhiều năm nữa ngành tình báo Nga mới có thể khắc phục được.
Nguyên Phong
Theo vietnamnet.vn
Sắp đến thời hạn 20 năm như cam kết của TT Putin, nước Nga sẽ ra sao?
Thời hạn 20 năm trong câu nói nổi tiếng "hãy cho tôi 20 năm và tôi cho bạn một nước Nga mạnh mẽ" sắp đến, lời hứa của Tổng thống Putin sẽ thực sự thành hiện thực?
Giáng sinh năm 1991 là ngày cuối cùng của "bản hùng ca" Liên Xô. Nguồn: Sohu.
Giáng sinh năm 1991 là một ngày rất đặc biệt đối với người Liên Xô và cũng là ngày cuối cùng mà họ được coi là "người Liên Xô". Vào ngày này, một Liên Xô hùng mạnh tuyên bố tan rã, một "đế chế đỏ" làm run rẩy các nước Tây Âu đã trở thành quá khứ, và chỉ còn lại 15 quốc gia để nhớ về "hoàng hôn" của Liên Xô.
Sau khi Liên Xô tan rã, là "con cả", Nga đã được thừa hưởng di sản to lớn của Liên Xô cũ. Trên cương vị Tổng thống đầu tiên của Nga sau khi độc lập, Yeltsin đã theo đuổi một đường lối thân Mỹ và Chính phủ Mỹ đã lợi dụng sự "đơn thuần" của Yeltsin để tìm kiếm lợi ích. Trong 9 năm thân Mỹ, kết quả là nước Nga gần như phải đối mặt với sự giải thể lần hai. Nhận thấy rằng Nga đang từng bước "trượt dốc" trong tay mình, Yeltsin khẩn trương tìm kiếm một người kế vị phù hợp.
Trong thời gian cầm quyền, Yeltsin đã làm nước Nga gần như phải đối mặt với sự giải thể lần hai. Nguồn: Sohu.
Ngay khi Yeltsin rơi vào tình trạng khó khăn nhất, ông Putin, một thành viên của KGB đã lọt vào "mắt xanh" của Yeltsin. Sau một cuộc thử nghiệm, Yeltsin rất hài lòng với Putin và quyết định ông trở thành người kế vị. Có thể nói rằng, mặc dù Yeltsin không có đủ "tầm nhìn" để cai trị đất nước, nhưng ông lại có "ánh mắt" độc đáo khi lựa chọn người. Vào một ngày cuối tháng 12/1999, Yeltsin tuyên bố từ chức và đặt gánh nặng của tổng thống Nga vào tay ông Putin.
Vào ngày đầu tiên của năm 2000, ông Putin đã tiếp quản công việc từ Yeltsin với tư cách là tổng thống thứ hai của Nga. Sau khi được bầu làm Tổng thống chính thức, ông Putin dẫn lời thần tượng của ông - Thủ tướng Sa hoàng Pyotr Stolypin nói rằng "hãy cho tôi 20 năm và tôi cho bạn một nước Nga mạnh mẽ", thời hạn 20 năm sắp đến, lời hứa của Tổng thống Putin sẽ thực sự thành hiện thực?
"Hãy cho tôi 20 năm và tôi cho bạn một nước Nga mạnh mẽ", lời hứa nổi tiếng được Tổng thống Putin thực hiện thế nào? Nguồn: Sohu.
Trên phương diện kinh tế, khi ông Putin bắt đầu lên nắm quyền, nền kinh tế Nga khi đó có thể được cho là sắp sụp đổ. Khi đó, binh lính Nga thậm chí mang vũ khí của Liên Xô "bán buôn bán lẻ" do kinh tế yếu kém, nhân dân không đủ lương thực thực phẩm. Có thể nói, "tôn nghiêm của Đế chế Đỏ" đã không còn lại một chút nào vào thời điểm đó. Để cứu nước Nga bấp bênh, sau khi lên nắm quyền, ông Putin đã tiến hành một cuộc đại cải cách mạnh mẽ, và đã xử lý nhiều "đầu sỏ" chính trị Nga lũng đoạn nền kinh tế. Các tập đoàn lớn của Nga đều bị Chính phủ nắm giữ, cho đến ngày nay, nền kinh tế của Nga mặc dù chưa phải là một cường quốc nhưng nó thực sự tốt hơn nhiều so với 20 năm trước.
Về mặt quân sự, Nga với tư cách là người kế thừa lớn nhất của Liên Xô cũ, đã nhận được một số lượng lớn kho vũ khí. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Nga không mấy lạc quan, do vậy trong chi tiêu quốc phòng không "mạnh tay" được như Mỹ. Tuy nhiên, Liên Xô cũ quá hùng mạnh, và cho đến nay, kho vũ khí khổng lồ mà Liên Xô để lại vẫn đủ để Nga duy trì "phẩm giá" của một quốc gia hùng mạnh, và có thể "nói chuyện tay đôi" với Mỹ.
Những biện pháp cứng rắn của ông Putin đã khuất phục mọi đối thủ, ngay cả những lãnh đạo Chechnya "cứng đầu" nhất. Nguồn: Sohu.
Tổng thống Putin đã mang lại không chỉ sự phát triển kinh tế và quân sự cho Nga, mà quan trọng nhất là thái độ cứng rắn của ông trước sự đàn áp của phương Tây đã khiến người Nga nhận thức được quyết tâm và sự kiên trì của vị Tổng thống này trong việc tái thiết nước Nga. Chính vì "bàn tay sắt" của Tổng thống Putin mà người Nga ngày nay có thể nói là hợp nhất và "xoắn" lại thành một sợi dây. Ngay cả các nhà lãnh đạo Chechnya, những người quyết tranh đấu với Nga đến cùng, thì giờ đây cũng sẵn sàng trở thành "anh em" của Tổng thống Putin.
Đối với Nga, ông Putin có thể được gọi là "hoàng đế" vì đóng góp của ông cho Nga là chưa từng có. Nhưng ông Putin hiện đã gần 70 tuổi và nhiệm kỳ thứ tư của ông sẽ là năm 2024, khi đó việc tiếp tục dẫn dắt nước Nga trở nên không thực tế. Trong tình hình hiện nay ở Nga, thực sự vẫn chưa xuất hiện một nhân vật thứ hai có đủ "tâm và tầm" như ông Putin. Nga mặc dù đang dần lấy lại được vị thế cường quốc, nhưng nền tảng của Nga chưa đủ vững chắc, có thể nói rằng mọi bước đi tiếp theo đều giống như "đi trên dây". Nếu ông Putin kết thúc nhiệm kỳ của mình mà vẫn chưa tìm được người thay thế xứng tầm, thì tương lai của nước Nga sẽ ra sao?
Đức Trí (lược dịch)
Theo infonet.vn
Chi tiết bất ngờ bên trong vali hạt nhân mang sức hủy diệt khủng khiếp của Nga Truyền thông Nga lần đầu tiên giới thiệu tới công chúng cấu tạo bên trong của chiếc vali hạt nhân luôn theo sát Tổng thống Putin. Theo kênh truyền hình "Zvezda", nút "kích hoạt" bên trong chiếc vali có màu trắng thay vì màu đỏ như mọi người vẫn tưởng. "Chiếc vali được một sỹ quan kề cận với Tổng tư lệnh tối...