Hé lộ lý do Napoleon không thể làm nổ tung điện Kremlin
Trận chiến tại Moscow năm 1812 đã trở thành một mốc đánh dấu giai đoạn thất bại trong cuộc đời huy hoàng của đại đế Napoleon.
Sự đón tiếp “không nồng nhiệt”
Moscow rất khác với các thành phố châu Âu khác đã khuất phục trước đội quân hùng mạnh của Napoleon. Ở đây, không có đám đông người địa phương nào tròn mắt nhìn đội quân Grande Armée và không quan chức địa phương nào vội vã trao cho ông chìa khóa vào thành phố.
Thay vào đó, vị vua nước Pháp gặp phải một thành phố trống không, bị bỏ hoang, thù địch và đã sớm bị thiêu rụi trong những ngọn lửa. Nhìn những ngọn lửa ở Moscow, Napoleon khi đó chết lặng. Sau đó ông đã phải thốt lên rằng: “Một cảnh tượng kinh khủng. Họ đốt thành phố của chính mình. Thật cương quyết. Những con người này. Họ là những người Scythia!”.
Ảnh: Sputnik.
“Trả thù”
Sự chiếm đóng của quân Pháp ở Moscow chỉ kéo dài chưa đến 2 tháng. Tình cảnh mà Napoleon và đội quân Grande Armée gặp phải ngày càng trở nên kinh khủng và tồi tệ hơn. Họ phải đối mặt với cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông nước Nga đang đến gần. Cuối cùng Napoleon đã phải ra quyết định rút khỏi Moscow.
Video đang HOT
Tuy nhiên, vị vua nước Pháp không thể rời thành phố mà không có “món quà” đáp trả sự “thù địch” mà ông đã phải nhận. Quyết định được đưa ra là tấn công vào trái tim của Moscow và thực sự cũng là trái tim của Nga: cung điện Kremlin.
“Ta đã phải từ bỏ Moscow và ra lệnh rằng Kremlin phải nổ tung”, Napoleon đã viết thư cho người vợ của mình như vậy.
Đội quân Grande Arméesau đó rút khỏi Moscow. Chỉ còn những người bị thương ở lại, cùng với 8.000 người dưới quyền của Thống chế Édouard Mortier, người được giao phó với mệnh lệnh làm nổ tung Kremlin, đốt cháy cung điện và tất cả các tòa nhà công cộng ở Moscow.
Trong khoảng 3 ngày, người Pháp đã buộc những người dân địa phương Moscow phải đào hào xung quanh Kremlin và đặt mìn. Một trong những công nhân đã kể lại rằng: “Đôi bàn tay chúng tôi không hề muốn tuân theo. Cho dù có cảm thấy cay đắng thế nào, chúng tôi vẫn phải đào. Kẻ thù đứng đó và nếu chúng tôi dừng lại, chúng sẽ dùng báng súng để đánh đập chúng tôi. Lưng tôi như vỡ ra từng mảnh”.
Một số người không thể chấp nhận việc thành phố sắp bị phá hủy, đã chạy trốn khỏi Moscow và thông báo kế hoạch này cho đội quân dưới quyền Tướng Ferdinand von Wintzingerode của Nga khi đó đồn trú ở một ngôi làng gần Moscow.
Tướng Wintzingerode giận dữ nói rằng: “Không, Bonaparte sẽ không tàn phá Moscow. Ta sẽ tuyên bố rõ ràng rằng, nếu chỉ 1 nhà thờ bị phá hủy, tất cả những người Pháp bị giam cầm ở đây sẽ bị treo cổ”.
Tránh khỏi thảm họa
Ngay khi những binh sỹ Pháp cuối cùng rời khỏi thành phố, những quả mìn gài sẵn bắt đầu phát nổ.
“Khắp nơi toàn những tiếng thất thanh kêu gào, la hét, tiếng rên rỉ của những người chứng kiến cảnh các tòa nhà đang đổ xuống. Họ kêu gào sự giúp đỡ, nhưng không ai có thể giúp. Những quả mìn nối nhau phát nổ, mặt đất rung chuyển không ngừng. Nó giống như ngày tận thế”, một nhân chứng kể lại.
Kết quả của các vụ nổ, nhiều ngọn tháp bị phá hủy, kho vũ khí cũng bị ảnh hưởng một phần. Điều kỳ diệu là bức tường cao nhất ở Moscow – Tháp chuông Ivan vẫn còn nguyên.
Hậu quả có thể đã tồi tệ hơn rất nhiều, nhưng có vẻ như, chính tự nhiên đã không chấp nhận ý định của Napoleon (như những gì lĩnh Pháp đã làm). Một trận mưa lớn không ngừng trút xuống đã dập tắt gần hết các ngọn lửa trước khi những quả mìn còn lại phát nổ.
Kế hoạch của Napoleon đã thất bại hoàn toàn. Trong khi những kẻ từng là đội quân Grande Armée phải xoay sở để rút khỏi thành phố thì những người dân Moscow đang bận rộn khôi phục lại thành phố của mình, gột tẩy hết những dấu tích về một cuộc tấn công của kẻ thù.
Theo Hoàng Phạm/VOV
Chiến thuật "ngớ ngẩn" giúp Napoleon giành chiến thắng
Khi Napoleon lệnh cho binh sĩ rút khỏi điểm cao chiến lược trong trận Austerlitz năm 1805, nhiều người cho rằng ông mắc sai lầm sơ đẳng.
Napoleon Bonaparte được đánh giá là nhà chỉ huy quân sự lỗi lạc nhất trong lịch sử Pháp. Ông đã giành nhiều chiến thắng vang dội suốt sự nghiệp cầm quân của mình, để lại dấu ấn không nhỏ trong lịch sử. Một trong số đó là trận Austerlitz ở Áo, khi chiến thuật tưởng như là "sai lầm cơ bản" của ông lại trở thành chìa khóa làm nên chiến thắng.
Napoleon là hoàng đế Pháp và vua của Italy vào thời điểm Chiến tranh Liên minh thứ ba nổ ra năm 1805. Ông hiểu rằng phải chinh phạt Áo, Nga và Phổ trước khi các nước này cùng bắt tay nhau chống lại Pháp.
Napoleon và các tướng Pháp trong trận Austerlitz. Ảnh: Wikimedia Commons.
Tháng 4/1805, Anh, Nga, Áo, Phổ và Thụy Điển ký hiệp ước St. Petersburg để lập liên minh đối phó Pháp. Sau khi đánh bại quân đội Áo ở Ulm và chiếm Vienna, Napoleon nhanh chóng tung đòn nghi binh với Nga và Áo. Ông giả vờ đề nghị đàm phán hòa bình, khiến đối phương tin rằng quân Pháp đã suy yếu và coi đó là thời điểm tấn công.
Ngày 2/12/1805, trận Austerlitz nổ ra. Quân đội Pháp bị liên quân Nga - Áo áp đảo về số lượng, khiến nhiều người tin rằng họ sẽ thất bại và phải tháo chạy khỏi Áo.
Để dụ địch giao tranh ở địa điểm chọn trước, Napoleon cho quân chiếm điểm cao chiến lược Pratzen án ngữ thị trấn Austerlitz. Nhưng khi liên quân Nga - Áo áp sát, Napoleon lại ra lệnh cho quân Pháp rút khỏi điểm cao quan trọng này, điều vốn bị coi là "ngớ ngẩn" trong nghệ thuật cầm quân.
Tuy nhiên, hành động của quân Pháp lại khiến Nga hoàng Aleksandr I đắc chí, cho rằng lực lượng của Napoleon đang thực sự suy yếu. Niềm tin này càng được củng cố khi Aleksandr I nhận thấy cánh phải của quân Pháp rất mỏng.
Tin rằng đây là điểm yếu nhất của đối phương, hoàng đế Nga - Áo nôn nóng xua quân tấn công vào vị trí, mà không ngờ rằng đó chính là cái bẫy Napoleon giăng ra, bởi sườn phải là một trong các vị trí mạnh nhất của quân Pháp.
Khi dồn quân tấn công cánh phải của quân Pháp, liên quân Nga - Áo để hở mặt trung tâm trên cao điểm Pratzen. Napoleon cho lực lượng đánh thẳng lên quả đồi này, cắt đôi đội hình địch, khiến quân Nga - Áo rơi vào tình thế hỗn loạn.
Bị cắt tuyến chi viện, phần lớn liên quân Nga - Áo phải đầu hàng, một số tàn quân tìm cách thoát thân qua hồ băng Satschan nhưng bị pháo binh Pháp bắn chặn đường rút. Phần lớn số lính này chết đuối do lớp băng trên mặt hồ bị vỡ vụn.
Liên minh Nga - Áo thảm bại trong trận chiến tưởng như không thể thua, trong khi Napoleon trở thành bậc thầy về nghệ thuật quân sự của châu Âu.
Theo VNE
Trận chiến 'cối xay thịt' trong Thế chiến thứ nhất Chiến tranh Thế giới thứ nhất đã gây ra bao tàn phá và đau thương, đồng thời để lại những trận đánh lớn về quy mô và nghệ thuật quân sự, đáng kể nhất là trận Verdun. Sau khi nước Đức không thể giành được chiến thắng trong năm 1914, Chiến tranh Thế giới thứ nhất nhanh chóng sa vào thế giằng co....