Hé lộ lý do Mỹ bất ngờ điều tàu chiến khổng lồ tới Syria
Mỹ đã điều tàu USS Kearsarge, một tàu tấn công đổ bộ đang được triển khai ở Địa Trung Hải, đi về phía Syria, tờ Wall Street Journal trích dẫn các quan chức quốc phòng giấu tên cho biết.
Con tàu khổng lồ lớp Wasp có khả năng chở hơn 1.800 binh sĩ và hàng chục xe bọc thép ở boong rộng 1.200m2, đã được điều tới Syriacùng các tàu khác của hải quân Mỹ nhằm hỗ trợ cho quá trình rút về nước.
Tàu chiến USS Kearsarge của Mỹ.
Lực lượng hải quân nêu trên sẽ còn có sự trợ lực của hàng trăm lính thủy đánh bộ Mỹ, cùng với máy bay trực thăng có vũ trang, nhằm bảo vệ quân đội khi họ rời khỏi Syria, theo các nguồn tin của Wall Street Journal.
“Chẳng có gì thay đổi. Chúng tôi không nhận lệnh từ Bolton”, một trong những quan chức cho biết, đề cập đến những thông tin trước đó cho rằng Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton đã thảo luận về kế hoạch giữ nguyên hiện diện của Mỹ ở Syria “để đối đầu với Iran” bất chấp lệnh của Tổng thống.
Trước đó, một quan chức Mỹ nói với hãng tin AFP rằng Lầu Năm Góc đã bắt đầu rút “các thiết bị quân sựkhông cần thiết” khỏi Syria, nhưng binh sĩ vẫn được triển khai ở đây.
Video đang HOT
Hôm 19/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ rút 2.000 lính Mỹ khỏi Syria, khẳng định nhiệm vụ đánh bại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã hoàn thành.
Quyết định của ông Trump đã bị chỉ trích bởi các nghị sĩ nước này, thậm chí khiến Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis phải từ chức. Brett McGurk, đặc phái viên của Tổng thống cho liên quân do Mỹ đứng đầu tại Syria, và Dana White, phát ngôn viên bộ Quốc phòng, cũng đã từ chức. Các quan chức Mỹ trong khi đó vẫn tiếp tục xung đột về thời gian rút quân.
Liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu đã phát động chiến dịch không kích ở Syria vào tháng 9/2014, tuyên bố mục tiêu nhằm đánh bại IS. Khi chiến dịch phát triển, Mỹ đã thiết lập một căn cứ ở miền Nam Syria, gần biên giới Jordan và Iraq, để đào tạo các lực lượng đối lập chống Chính phủ Syria.
Washington cũng triển khai lực lượng ở miền Bắc Syria, trong các khu vực do Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) kiểm soát – một lực lượng chủ yếu là người Kurd đang chiếm vùng Đông Bắc Syria.
Theo nguoduatin
Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Mỹ điều này để tiệu diệt IS ở Syria
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang yêu cầu Washington cung cấp hỗ trợ quân sự để họ gánh thay sứ mệnh tiêu diệt khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria sau khi Mỹ rút quân khỏi nước này.
Các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ áp sát biên giới với Syria.
Tờ Wall Street Journal dẫn lời các quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, những hỗ trợ quân sự mà Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu từ Washington bao gồm các cuộc không kích, vận tải và hậu cần.
Yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, Ankara sẽ tiếp quản cuộc chiến chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trong khu vực.
Sau khi điện đàm với Tổng thống Erdogan, ông Trump hôm 19.12 đã tuyên bố quyết định rút toàn bộ lực lượng Mỹ khỏi Syria và nhấn mạnh, các nước trong khu vực, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn có khả năng giải quyết ổn thỏa số khủng bố IS còn lại.
Quyết định đột ngột của ông Trump dấy lên quan ngại về sự hồi sinh của chủ nghĩa khủng bố đặc biệt là IS trong một giai đoạn quan trọng của cuộc chiến.
Tuy nhiên, ông Ibrahim Kalin, phát ngôn viên của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan hôm 24.12 mạnh mẽ bác bỏ những lo ngại rằng việc Mỹ rút quân sẽ cho phép IS trỗi dậy đồng thời khẳng định, cuộc chiến chống IS sẽ không bị gián đoạn hoặc dừng lại vì quyết định gây tranh cãi của ông Trump.
"Là một phần của liên minh toàn cầu nhằm đánh bại IS, chúng tôi muốn tuyên bố một lần nữa rằng chúng tôi sẽ không cho phép điều đó (IS trỗi dậy) xảy ra trên đất Syria, đất Iraq hay đất Thổ Nhĩ Kỳ", ông Kalin nói trong một cuộc họp báo.
Tuy nhiên, theo Foreign Policy, thực tế, Ankara chưa từng hoàn toàn "hết lòng hết dạ" với cuộc chiến chống IS. Thay vào đó, họ thích tập trung nguồn lực vào cuộc chiến chống lại người Kurd Syria - vốn bị Ankara xem là khủng bố vì có quan hệ với Đảng Công nhân người Kurd chống phá chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ trong lãnh thổ nước này trong suốt nhiều thập niên.
Theo Foreign Policy, thật khó để tin Thổ Nhĩ Kỳ có thể chống lại IS một cách hiệu quả. Phần lớn tàn quân IS đang tập trung ở những vùng đất cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ tới gần 500km.
Theo đó, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh địa phương gần như không thể tiếp cận các khu vực này để diệt IS một cách hiệu quả và kiểm soát hoàn toàn các vùng lãnh thổ này.
Hơn nữa, trên thực tế "kẻ thù của kẻ thù vẫn thường được coi là bạn", vì vậy Ankara thậm chí có thể xem IS là một phần của chiến lược chống lại người Kurd ở Syria.
Từ tất cả những yếu tố trên, Tổng thống Erdogan được cho là không hoàn toàn chân thành trong lời hứa sẽ tiêu diệt tàn quân IS sau khi Mỹ rút quân.
Thay vào đó, trong bối cảnh nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đang tập trung vào việc giúp đảng của ông có thêm quyền lực trong các cuộc bầu cử địa phương sắp tới, lời hứa diệt sạch IS ở Syria với Tổng thống Trump sẽ chỉ là một công cụ hữu ích để giúp ông củng cố danh tiếng như một nhà lãnh đạo và chỉ huy quân sự giỏi giang, quyết đoán và mạnh mẽ.
Theo Danviet
Trump suy nghĩ lại về chuyện rút quân khỏi Syria ngay lập tức? Một thượng nghị sĩ cao cấp của đảng Cộng hòa hôm 30.12 cho biết, Tổng thống Donald Trump đã hứa sẽ để quân Mỹ ở lại Syria cho tới khi hoàn thành việc tiêu diệt tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) chỉ vài ngày sau khi tuyên bố rút quân ngay lập tức. Tổng thống Mỹ Donald Trump...