Hé lộ loạt email mới khiến bà Clinton rắc rối
FBI lật lại vụ thư điện tử, bà Clinton gặp bất lợi, Trump có cơ hội bứt phá. Ngày 31/10 (theo giờ VN), Cơ quan Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã nhận lệnh điều tra các email mới được phát hiện liên quan tới máy chủ cá nhân của ứng viên Tổng thống Hillary Clinton. Động thái này khiến cho bà Clinton gặp nhiều bất lợi trong bối cảnh chỉ còn hơn 1 tuần nữa là đến ngày bầu cử Tổng thống (8/11).
Đệ nhất phu nhân Michelle Obama (trái) và bà Hillary Clinton trong cuộc vận động tranh cử tại bang North Carolina cuối tuần trước
Dấu vết từ máy tính của chồng trợ lý
Lệnh điều tra cho phép FBI tìm hiểu các thư điện tử (email) mới được phát hiện có liên quan tới vụ dùng máy tính cá nhân để xử lý việc công khi bà Clinton còn làm Ngoại trưởng Mỹ trước đó hay không. Trước đó, ngày 29/10, Giám đốc FBI James Comey gửi thư lên Quốc hội về việc điều tra trên, theo Reutes.
Video đang HOT
Loạt email mới của bà Clinton được phát hiện trong một chiếc máy tính xách tay mà trợ lý của bà là Huma Abedin đã sử dụng. Chiếc máy tính này của người chồng đã ly thân bà Huma Abedin – cựu thượng nghị sĩ Anthony Weiner. Tuy nhiên, chưa rõ chúng có liên quan tới công việc của bà này ở Bộ Ngoại giao hay không. Trước đó, cuộc điều tra vụ bê bối thư điện tử của bà Clinton đã khép lại hồi tháng 7, khi không tìm ra bằng chứng việc bà đã sử dụng email cá nhân để trao đổi các thông tin mật.
Bà Hillary Clinton đã chỉ trích quyết định của FBI và cho rằng, đây là động thái chưa từng có tiền lệ và rất đáng lo ngại. “Thật kỳ lạ khi FBI đưa ra tuyên bố như vậy mà không có thông tin rõ ràng ngay trước cuộc bầu cử”, bà Clinton nói và tỏ ra tự tin khi cho rằng, cuộc điều tra của FBI sẽ không thay đổi kết luận mà cơ quan này đưa ra hồi tháng 7 vừa qua.
Nhóm vận động tranh cử của bà Clinton thậm chí còn nhận định việc FBI mở lại cuộc điều tra vụ bê bối thư điện tử có thể là hành động “mang động cơ chính trị” bởi bức thư của Giám đốc FBI James Comey trước đó chỉ được gửi cho các Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa.
Thượng Nghị sĩ Đảng Dân chủ Harry Reid chỉ trích Giám đốc FBI James Comey về vụ việc trên, đồng thời cho rằng, đây có thể coi là một hành động “vi phạm pháp luật”. Ông Reid cho rằng, hành động của ông Comey “mang tính đảng phái” và cáo buộc FBI đã vi phạm đạo luật Hatch, cấm FBI gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, họ không nhận được bất cứ thông báo nào của FBI về việc mở lại cuộc điều tra liên quan tới vụ bê bối email cá nhân khi bà Clinton còn đương chức Ngoại trưởng. Nhà Trắng cũng xác nhận, không nhận được bất cứ thông báo nào của FBI về việc mở lại cuộc điều tra. Người phát ngôn Nhà Trắng Eric Schultz khẳng định, cuộc điều tra của FBI sẽ không ảnh hưởng tới sự ủng hộ của Tổng thống Obama đối với bà Clinton.
Cơ hội cho Donald Trump
Việc FBI mở lại cuộc điều tra email cá nhân khiến cho đối thủ của bà Clinton – ứng cử viên Donald Trump lại có cái cớ để chỉ trích. Ông Trump “đánh giá cao” quyết định mở lại cuộc điều tra của FBI, đồng thời tuyên bố bà Clinton không đủ tư cách tham gia cuộc bầu cử Tổng thống khi sử dụng email cá nhân cho công việc trong thời gian giữ cương vị Ngoại trưởng Mỹ.
Những thông tin về vụ bê bối thư điện tử của bà Clinton cũng được cho là đã khiến tỷ lệ ủng hộ bà sụt giảm trong các cuộc thăm dò. Theo kết quả thăm dò của kênh BBC cập nhật đến ngày 31/10, tỷ lệ ủng hộ bà Clinton là 49% trong khi tỷ lệ ủng hộ ông Trump là 46%. Tuy nhiên, khảo sát mới nhất của Los Angeles Times lại cho thấy, Donald Trump đã vượt lên dẫn trước bà Clinton, cụ thể 46% người được hỏi sẵn sàng bỏ phiếu cho ông Trump và 44% ủng hộ bà Clinton. Một cuộc thăm dò khác của ABC/Washington Post cho biết, tỷ lệ này là 46% – 45% và khoảng hơn 33% cho biết, những chi tiết mới trong vụ bê bối email khiến họ giảm sự ủng hộ với bà Clinton.
Trước đó, cuối tuần trước, đương kim Phó tổng thống Joe Biden tuyên bố, không muốn làm việc dưới chính quyền Clinton nếu bà này chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 8/11. “Tôi sẽ làm mọi thứ có thể để giúp bà Hillary nếu bà thắng cử, nhưng tôi không muốn lưu lại trong chính quyền,” ông Biden nói. Tờ Politico từng đưa tin, chiến dịch tranh cử của bà Clinton tính đến việc mời ông Biden làm Ngoại trưởng nếu đắc cử Tổng thống.
(Theo Báo Giao Thông)
Cựu ngoại trưởng đảng Cộng hòa sẽ bầu cho bà Clinton
Do nhiều người cho biết sẽ không bầu cho Donald Trump, trang Politico đưa tin các nghị sĩ đảng Cộng hòa đang áp dụng chiến lược mới là tập trung chiếm đa số ở Thượng viện và Hạ viện để tạo thế đối trọng với tân Tổng thống Hillary Clinton.
Tình hình tương tự xảy ra cách đây 20 năm. Đảng Cộng hòa nhận thấy ứng cử viên Bob Dole khó bề chiến thắng tổng thống mãn nhiệm Bill Clinton nên tập trung kiểm soát Quốc hội và đã thành công. Khác với lần trước, lần này do quan hệ giữa Trump với đảng Cộng hòa không mấy suôn sẻ nên các nghị sĩ đảng Cộng hòa giữ khoảng cách với Trump.
Trong khi đó, phát biểu tại Long Island ngày 26-10, cựu Ngoại trưởng Colin Powell (ảnh) thuộc đảng Cộng hòa nhưng lại tuyên bố sẽ bỏ phiếu cho bà Hillary Clinton.
Trả lời báo Newsday, ông nhận xét: "Ngày nào ông ta cũng sỉ nhục Mỹ ít nhất một lần. Ông ấy sỉ nhục người Mỹ gốc La tinh. Ông ấy sỉ nhục người Mỹ gốc Phi. Ông ấy sỉ nhục phụ nữ. Ông ấy sỉ nhục đảng của mình. Ông ấy sỉ nhục các đồng minh của chúng ta trên khắp thế giới. Ông ấy sỉ nhục cả cựu chiến binh". Ông gọi bà Hillary Clinton là bạn già và khen ngợi: "Bà ấy thông minh, bà ấy có đầy đủ khả năng. Bà ấy đã từng là một ngoại trưởng giỏi".
Theo nghiên cứu của Media Research Center, 91% chương trình do ba kênh truyền hình ABC, CBS và NBC thực hiện từ ngày 29-7 đến 20-10 không có lợi cho Donald Trump. Các kênh này dành 440 phút nói bất lợi cho Trump trong khi chỉ có 185 phút bất lợi cho bà Clinton.
(Theo Pháp Luật)
Cuộc chiến sinh tử của Clinton và Trump tại các bang chiến trường Cả ông Trump và bà Clinton đang ráo riết vận động tại các bang chiến trường, nơi hứa hẹn một sự đối đầu kịch tính đến phút chót trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Ngày 8/11 tới, hơn 120 triệu cử tri Mỹ sẽ tham gia cuộc bỏ phiếu quyết định xem ai trong hai ứng viên là Hillary Clionton của đảng Dân...