Hé lộ “kho báu” 140 chiến đấu cơ từ Thế chiến II tại Myanmar
Chính phủ Myanmar và đối tác ở Anh vừa ký thỏa thuận “khai quật” tới 140 chiến đấu cơ Spitfires từng cho Anh thế “thượng phong” trên bầu trời, bị chôn vùi “nguyên đai nguyên kiện” ở Myanmar sau Thế chiến II.
Một chiếc chiến đấu cơ Spitfires của Anh năm 1938
Con số 140 lớn gấp 3-4 lần số máy bay cùng loại hiện còn bay được trên khắp thế giới.
Hoạt động sơ tán trước đã diễn ra vào đầu tuần này khi chính phủ Myanmar ký thỏa thuận với một nhà đam mê máy bay người Anh David J. Cundall và một đối tác địa phương. Cundall, nông dân và doanh nhân, đầu năm nay tuyên bố ông đã xác định được vị trí 20 chiếc máy bay, từng nổi tiếng đã giúp Không quân Hoàng gia Anh giành thế thượng phong trên bầu trời trong Trận chiến Anh.
Video đang HOT
Tuy nhiên vào thứ năm vừa qua, một giáo sư địa lý về hưu của Myanmar, người muốn thực hiện hoạt động khai quật từ năm 1999, cho biết khoảng 140 chiếc Spitfires được chôn vùi ở nhiều địa điểm khác nhau khắp quốc gia Đông Nam Á này. Myanmar là thuộc địa của Anh cho đến tận năm 1948.
Soe Thein cho biết người Anh đã mang những kiện máy bay Spitfires tớiMyanmar vào cuối Thế chiến II, nhưng không bao giờ dùng chúng khi người Nhật đầu hàng vào năm 1945. Chiến đấu cơ phiên bản 1 chỗ ngồi này dài 9,14m và có sải cánh 11,3m.
Quân đội Mỹ đã chịu trách nhiệm chôn các máy bay này sau khi lực lượng Anh quyết định vứt bỏ chúng, ông Thein cho biết thêm. Cũng theo ông, Cundall đã phỏng vấn ít nhất 1.000 cựu binh, mà hầu hết là người Mỹ, nhằm thu thập thông tin về số phận của những máy bay.
Theo Thein, năm 1999, giới chức trách đã bắt đầu tìm kiếm “kho báu” bằng từ kế và radar mặt đất song gặp muôn vàn khó khăn. Chỉ trong những năm gần đây khi có công nghệ đủ tiên tiến, họ mới chắc chắn hơn về phát hiện của mình.
Soe Thein hé lộ mỗi máy bay được giữ trong kiện hàng dài khoảng 12,2m, cao 3,4m và rộng 2,7m.
Theo hợp đồng kéo dài 2 năm, dự kiến giai đoạn đầu tiên sẽ “khai quật” 60 chiếc máy bay 36 chiếc ở Mingaladon, gần căn cứ không quân và sân bay quốc tế Yangon hiện nay 18 chiếc ở Myitkyina, bang Kachin, miền bắc và 6 chiếc ở Meikthila. Những chiếc khác sẽ được khai quật trong giai đoạn hai.
Chính phủ Myanmar sẽ giữ lại một chiếc để trưng bày ở bảo tàng, cũng như một nửa trong tổng số máy bay còn lại. DJC, công ty tư nhân do Cundall đứng đầu, sẽ nhận 30% tổng số máy bay và công ty đối tác Myanmar, Shwe Taung Paw, được chia 20%.
Thủ tướng Anh David Cameron đã mở đường cho thỏa thuận trên khi ông công du Myanmar hồi tháng 4 vừa qua.
Sứ quán Anh hôm thứ tư vừa qua ca ngợi thỏa thuận là cơ hội để làm việc với chính phủ cải cách mới của Myanmar.
“Phải mất 16 năm để David Cundal xác định được vị trí của các máy bay bị chôn vùi. Chúng tôi ước tính có ít nhất 60 chiếc Spitfires bị chôn vùi và vẫn ở trong tình trạng tốt”, Htoo Htoo Zaw, giám đốc của of Shwe Taung Paw cho hay. “Chúng tôi muốn mọi người thấy những chiến đấu cơ lịch sử này và việc khai quật sẽ củng cố hơn nữa mối quan hệ Myanmar -Anh”.
Theo Dantri
Myanmar ký cam kết chấm dứt sử dụng lính trẻ em
Trung tâm thông tin của Liên hợp quốc tại Yangon (Myanmar) cho biết sau nhiều năm đàm phán, Chính phủ Myanmar và Liên hợp quốc ngày 27/6 đã ký một kế hoạch hành động về việc chấm dứt sử dụng trẻ em trong các lực lượng vũ trang nước này.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Kế hoạch trên được các đại diện hai bên ký kết ở thủ đô Naypyitaw với sự chứng kiến của đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách vấn đề trẻ em và xung đột vũ trang, Radhika Coomaraswamy.Kế hoạch đề ra những việc làm cụ thể để bảo đảm các binh sỹ trẻ em rời khỏi các lực lượng vũ trang ở Myanmar và ngăn cấm tuyển dụng trẻ em tham gia lực lượng vũ trang.
Đại diện của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Ramesh Shrestha, đã hoan nghênh việc ký kết chương trình nêu trên, đồng thời nhấn mạnh "giờ đây bắt đầu công việc quan trọng nhất là đảm bảo trẻ em rời khỏi các lực lượng vũ trang Myanmar càng sớm càng tốt, trở về với gia đình và cộng đồng, được hỗ trợ để bảo đảm cuộc sống và được học tập."
Việc đàm phán về chương trình hành động nêu trên được tiến hành theo Nghị quyết 1612 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, theo đó năm 2005 thành lập một cơ chế giám sát và báo cáo do Liên hợp quốc chỉ đạo nhằm tường trình về tình hình xung đột vũ trang ở Myanmar liên quan đến binh sỹ trẻ em.
Báo cáo thường niên mới đây nhất gửi lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tường trình việc tám phe phái ở Myanmar có các hoạt động tuyển mộ và sử dụng trẻ em vào mục đích quân sự trong nhiều năm qua, trong đó hầu hết là các lực lượng phiến quân thuộc các sắc tộc thiểu số đấu tranh đòi quyền tự trị lớn hơn hoặc độc lập.
Liên hợp quốc cho rằng các chương trình giải ngũ và tái hội nhập cộng đồng đối với lính trẻ em là nhân tố quan trọng bảo đảm nền hòa bình lâu dài và an ninh của Myanmar. UNICEF xác định "lính trẻ em" là trẻ dưới 18 tuổi tham gia bất cứ lực lượng vũ trang chính quy hay không chính quy hoặc nhóm vũ trang dưới bất kỳ hình thức nào, bất kể có cầm vũ khí hay không./.
Theo TTXVN