Hé lộ ‘hợp đồng nô lệ’ trong showbiz Việt
Bản hợp đồng giữa bầu sô và các nghệ sĩ trẻ trong showbiz Việt là cuộc chiến không hồi kết, một khi mối quan hệ của hai bên đi tới chỗ “cơm không lành, canh không ngọt”.
Sơn Tùng M-TP tiếp tục gây bão mạng khi liên tục bị dư luận mô xẻ từ câu chuyện đạo beat Chắc ai đó sẽ về đến nghi án tự động phá bỏ hợp đồng với công ty chủ quản VP. Theo sau đó là hàng loạt hội thảo, họp kín, công văn ngăn chặn từ chính người trong cuộc. Phải nói áp lực quá lớn đang phủ xuống đầu một nghệ sĩ trẻ tuổi đôi mươi.
Trên trang cá nhân, nam ca sĩ vẫn chứng tỏ được bản lĩnh khi xác nhận show, hẹn hò người hâm mộ với nhiều ý tưởng trình diễn táo bạo, bất chấp scandal đang bủa vây khắp nơi.
Sơn Tùng M-TP đang vướng mắc với công ty quản lý cũ.
“Tức nước sẽ vỡ bờ”
Vì đâu một hiện tượng âm nhạc Việt bị mang ra mổ xẻ, ném đá tơi bời? Hợp đồng ca sĩ – quản lý vốn đã lụi tàn kể từ khi trình truyền hình thực tế đổ bộ vào truyền hình Việt, nay tiếp tục lấm lem bởi chính người trong cuộc. Thói quen tìm mọi cách đổ vấy điều tiếng cho nhau thay vì tìm cách “ngồi lại” để tìm giải pháp phù hợp, khiến dư luận dậy sóng.
Có thể nói những ràng buộc hợp đồng ca sĩ với công ty chủ quản, dù có chặt chẽ đến đâu, vẫn dễ dàng bị phá bỏ nếu một trong hai bên bị thua thiệt hay vượt mặt nhau. Trong khi đó, sự phát triển liên tục của các show truyền hình thực tế đã có thể biến các bạn trẻ phút chốc thành sao đồng thời đẩy các công ty chuyên về đào tạo âm nhạc vào thế làm ăn bết bát.
Một số đơn vị đã phá sản, nhưng cũng có một số ít hoạt động cầm chừng, chủ yếu tập trung tại TP.HCM do có sự hậu thuẫn tốt về chuyên môn của các ca – nhạc sĩ nổi tiếng như: TĐ, HT, ĐT, QH, TB. Đây cũng là các nghệ sĩ thường chạy sô làm giám khảo cho các chương trình truyền hình thực tế, phần nào tạo được hiệu quả PR cho công việc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thời gian gần đây, hàng loạt công văn ngăn chặn từ đơn vị quản lý của ca sĩ Sơn Tùng MTP đã khiến nhiều ca sĩ trẻ trong giới cảm thấy e ngại. Không chỉ liên quan đến vấn đề pháp lý, bản chất công việc bị xử lý theo đúng cam kết khi bắt đầu, nhiều nghệ sĩ còn cho rằng việc “cơm không lành canh không ngọt” khiến người trong cuộc tung bằng chứng trước truyền thông, gây phản cảm và tạo tiền lệ xấu làm ảnh hưởng đến cả đôi bên.
Thế nhưng, như lời của một ca sĩ thì “tức nước sẽ vỡ bờ”. Đây cũng là bài học cho các nghệ sĩ trẻ trước khi đồng ý tham gia đầu quân cho bất cứ công ty nào. Họ cần tuân thủ, suy nghĩ kỹ trước khi đặt bút ký, nếu không muốn gây bão dư luận.
Đụng chuyện mới tá hỏa… nội quy
Trưởng thành từ cuộc thi ca hát chuyên nghiệp, lại được đào tạo bài bản, T.L không khó để được công ty A mời chào đầu quân. Qua vài vòng thảo luận, đại diện đơn vị này chốt lại mô hình góp vốn 50/50, để thay đổi hình ảnh, mẫu bài, thực hiện chiến lược PR cho nam ca sĩ. Thế nhưng với kiểu góp vốn này, được đơn vị đại diện thảo luận lợi nhuận chia đôi là một thiệt thòi. Nên T.L đã quyết định “chỉ làm bạn” sau một thời gian dài cân nhắc.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp do nóng vội, gia đình ca sĩ trẻ CK đã quyết định kí vào hợp đồng với công ty chủ quản Q. Khi trở thành người nhà, giọng ca trẻ xuất thân từ chương trình ca hát trên HTV này mới té ngửa bởi hàng tá điều khoản nghiêm ngặt. Theo như người trong cuộc, việc họ siết nội quy đến mức độ nào tuỳ theo độ nghe lời của nghệ sĩ.
Đã có trường hợp, nghệ sĩ phải biến mất khỏi showbiz vì vướng cam kết với đơn vị chủ quản, bị đơn vị chủ quản “trừng phạt” do nghi án bắt show ngoài, đành phải ở ẩn. Tuy nhiên, không phải ở ẩn là yên thân. Nhiều nghệ sĩ trẻ vẫn phải đến công ty mỗi ngày theo thời gian quy định. Ca sĩ K than vãn phải đến công ty mỗi ngày, sự nghiệp bị gián đoạn nhưng lỡ vướng hợp đồng nên đành chấp nhận.
K cho biết việc bị công ty “dìm” đã kéo dài lâu nay nhưng vẫn không có phương án gỡ bỏ. Đến công ty ngồi đến lúc hết hợp đồng mới thôi là một sự trừng phạt đáng sợ với những nghệ sĩ trẻ.
Theo Đinh Quý Anh/VietNamNet
Sự cố mất điện sân bay: Chờ thanh lọc cán bộ yếu kém
Dư luận đang trông chờ vào kết quả điều tra của các bên liên quan về sự cố hy hữu nhưng đặc biệt nghiêm trọng xảy ra hôm 20/11 vừa qua khi sân bay Tân Sơn Nhất bị mất kiểm soát hoàn toàn trong khoảng 1 giờ đồng hồ.
Khi chưa có kết quả chính thức, một số chuyên gia cho rằng, đó không phải là sự cố bình thường. Dù vậy, dư luận đang chờ vào những cuộc thanh lọc các cán bộ yếu kém của ngành hàng không bấy lâu nay.
Mất kiểm soát không lưu là điều đặc biệt nguy hiểm.
Không phải sự cố kỹ thuật
Liên quan tới sự cố mất điện, trao đổi riêng với PV, TS. Nguyễn Bách Phúc, Viện trưởng viện Điện - điện tử - Tin học kiêm chủ tịch hội Tư vấn Khoa học công nghệ và Quản lý TP.HCM cho rằng, không thể có chuyện do sự cố kỹ thuật. Bởi trên thực tế, tại những nơi quan trọng như trung tâm điều khiển không lưu thì người ta đã tính toán và chuẩn bị cho mọi trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Do đó, ở đây phải có tới bốn nguồn điện, chứ không phải là ba nguồn.
Vì hệ thống điện tại đây được thiết kế với ít nhất bốn nguồn điện dự phòng gồm: Hai nguồn là nguồn điện lưới, một nguồn là máy phát và một nguồn là thiết bị tích điện UPS. Khi một nguồn bị mất thì một trong ba nguồn còn lại sẽ được kích hoạt tự động. Hệ thống dự phòng này là do các chuyên gia về cung cấp điện làm và cũng không thể làm khác so với nguyên lý chung được.
Nếu đúng như TS. Phúc phân tích thì sự cố ở Trung tâm Kiểm soát bay đường dài Hồ Chí Minh là không bình thường. Lúc này, vấn đề mà dư luận quan tâm chính là việc tìm ra nguyên nhân và phải có người chịu trách nhiệm về sự cố này. Theo ông Đinh Việt Thắng, Tổng Giám đốc Tổng công ty Quản lý Bay Việt Nam thì sự cố mất điện tại Trung tâm kiểm soát bay đường dài Hồ Chí Minh bước đầu là do lỗi chủ quan của kíp trực.
Đến nay, Tổng Giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã ra quyết định đình chỉ công tác với ông Trần Công, Phó Giám đốc phụ trách Kỹ thuật, Công ty Quản lý Bay miền Nam; ông Lê Văn Tính, Trưởng Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật, Công ty Quản lý Bay miền Nam và ông Nguyễn Quốc Phú, Phó trưởng trung tâm Bảo đảm kỹ thuật, Công ty Quản lý Bay miền Nam.
Trước đó, Giám đốc công ty Quản lý Bay miền Nam cũng đã quyết định đình chỉ công tác trong thời gian 15 ngày để phục vụ việc điều tra sự cố đối với ông Lê Trí Tình, Kíp trưởng và ông Phạm Văn Dũng, nhân viên kíp trực điện nguồn thuộc đội bảo đảm môi trường kỹ thuật, Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật, công ty Quản lý Bay miền Nam.
Rà soát nhân sự
Liên quan tới sự cố này và hàng loạt sự cố hàng không trước đây, người đứng đầu ngành giao thông đã chỉ đạo thành lập hội đồng đánh giá lại toàn bộ cán bộ công nhân viên Tổng công ty Quản lý Bay Việt Nam. Tuyên bố này đã nhận được sự đồng tình của người dân. Bà Nguyễn Thị Hải An, một trong nhiều người phải thấp thỏm hôm 20/11 do chờ người thân tại phi trường Tân Sơn Nhất chia sẻ, hôm đó tôi và rất nhiều người khác chỉ biết là máy bay bị trễ chuyến, chứ hoàn toàn không có một thông tin nào khác.
Cũng theo bà An thì đến khi biết được sự cố mất điện, mất sự kiểm soát không lưu thì bản thân bà và gia đình đã hết sức choáng váng. Thế nên, ngoài chuyện làm rõ trách nhiệm của những người, đơn vị liên quan thì cũng cần phải đánh giá lại toàn bộ ngành hàng không. Vì thời gian qua, liên tiếp để các vụ việc xảy ra. Đó phần lớn đều do con người mà ra cả.
Đồng quan điểm, ông Dương Chí Thành, Giám đốc Công ty TNHH TM-DV Đầu tư phát triển Dương Thành cũng cho rằng, không thể để tái diễn một sự cố tương tự nào như việc mất kiểm soát ở trung tâm điều khiển không lưu hay hai máy bay suýt đụng nhau được. Bởi, ai cũng hiểu rằng, nếu xảy ra những tình huống xấu thì hậu quả là khôn lường. Muốn làm được điều này, đồng thời tạo sự an tâm cho hành khách, giữ được niềm tin và hình ảnh quốc gia thì yếu tố con người là quan trọng nhất.
Bởi, ông Thành cho rằng, dù máy móc, trang thiết bị có đầy đủ cỡ nào, hiện đại đến mức nào đi chăng nữa nhưng không có có người phù hợp, biết vận hành, thao tác tốt và có đạo đức nghề nghiệp thì cũng bằng không. Thế nên, chuyện ông Bộ trưởng cho rà soát lại nhân sự của tổng công ty Quản lý Bay là chuyện nên và đáng làm. Lẽ ra việc này phải tiến hành thường xuyên, có thể làm định kỳ một năm, hai năm một lần, chứ không phải bây giờ xảy ra sự cố mới làm. Dù vậy, làm vẫn còn hơn là để nguyên như vậy.
Trên thực tế thì con số nhân viên có năng lực yếu của Tổng công ty Quản lý Bay Việt Nam không phải là ít. Theo báo cáo của đơn vị này thì có khoảng 40% nhân viên không lưu hiện có tỷ lệ tay nghề trung bình và yếu. Trong đó, có 8% là năng lực yếu, 31% có trình độ tiếng Anh chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Khi những con số này được công bố đã khiến nhiều người không khỏi giật mình.
Hoá ra, lâu nay họ đã nhiều lần đánh cược và trao tính mạng của mình cho sự yếu kém của một số nhân viên ngành hàng không. Vấn đề khiến dư luận thắc mắc. Khâu tuyển chọn vào các vị trí của ngành hàng không được ví "khó như lên trời". Vậy mà không hiểu tại sao những nhân viên yếu kiến thức, thiếu về năng lực lại được tuyển dụng dễ dàng? Câu trả lời dành cho những người có trọng trách ở ngành hàng không!
Chuyện chưa từng xảy ra
TS. Nguyễn Bách phúc cho rằng, không hiểu sao một sự cố mất điện đơn giản như vậy lại kéo dài trong một khoảng thời gian dài (khoảng 1 giờ đồng hồ). Trong hơn 50 năm công tác, ông cũng chưa thấy trường hợp nào xảy ra như sự cố tại trung tâm kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất vừa qua.
Theo Người Đưa Tin
Đêm biểu diễn của Sơn Tùng M-TP bị thanh tra lập biên bản Giọng ca sinh năm 1994 bị công ty quản lý gửi văn bản cấm diễn tuy nhiên vẫn tham gia đêm nhạc 22/11 tại Bình Dương bằng những ca khúc thuộc quyền sở hữu của Văn Production. Tối 22/11 Sơn Tùng được mời diễn trong chương trình ca nhạc do một nhãn hàng tổ chức. Đây là show diễn do anh và nhãn...