Hé lộ hình ảnh cặp đôi “lính chì dũng cảm” hạnh phúc bên con trong phòng sinh, ai nhìn thấy cũng phải thả tim chúc mừng
Sau 9 tháng 10 ngày mong ngóng, cặp đôi chỉ có 2 chân Lệ Thu – Ngọc Bảo đã hạnh phúc đón con yêu chào đời và nhận được hàng ngàn lời chúc từ cộng đồng mạng.
Hành trình đi sinh kỳ lạ xưa nay hiếm!
Một chiều đầu đông, đường phố Hà Nội vừa thoát khỏi nhớp nháp của hai ngày mưa dầm liên tiếp, những tia nắng dịu dàng làm cho bầu trời trong xanh hơn, đó cũng là khi người ta bắt gặp vợ chồng “lính chì dũng cảm” Lệ Thu – Ngọc Bảo đưa nhau đi đẻ.
Đến bệnh viện, đi đẻ đâu chỉ có mỗi vợ chồng Thu – Bảo, thế nhưng mọi ánh nhìn vẫn đổ dồn về phía ấy. Lần này, chẳng phải ở sự khác biệt của đôi chân mà chính là cảnh tượng vợ chở chồng đi đẻ kỳ lạ xưa nay hiếm thấy.
Cảnh tượng vợ chở chồng đi đẻ xưa nay hiếm (Facebook nhân vật)
Trên chiếc xe máy bốn bánh quen thuộc, mẹ bầu Lệ Thu cầm lái, phía sau anh chồng 9x Ngọc Bảo tay ôm làn. Cả hai cùng nói cười vui vẻ như thể đang trong một cuộc dạo chơi vậy. Nếu không có chiếc làn huyền thoại kia khó ai đoán được rằng họ đang đi đẻ, khó ai tin nổi người phụ nữ ấy chuẩn bị phải đối mặt với những dao kéo và nỗi đau xé mình.
Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả những gì xúc cảm và kỳ lạ nhất trong hành trình đi sinh của vợ chồng “lính chì dũng cảm”. Điều đọng lại hơn cả chính là từng cử chỉ dịu dàng, yêu thương mà Bảo dành cho Thu suốt từ khu chờ sinh tới khi bước vào phòng mổ.
Dù có giỏi đếm cỡ nào, bạn cũng sẽ chẳng đếm đúng được số lần Bảo nắm tay, xoa bụng, nhìn trìu mến, đùa vui để vợ bớt run. Tất nhiên, có nhiều người chồng trong thời khắc vượt cạn của vợ cũng cư xử như thế nhưng vẫn có một thứ gì đó thật đặc biệt, thật truyền lửa!
Video đang HOT
Những cử chỉ ngọt ngào của Bảo dành cho vợ dễ khiến người ta liên tưởng tới một người chồng thấu hiểu, một ông bố tuyệt vời
May mắn được ngồi kề bên, nắm tay vợ suốt ca mổ, có lẽ vì thế mà Bảo càng cảm thông với những hy sinh của người bạn đời và thêm nghẹn ngào giây phút con cất tiếng khóc chào đời, được ôm con vào lòng sau bao ngày mong ngóng. Một bé trai kháu khỉnh nặng 3,1kg khỏe mạnh mang trọn nét đẹp của bố mẹ. Mọi lo lắng được hóa giải, hạnh phúc nhân lên gấp bội khi cả nhà bên nhau trong khoảnh khắc thiêng liêng đầu tiên ấy.
Bật mí về bác sĩ mổ đẻ cho mẹ bầu Lệ Thu
Con đến như một món quà đầy bất ngờ khi cả hai về chung một nhà chưa lâu, Lệ Thu hoàn toàn không có sự chuẩn bị nào cả. Thế nhưng làm mẹ vốn là một bản năng, vì con Thu sẵn sàng xếp chiếc chân giả “bạn đồng hành” vào góc nhà để con trong bụng được thoải mái, từ một người ưa hoạt náo trở nên nhẹ nhàng và để ý ăn uống từng chút một…
Lo lắng những khiếm khuyết của hai vợ chồng ảnh hưởng tới con nên Thu – Bảo đã dành nhiều thời gian tìm hiểu về bác sĩ, bệnh viện sinh từ sớm. Được biết nơi mà hai vợ chồng chọn là Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông (số 09, Phố Viên, Cổ Nhuế), sau khá nhiều cân đo đong đếm.
Con được đỡ đầu bởi bác sĩ giỏi, cả nhà được bên nhau trong giây phút con cất tiếng khóc đầu tiên, đối với mẹ Lệ Thu chính là hạnh phúc trọn vẹn nhất
“Bệnh viện có khuôn viên rộng như một khu vườn cổ tích, rất nhiều cây xanh, hoa và trái nữa. Lối đi, chỗ để xe đều rộng thênh thang, không khí trong lành rất thích. Ngoài ra, phòng ở sau sinh cũng đẹp, bác sĩ y tá nhẹ nhàng, mình tìm hiểu thấy dịch vụ trước sinh, sau sinh ở đây được nhiều chị em khen. Nhưng để an tâm đi tới quyết định cuối cùng vẫn là do mình tin tưởng bởi ở đây có các bác sĩ giỏi.”, mẹ “lính chì” 9x chia sẻ.
Bác sĩ trực tiếp mổ đẻ cho Thu được bật mí là bác sĩ Nguyễn Huy Bạo (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội) – người thầy thuốc nhân dân được hàng triệu mẹ bầu khắp cả nước tin yêu. Đối với cặp đôi “lính chì dũng cảm” mà nói đây thực sự là một điều may mắn. Thêm một đôi chân “thiên thần” và những tiếng nói cười trẻ thơ, chắc chắn những yêu thương diệu kỳ sẽ tiếp tục được lan tỏa từ mái ấm nhỏ xinh này.
Để biết thông tin chi tiết và theo dõi thêm những câu chuyện “vượt cạn” đầy cảm xúc của các mẹ bầu tại Bệnh viện Phương Đông, vui lòng liên hệ 1900 1806.
Sinh viên y khoa Nhật Bản "chật vật" với lớp đào tạo lâm sàng
Do Covid-19, nhiều trường y tại Nhật Bản không thể đào tạo trực tiếp. Do đó, không ít sinh viên lo rằng, họ không đủ kinh nghiệm sau khi tốt nghiệp.
Một sinh viên y khoa tại Trường Đại học Nagoya kiểm tra lịch trình đào tạo và báo cáo bài tập trực tuyến.
Vào giữa tháng 4, có 87 sinh viên y khoa năm thứ hai tại Trường Đại học Y khoa Fujita ở Toyoake, tỉnh Aichi, đệ đơn kêu gọi nhà trường tổ chức các lớp đào tạo giải phẫu.
Thời điểm đó, trường đại học đã đóng cửa sau khi chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp do Covid-19. Quyết định đóng cửa đã dẫn đến việc hủy bỏ các lớp học giải phẫu. Đây là lớp học cho phép sinh viên nghiên cứu cơ thể được hiến tặng của bệnh nhân và hiểu về cách cơ thể hoạt động.
Hitomi Nakamura (20 tuổi), người biên soạn bản kiến nghị, cho biết: "Chúng tôi tin rằng, các lớp học này là điều cần thiết để trở thành bác sĩ giỏi".
Từ tháng 5 đến tháng 7, nhà trường đã quyết định đáp ứng yêu cầu của sinh viên và tổ chức các lớp đào tạo giải phẫu, sau khi tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ.
Trước bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều trường đại học Nhật Bản đã chuyển sang giảng dạy trực tuyến. Tuy nhiên, khoa y của các trường đại học đang gặp khó khăn trong việc tổ chức lớp giải phẫu và khóa đào tạo tại chỗ khác.
Không ít sinh viên y khoa bày tỏ lo ngại rằng, liệu họ có đủ tiêu chuẩn để làm bác sĩ nếu không đủ kinh nghiệm hay không. Để trở thành bác sĩ, sinh viên cần đạt được các tín chỉ cần thiết trong 6 năm đại học và vượt qua kỳ thi quốc gia dành cho bác sĩ y khoa.
Thông thường, sinh viên y khoa phải trải qua trung bình 2.000 giờ thực hành lâm sàng từ nửa cuối năm học thứ 4 đến nửa đầu năm thứ 6. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch bùng phát, nhiều trường đại học đã chuyển một phần lớp đào tạo tại chỗ sang bài tập mô phỏng và báo cáo trực tuyến.
Trường Đại học Y khoa Fujita vẫn tiếp tục đào tạo trực tiếp cho sinh viên, tiến hành phân vùng tại bệnh viện để người học không tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19. Trường đại học cũng hạn chế nghiêm ngặt việc sinh viên ra ngoài ăn uống hoặc đi du lịch tới các tỉnh khác.
"Sinh viên y khoa bắt đầu giống như bác sĩ sau khi trải qua hàng loạt khóa đào tạo lâm sàng. Họ có thể học được nhiều điều từ mặt trận y tế ngày nay, nhằm đối phó với căn bệnh truyền nhiễm bằng tất cả sức lực của mình", Nakao Iwata - Trưởng khoa Y của Trường Đại học Y khoa Fujita, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo tại chỗ.
Trong khi đó, Trường Đại học Nagoya đã ngừng đào tạo lâm sàng kể từ tháng 3, sau khi cân nhắc các nguy cơ lây nhiễm tại bệnh viện. Thay vào đó, các sinh viên y khoa tại trường tổ chức cuộc thảo luận với giáo viên thông qua Zoom và sau đó gửi báo cáo.
Trong thời gian này, mỗi ngày, các giáo viên sẽ tổ chức cuộc họp với đại diện sinh viên của từng lớp. Họ thảo luận về các biện pháp phòng chống lây nhiễm, nhằm giảm bớt lo lắng của người học. Trường đại học dần tiếp tục đào tạo lâm sàng kể từ giữa tháng 6, khi làn sóng Covid-19 đầu tiên lắng xuống.
Takahiro Ichino (24 tuổi) - một sinh viên năm thứ 5 tham dự cuộc họp, cho biết: "Chúng tôi đánh giá cao việc trường đại học đã tạo cơ hội để lắng nghe sinh viên".
Tuy nhiên, nam sinh này cũng bày tỏ lo ngại rằng, có một số ngành mà mình không có cơ hội được đào tạo.
"Tôi chắc chắn rằng, có những sinh viên đã suy nghĩ về việc chọn một lĩnh vực chuyên sâu sau khi được đào tạo đa khoa. Tôi hy vọng trường đại học sẽ thực hiện các biện pháp để mọi người không nói rằng, các bác sĩ thuộc thế hệ "Covid-19" là vô dụng", Ichino chia sẻ.
Chính phủ Nhật Bản yêu cầu các trường đại học tổ chức giảng dạy từ xa nếu không thể đào tạo lâm sàng tại chỗ trong bối cảnh đại dịch. Sinh viên đạt các tín chỉ theo yêu cầu của trường đại học sẽ được phép tham dự kỳ thi quốc gia dành cho người hành nghề y. Tuy nhiên, một vấn đề khiến nhiều người băn khoăn là, làm thế nào để bù đắp cho sinh viên những cơ hội đã mất trong việc đào tạo lâm sàng.
Nam sinh 10 năm cõng bạn được miễn học phí ở ĐH Y Dược Thái Bình, vẫn có thể học ĐH Y Hà Nội sau này Đại học Y Dược Thái Bình sẽ miễn học phí cho Ngô Minh Hiếu - cậu bé khiến nhiều người cảm động vì 10 năm cõng bạn đến trường. Ngay sau khi Đại học Y Hà Nội công bố điểm chuẩn, công chúng vốn quan tâm đến đôi bạn thân 10 năm cõng nhau tới trường (ở xóm 1, xã Đồng Thắng, huyện...