Hé lộ hậu trường đàm phán Mỹ – Triều
Ông Trump nói với lãnh đạo Triều Tiên rằng nếu Bình Nhưỡng đưa ra một đề xuất tích cực hơn những gì đặt ra tại hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội, Mỹ sẽ có “những biện pháp thích hợp”.
Tờ Yomiuri Shimbun dẫn một nguồn tin nắm được nội dung hội đàm ba bên giữa Nhật, Mỹ và Hàn Quốc cho biết, các biện pháp thích hợp được kỳ vọng gồm thiết lập các văn phòng liên lạc ở cả Triều Tiên và Mỹ cũng như trợ giúp kinh tế vì mục tiêu nhân đạo.
Lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên đã thảo luận về vấn đề hạt nhân Triều Tiên tại cuộc gặp lần ba hôm 30/6 ở làng đình chiến liên Triều Panmunjom, nằm dọc đường ranh giới quân sự.
Tại hội nghị thượng đỉnh lần hai diễn ra ở Hà Nội, Việt Nam, ông Kim Jong Un nói về việc phá hủy cơ sở hạt nhân Yongbyon tại phía tây bắc nước này. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đòi hỏi nhiều hơn, gồm cả các biện pháp phi hạt nhân đối với các cơ sở làm giàu uranium cũng như các biện pháp khác – được mô tả là “Yongbyon cộng”.
Việc thiết lập các văn phòng đại diện được coi là một bước tiến vững chắc nhằm mở cửa đại sứ quán, một khi Mỹ và Triều Tiên bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Ngoài ra, điều đó cũng là sự đảm bảo an toàn cho chính quyền Triều Tiên, thứ mà Bình Nhưỡng yêu cầu.
Video đang HOT
Trong cuộc hội đàm ở Panmnjom, nguồn tin trên cho hay, ông Kim Jong Un khẳng định “việc phi hạt nhân theo giai đoạn, đồng thời và song song” cần phải diễn ra. “Chúng tôi đã chuẩn bị phá hủy Yongbyon. Đó không phải là cách thích hợp nhằm đạt được mục tiêu phi hạt nhân trong vòng một ngày. Ngoài ra, ông Kim Jong Un dường như còn tìm kiếm một sự đảm bảo khi nói “Mỹ nên từ bỏ các chính sách thù địch”.
Theo nguồn tin trên, Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý với nhà lãnh đạo Triều Tiên rằng họ sẽ gặp nhau lần thứ 4 trong năm nay với câu nói “Hãy tiếp tục gặp nhau vào một thời điểm nào đó trong năm nay và nói chuyện thẳng thắn”.
Dù hiện ông Kim Jong Un chưa có phản ứng rõ ràng nhưng theo nguồn tin trên, cuộc gặp tiếp theo giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ – Triều Tiên có thể diễn ra vào cuối năm nay.
Đề xuất “Yongbyon cộng” được cho là gồm cả yêu cầu của Mỹ về các biện pháp phi hạt nhân tại các cơ sở bí mật của Triều Tiên như cơ sở làm giàu uranium ở Kangsong, ngoại ô Bình Nhưỡng và một nhà máy chế tạo tên lửa ở Sanumdong.
Nguồn tin trên mô tả các căn cứ bí mật chính là “điểm mặc cả cuối cùng” với ông Kim Jong Un vì thế nhà lãnh đạo Triều Tiên không thể dễ dàng đặt nó lên bàn đàm phán. Phản ứng của ông Kim Jong Un với vấn đề này sẽ là bài kiểm tra quyết định để ông Trump xác định sự nghiêm túc của Triều Tiên với vấn đề phi hạt nhân.
Hoài Linh
Theo vietnamnet
Tổng thống Mỹ tin tưởng nhà lãnh đạo Kim Jong-un giữ lời hứa
Ngày 4/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ tin tưởng rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ không phá bỏ lời hứa dù sáng 4/5, Triều Tiên đã phóng một số vật thể bay tầm ngắn chưa xác định với tầm bắn từ 70-200 km trên biển.
Trên trang tweet cá nhân, ông Donald Trump viết: "Bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra trong thế giới rất thú vị này, song tôi tin rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un hoàn toàn có thể nhận ra tiềm năng kinh tế to lớn của Triều Tiên và sẽ không làm điều gì gây cản trở hoặc chấm dứt điều đó".
Ông Trump nhấn mạnh: "Ông (Kim Jong-un) cũng biết rằng tôi ủng hộ ông ấy và không muốn phá bỏ lời hứa của ông ấy với tôi. Rồi thỏa thuận sẽ đến".
Tổng thống Donald Trump bày tỏ tin tưởng rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ không phá bỏ lời hứa. (Nguồn: AFP)
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Bình Nhưỡng sáng 4/5 đã phóng một số vật thể bay tầm ngắn chưa xác định với tầm bắn từ 70-200 km trên biển. Mặc dù chưa thể xác định các vật thể bay này có phải là tên lửa đạn đạo hay không. Giới chức Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích chi tiết các vật thể này cũng như chúng ý mọi động thái sau vụ phóng này.
Trong khi đó, giới chuyên gia cho rằng các vật thể trên dường như là các bệ phóng rocket đa nòng, không phải tên lửa đạn đạo. Vụ phóng được coi là thông điệp cứng rắn mà nhà lãnh đạo Triều Tiên gửi tới Tổng thống Mỹ trong bối cảnh các cuộc đàm phán hạt nhân đang bế tắc, chứng tỏ Bình Nhưỡng ngày càng mất kiên nhẫn với cuộc đàm phán hạt nhân bị đình trệ với Mỹ, cũng như hợp tác kinh tế liên Triều gần như không tiến triển.
Các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Washington và Bình Nhưỡng đã lâm vào bế tắc kể từ sau Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un hồi cuối tháng 2 tại Hà Nội vừa qua không đạt được thỏa thuận do những bất đồng liên quan đến các bước phi hạt nhân của Triều Tiên và việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với quốc gia Đông Bắc Á này.
PV
Theo TTXVN
Thông điệp gì đằng sau vụ thử tên lửa tầm ngắn mới nhất của Triều Tiên? Vào sáng ngày 4-5, quân đội Hàn Quốc (ROK) thông báo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (DPRK) đã phóng hàng loạt tên lửa tầm ngắn từ gần Wonsan trên bờ biển phía đông của đất nước hướng về phía Biển Nhật Bản. Vậy đằng sau vụ thử này là thông điệp gì? Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và nhà...