Hé lộ hai ‘điểm yếu’ của Trung Quốc
Không có hàng hóa gì vừa mang ý nghĩa kinh tế, chính trị và ngoại giao như thịt lợn và dầu thô ở Trung Quốc, bởi nước này tiêu thụ thịt lợn và nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Thịt lợn có ý nghĩa văn hóa, kinh tế và chính trị rất quan trọng ở Trung Quốc. Đó là lý do vì sao trong khi các quốc gia khác tích trữ dầu và nông sản, thì Trung Quốc lại tích trữ thịt lợn như một ưu tiên hàng đầu của nước này. Trung Quốc sản xuất và tiêu thụ tới hơn một nửa lượng thịt lợn trên toàn cầu, và chính quyền Bắc Kinh cũng như nhiều địa phương khác đã duy trì chiến lược tích trữ thịt lợn từ những năm 1970.
Về dầu mỏ, Trung Quốc xây dựng những kho dự trữ dầu chiến lược của nước này từ năm 2006, và nay những kho dự trữ của ‘quốc gia tỷ dân’ được coi như một trong những kho dầu có sức chứa lớn nhất thế giới. Là quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai trên thế giới, Trung Quốc năm ngoái đã nhập khẩu hơn 70% lượng dầu thô nước này cần dùng.
Vụ tấn công nhiều cơ sở dầu ở Ảrập Xêút hé lộ điểm yếu địa chính trị của TQ. Ảnh: Reuters
Điều cốt lõi ở đây là, Bắc Kinh cần duy trì nguồn cung cấp ổn định những nguồn dự trữ năng lượng và thực phẩm chiến lược này, vì nếu tình trạng thiếu hụt xảy ra có thể sẽ dẫn đến lạm phát về giá cả.
Tuy nhiên, vận may đã không tới với ‘quốc gia tỷ dân’, khi dịch tả lợn châu Phi và cuộc tấn công gần đây vào các cơ sở dầu của Ảrập Xêút, đã khiến nhiều vấn đề hiện tại Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn, làm cho tình trạng suy thoái kinh tế trở nên nghiêm trọng.
Video đang HOT
Bắc Kinh đã dựa vào nguồn dầu thô nhập từ Ảrập Xêút nhiều hơn, kể từ khi nước này cắt giảm sản lượng dầu nhập từ Mỹ do những căng thẳng thương mại giữa hai nước, cũng như giảm nhập dầu từ Iran do những lệnh trừng phạt của Washington nhằm vào Tehran. Cụ thể lượng dầu thô Trung Quốc nhập từ Ảrập Xêút đã chiếm tỷ lệ 38,5% trong nửa đầu năm 2019, khiến quốc gia Trung Đông này là nguồn nhập khẩu dầu lớn nhất của Trung Quốc.
Gía dầu trên thị trường thế giới tăng sau khi xảy ra các cuộc tấn công tại Ảrập Xêút đã hé lộ điểm yếu địa chính trị của Trung Quốc, khi nước này dựa quá nhiều vào việc nhập khẩu, nhất là khi việc cung cấp phần lớn lại tới từ một quốc gia duy nhất.
Trong khi đó, dịch tả lợn châu Phi đã lan khắp toàn bộ các tỉnh của Trung Quốc đã khiến số lượng lợn nuôi ở nước này giảm 40%, theo dữ liệu do SCMP trích dẫn. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng con số trên thực tế cao hơn nhiều, lên tới mức 60% với khoảng 200 triệu con lợn bị dính bệnh hoặc buộc phải mang đi tiêu hủy. Với việc vắc-xin phòng bệnh tả lợn không có, tình trạng thiếu nguồn cung thịt lợn sẽ còn dai dẳng.
Dịch tả lợn châu Phi khiến ngành chăn nuôi TQ điêu đứng. Ảnh: Asiannews
Việc tìm ra phương pháp hiệu quả cho cuộc khủng hoảng nguồn cung cho cả thịt lợn lẫn dầu thô không phải là điều dễ dàng. Chiến lược dự trữ hai mặt hàng trên của chính quyền Bắc Kinh dù nhằm để bình ổn giá trong thời điểm thiếu hụt, nhưng không thể làm giảm bớt thiệt hại của cuộc khủng hoảng, nhất là khi mức tiêu thụ hai mặt hàng trên của người dân Trung Quốc là vô cùng lớn.
Và dĩ nhiên chả có quốc gia nào có thể bù đắp cho sự thiếu hụt thịt lợn của Trung Quốc, trừ khi toàn bộ các quốc gia trên thế giới ngừng tiêu thụ và xuất khẩu hết lợn của họ sang Trung Quốc. Và những kho dự trữ dầu chiến lược có thể giúp Trung Quốc cầm cự được 80 ngày sẽ sớm cạn kiệt, nếu nước này không duy trì nhập khẩu dầu từ Iran, Ảrập Xêút và Venezuela.
Chuyên gia Cary Huang nhận định, mối nguy hiểm lớn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc hiện nay, chính là sự gia tăng lạm phát sẽ đi kèm với sự tăng trưởng trì trệ. Và tình trạng lạm phát có nguy cơ sẽ xảy ra, bởi giá tiêu dùng hàng hóa bị đẩy lên không phải do nhu cầu của người dân, mà là do chi phí tăng cao.
Tuấn Trần
Theo vietnamnet
Iran kháng cự trừng phạt, nói Mỹ 'tuyệt vọng'
Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm 23/9 cho rằng lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào ngân hàng trung ương Iran cho thấy sự tuyệt vọng của Washington trước sức chống cự của Tehran.
Hôm 20/9, Mỹ đã áp dụng một loạt trừng phạt mới lên Iran, bao gồm đánh vào ngân hàng trung ương Iran mà trước đó đã ở trong danh sách đen. Loạt trừng phạt là phản hồi trước vụ tấn công vào các nhà máy dầu Ảrập Xêút hôm 14/9 mà Riyadh và Mỹ đã cáo buộc Iran đứng sau. Tehran đã bác bỏ mọi liên quan.
"Người Mỹ đang trừng phạt các cơ quan đã ở sẵn trong danh sách đen. Đây là dấu hiệu cho thấy Mỹ đang hoàn toàn tuyệt vọng và cho thấy chiến dịch "sức ép tối đa" của họ đã thất bại... khi mà đất nước Iran vĩ đại đã kháng cự thành công", ông Rouhani cho biết trong một phát biểu trên sóng truyền hình quốc gia.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo cho biết hôm 22/9 rằng Mỹ muốn tránh chiến tranh với Iran, và lượng lính được huy động thêm đến vùng Vịnh là với mục đích "phòng thủ và ngăn chặn".
Tuy nhiên, ông Rouhani cho biết tình huống đã trở nên "căng thẳng" ở khu vực, và đổ lỗi cho Washington. "Khu vực đã trở nên căng thẳng... Họ bịa ra những tuyên truyền về thiệt hại ở Ảrập Xêút mà có thể được sửa chữa trong chỉ hai tuần... vì Mỹ muốn xâm chiếm khu vực", ông Rouhani cho biết.
Tổng thống cũng cho biết ông sẽ giới thiệu một kế hoạch hoà bình khu vực có tên HOPE (Hormuz Peace Endeavour - Nỗ lực Hoà bình ở Hormuz) tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc vào tuần này.
"Tất cả các nước thuộc Vịnh Ba Tư, Eo biển Hormuz và Liên Hợp Quốc đều được mời tham gia", ông Rouhani cho hay trước khi khởi hành đến New York để tham dự cuộc họp thường niên giữa các lãnh đạo thế giới ở Liên Hợp Quốc.
Anh Thư
Theo vietnamnet
Iran cảnh báo phản đòn Mỹ từ Địa Trung Hải tới Ấn Độ Dương Tehran tuyên bố sẽ trả đũa mạnh mẽ bất kỳ cuộc tấn công tiềm tàng nào của Mỹ sau khi cả Washington và Riyadh cáo buộc Iran bắn phá các cơ sở dầu lửa chủ chốt của Ảrập Xêút. "Nếu người Mỹ nghĩ ra bất kỳ mưu đồ nào, đất nước Iran sẽ đáp trả từ Địa Trung Hải tới Biển Đỏ và...