Hé lộ gây sốc về con quái thú khổng lồ ‘mình đồng da sắt’ 72 triệu năm tuổi từng tồn tại ở trái đất
Loài quái thú này đang khiến giới khoa học bối rối trước hình thù kì dị được tìm thấy.
Mới đây Live Science vừa đưa tin, các nhà khảo cổ học đã bất ngờ phát hiện hài cốt hóa thạch có niên đại khoảng 72 triệu năm trước tại Chile. Con quái thú khổng lồ này được đặt tên là Gonkoken nanoi, nó là một con khủng long “mất liên kết” trong cây gia đình.
Hiện tại vẫn chưa rõ mối liên hệ của loài vật này với bất kì loài tiềm nhiệm nào hay tổ tiên của loài nào khác tồn tại trên thế giới trong hàng chục triệu năm vừa qua. Các nhà khoa học chỉ có thể biết Gonkoken nanoi thuộc một nhóm khủng long ăn thực vật được gọi là “khủng long mỏ vịt” vì chúng có cái miệng dẹp như mỏ vịt. Gonkoken nanoi cũng được đặt ra vì có nghĩa đơn giản là “giống như vịt trời”.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng đã khai quật được 50 mẩu hóa thạch thuộc về 3 cá thể Gonkoken nanoi tại di chỉ khủng long Chilean Patagonia. Các phần xương hóa thạch gồm răng, đốt sống, xương sọ, các mảnh hàm, xương chi và xương sườn, họ đã tái hiện được vẻ bề ngoài kì dị của loài bò sát có chiều dài tới 4 m và nặng tới 1 tấn. Science Advances cũng có bài công bố thừa nhận đây là những thứ hoàn toàn “thiếu liên kết” trong hồ sơ hóa thạch từ trước tới nay.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đặt ra dấu hỏi chấm về mối liên kết giữa Gonkoken nanoi với các loài khủng long cổ xưa hơn và “trẻ hơn” dù không nghĩ nó là tổ tiên của các khủng long mỏ vịt khác ở Nam bán cầu.
Không chỉ thế, cũng có suy đoán nó còn tồn tại ở Bắc bán cầu rồi di cư thông qua “cây cầu đất” ngày nay đã không còn tồn tại. Thậm chí giả thuyết khác còn cho biết loài vật này đã sinh sôi nảy nở giống loài của mình tới Nam Cực và sống sót cho đến ngày thiên thạch Chicxulub va vào Trái Đất 66 triệu năm trước, khiến toàn bộ khủng long tuyệt diệt.
Tam Pa Ling - nơi phát hiện hóa thạch người 86.000 tuổi thay đổi lịch sử: Ở đâu? Có gì đặc biệt?
Khám phá mới tại hang Tam Pa Ling, Lào đã cho thấy tổ tiên của loài người đã di cư qua Đông Nam Á sớm hơn giả thuyết trước đây.
Video đang HOT
Mới đây, trên Nature Communication đã đăng một bài công bố về những mảnh xương loài người hiện đại Homo sapines (Người Tinh Khôn) được tìm thấy ở Đông Nam Á.
Kể từ năm 2009, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã phát hiện ra bằng chứng không thể chối cãi về sự hiện diện của tổ tiên của loài người tại Tam Pa Ling, Lào, đã xuất hiện tại đây sớm hơn hàng nghìn năm so với giả thuyết trước đây.
Tại hang Tam Pa Ling, các nhà khoa học đã tìm thấy mảnh xương hộp sọ của người hiện đại Homo sapines (Người Tinh Khôn) có niên đại 73.000 năm. (Ảnh: Nature)
Mảnh xương ống chân có niên đại 86.000 năm được tìm thấy trong hang Tam Pa Ling. (Ảnh: Nature)
Theo Live Science, các nhà khoa học đã xác định niên đại bằng đồng vị carbon phóng xạ trên lớp trầm tích mà các hài cốt này được bao bọc cho thấy điều gây sốc nhất: Hộp sọ phải có niên đại 73.000 năm, trong khi xương ống chân có niên đại tới 86.000 năm!
Vậy Tam Pa Ling - nơi phát hiện hóa thạch người 86.000 tuổi thay đổi lịch sử ở đâu? Có gì đặc biệt?
Tam Pa Linh ở đâu?
Tam Pa Ling hay còn gọi là Tham Pa Ling, theo tiếng Lào nghĩa là Hang Khỉ. Đây là một hang động nằm trên dãy Trường Sơn ở tỉnh Huaphanh thuộc vùng Đông Bắc Lào. Nó nằm trên đỉnh núi Pa Háng, cao 1.170 m trên mực nước biển.
Lối xuống hang Tam Pa Ling, từ đây có thể nhìn thấy địa điểm tìm thấy hóa thạch người hiện đại Homo sapines (Người Tinh Khôn). (Ảnh: Nature)
Hang Tam Pa Ling có một lối mở duy nhất hướng về phía Nam và đi xuống 65 m đến gian chính của nó. Tam Pa Ling là một phần của mạng lưới các hang động karst, được hình thành do sự tan rã của các lớp đá vôi hình thành giữa kỷ kỷ Cacbon Thượng và kỷ Permi.
Tam Pa Ling có gì đặc biệt?
Hang Tam Pa Ling cũng là một địa điểm khảo cổ quan trọng ở Đông Nam Á. Tại nơi này, trước đó, các nhà khoa học đã tìm thấy 3 hóa thạch con người nguyên thủy. Những hóa thạch này gồm hai xương hàm, xương sườn và xương đốt ngón tay đã được tìm thấy trong các lớp trầm tích nông hơn. Các đặc điểm vật lý của hài cốt đều cho thấy, chúng thuộc về người hiện đại sơ khai.
Tuy nhiên, việc xác định niên đại hóa thạch tại Tam Pa Ling được cho là khó khăn. Chúng đã quá cũ để xác định niên đại bằng carbon phóng xạ. Bởi, chỉ có thể xác định niên đại của những di tích từ khoảng 46.000 năm trước.
Thay vào đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai kỹ thuật khác nhau để ước tính tuổi của hóa thạch. Họ đã đo sự phát quang trong thạch anh và khoáng chất fenspat trong lớp trầm tích. Phương pháp này cho biết khoảng thời gian kể từ khi vật liệu có khoáng chất kết tinh được nung nóng hoặc tiếp xúc với ánh sáng Mặt trời.
Khi khai quật sâu hơn, nhóm cũng tìm thấy hai chiếc răng động vật trong cùng một lớp với hài cốt của con người. Các nhà nghiên cứu đã xác định niên đại bằng cách đo sự phân rã phóng xạ của các đồng vị uranium - nguyên tố hóa học được tìm thấy trong men răng. Hai hóa thạch được ước tính có tuổi đời từ 68.000 - 86.000 năm.
Hang động Tam Pa Ling cách biển hơn 300km nên phát hiện này cho thấy tổ tiên của con người di cư không chỉ men theo bờ biển trong hành trình ra khỏi châu Phi, mà còn băng qua các vùng rừng núi và thung lũng, sông ngòi nằm sâu trong lục địa.
Rất có thể những nhóm người thám hiểm đầu tiên đã khởi hành theo từng đợt, băng qua Đông Nam Á cho đến khi họ vượt các vùng biển để đến Úc. Trên đường đi, một số nhóm đã thất bại khi những nhóm khác sau đó đã thành công.
Nhờ phát hiện này, các nhà khoa học đã nhận định Tam Pa Ling đặc biệt là bởi nó đóng một vai trò quan trọng trong câu chuyện di cư của con người qua châu Á dù ý nghĩa và giá trị của nó chỉ mới vừa được công nhận.
Dưới đây là một số hình ảnh chi tiết về hang Tam Pa Ling, nơi tìm thấy bằng chứng sớm nhất được biết đến về việc tổ tiên loài người đã đi qua Đông Nam Á trên đường đến Úc khoảng 86.000 năm trước.
Lớp trầm tích dày 7 m hình thành nên nền hang Tam Pa Ling. (Ảnh: Nature)
Các nhà khoa học đang lấy mẫu trầm tích trong hố khai quật ở hang Tam Pa Ling. (Ảnh: Nature)
Hố khai quật ở Tam Pa Ling từ nền hang xuống độ sâu 7m. (Ảnh: Nature)
Toàn cảnh hố khai quật bên trong hang Tam Pa Ling. (Ảnh: Nature)
Đào bãi rác, choáng vì "kho báu thần Vệ Nữ" 1.800 tuổi Một mỏ đá bị biến thành bãi rác trong hàng thế kỷ ở Pháp đã tiết lộ kho báu bất ngờ với nhiều đồ tạo tác cổ đại vô cùng quý giá. Theo Live Science, kho báu vừa được khai quật ở thành phố Rennes - Pháp bao gồm các bức tượng nhỏ mô tả thần Vệ Nữ (Venus), lò nung của thợ...