Hé lộ cuộc gọi bất thường của FBI cho Canada vụ bắt giám đốc Huawei
Một quan chức hải quan Canada cho biết đã nhận được một cuộc gọi bất thường từ Cục điều tra liên bang Mỹ ( FBI) một ngày trước khi giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt tại sân bay Vancouver.
Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu (Ảnh: Bloomberg)
Reuters cho biết, trong phiên tranh tụng tại Tòa thượng thẩm British Columbia (Canada) ngày 30/10, Bryce McRae, một quan chức thuộc Cơ quan Hải quan Canada (CBSA), cho biết một ngày trước vụ bắt giữ Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu, ông đã nhận được cuộc gọi từ một nhân viên của FBI. Người này đã hỏi ông liệu ai trực vào ngày hôm sau. Ông cho biết ông sẽ trực vào ngày hôm sau và cho nhân viên FBI thông tin liên lạc nhưng không biết vì sao họ muốn thông tin này. Theo lời ông McRae, cuộc gọi kéo dài chỉ khoảng “một đến hai phút” và khá “bất thường”.
Video đang HOT
Ông McRae cũng nói rằng, FBI thực tế đã không gọi cho đặc vụ tại sân bay quốc tế Vancouver vào hôm 1/12/2018 khi bà Mạnh bị bắt giữ tại đây. Ông McRae là một trong các quan chức của Canada đưa ra lời khai tại tòa án liên quan đến vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu trong đợt tranh tụng diễn ra trong tuần này và cuối tháng sau.
Nhóm luật sư của bà Mạnh cho rằng, FBI đã phối hợp với CBSA, cảnh sát Canada và một số cơ quan khác để tiến hành “một cuộc điều tra tội phạm bí mật” vào thời điểm bắt giữ bà Mạnh.
Trong phiên tranh tụng tại tòa hồi đầu tuần, Winston Yep, sĩ quan của Lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Canada, nói rằng cơ quan của ông đã nhận được trát bắt giữ bà Mạnh “ngay lập tức” hôm 1/12/2018. Tuy nhiên, thay vì bắt bà Mạnh ngay trên máy bay, cảnh sát Canada chờ đến sau khi giới chức hải quan tiến hành thẩm vấn và thu giữ thiết bị điện tử cá nhân của bà Mạnh trong vài giờ đồng hồ. Ông Yep cho biết, điều này là do cảnh sát Canada lo ngại đến sự an toàn của các hành khách khác trên chuyến bay. Tuy nhiên, luật sư của bà Mạnh cho rằng đây không phải một quy trình thông thường và vi phạm các điều khoản về lệnh bắt giữ.
Bà Mạnh Vãn Chu, 48 tuổi, Giám đốc tài chính Huawei và là con gái nhà sáng lập Nhậm Chính Phi, đã bị giới chức Canada bắt giữ hôm 1/12/2018 theo đề nghị của phía Mỹ. Bà bị cáo buộc lừa ngân hàng HSBC xử lý các giao dịch liên kết với Iran, khiến ngân hàng có nguy cơ vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran. Bà Mạnh đang được tại ngoại tại Canada, nhưng tiếp tục đối mặt với nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ và nếu bị kết tội tại Mỹ, bà có thể đối mặt với 30 năm tù. Bà Mạnh và Huawei nhiều lần bác bỏ cáo buộc này. Giới quan sát cho rằng, cuộc chiến pháp lý của bà Mạnh nhằm chống lại lệnh dẫn độ có thể mất vài năm.
Trong một diễn biến liên quan khác, Phó Chánh án Tòa án Thượng thẩm British Columbia Heather Holmes hôm qua ra phán quyết, bà Mạnh có thể đưa ra một số bằng chứng bổ sung để củng cố lập luận rằng yêu cầu dẫn độ bà từ Canada sang Mỹ có nhiều uẩn khúc. Các bằng chứng bao gồm các email cho thấy ngân hàng HSBC nhận thức rõ về mối quan hệ kinh doanh của Huawei ở Iran nên không thể nói bà Mạnh lừa đảo thông tin để lách lệnh trừng phạt.
Mạnh Vãn Chu tố Mỹ đưa bằng chứng sai cho Canada
Nhóm luật sư của Mạnh Vãn Chu cáo buộc Mỹ cung cấp bản tóm tắt bằng chứng "không chính xác" nhằm khiến Canada dẫn độ bà Mạnh.
"Bà Mạnh phản ánh bản tóm tắt bằng chứng về cơ bản là không chính xác và dựa trên những sai sót có chủ ý hoặc thiếu kiểm định thận trọng, thiếu tính cụ thể, do đó dẫn đến việc lạm dụng nghiêm trọng quy trình dẫn độ", nhóm luật sư của Mạnh dẫn lời bà trong một văn bản được Tòa án tối cao British Columbia, Canada, công khai hôm 16/5. Nhóm luật sư thêm rằng điều này sẽ khiến quá trình dẫn độ không thể được tiến hành.
Mạnh Vãn Chu đến toà án Canada hôm 27/5. Ảnh: Reuters.
Giám đốc tài chính Huawei bị cảnh sát Canada bắt theo yêu cầu của Mỹ tại sân bay Vancouver ngày 1/12/2018. Bà bị cáo buộc nói dối ngân hàng HSBC về các giao dịch giữa Huawei với công ty Skycom (Iran), khiến ngân hàng này gặp rủi ro vì vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ và Washington muốn Ottawa dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ.
Tuyên bố của nhóm luật sư đại diện bà Mạnh cho rằng, Mỹ đã sai khi khẳng định chỉ những nhân viên "cấp thấp" ở ngân hàng HSBC mới nhận thức được bản chất quan hệ Huawei - Skycom. "Có thể chứng minh rằng không thể có quyết định về việc sửa đổi hoặc chấm dứt quan hệ giữa HSBC với Skycom hoặc Huawei mà không được xem xét bởi quản lý cấp cao nhất của HSBC", các luật sư cho hay.
Thẩm phán Heather Holmes của Tòa án Tối cao British Columbia cuối tháng trước tuyên bố các cáo buộc về hành vi gian lận đối với bà Mạnh thỏa mãn điều kiện tội kép về dẫn độ và bị xem xét dẫn độ sang Mỹ. Đây được xem là phán quyết bất lợi đối với giám đốc tài chính Huawei. Phán quyết cũng mở đường cho phiên điều trần dẫn độ bắt đầu từ tháng này.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawa cho biết trong một tuyên bố rằng Bắc Kinh không hài lòng và phản đối mạnh mẽ đối với các phán quyết liên quan đến bà Mạnh và cử đại diện làm việc với Canada.
Việc bà Mạnh, 48 tuổi, con gái nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, bị Canada bắt, gây rạn nứt ngoại giao chưa từng có giữa Trung Quốc và Canada. 9 ngày sau khi bà Mạnh bị bắt, Trung Quốc bắt hai công dân Canada với cáo buộc gián điệp. Bà Mạnh khẳng định mình vô tội và quyết đấu tranh tại tòa. Bà hiện được tại ngoại và phải đeo vòng theo dõi điện tử, bị quản thúc tại gia từ 23h đến 6h nhưng được tự do đi lại trong thành phố Vancouver nếu có người giám sát an ninh.
Cảnh sát Canada kể lại ngày bắt Mạnh Vãn Chu Winston Yep, sĩ quan cảnh sát Hoàng gia Canada, là người mang lệnh bắt giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu tới sân bay Vancouver hai năm trước. Yep, người đầu tiên ra tòa làm chứng trong vụ án dẫn độ Mạnh Vãn Chu, đã trình bày trước Tòa án Tối cao British Columbia hôm nay rằng ông nhận được yêu cầu...