Hé lộ “cơn ác mộng” của trùm mafia Italia sau song sắt nhà tù
Bị kết án 14 năm tù, nhưng chỉ sau 7 tháng trùm mafia Italy đã được thả ra vì không thể chịu nổi cuộc sống trong nhà tù.
Người xưa có câu “một ngày trong tù bằng nghìn thu ở ngoài”, để thấy rằng đây là nơi có điều kiện sống khắc nghiệt và nguy hiểm đến mức nào. Nhưng cũng có người kể lại rằng các “ông lớn” khi vào tù vẫn cứ “sướng như tiên”. Vậy sự thực điều gì đã và đang diễn ra đằng sau những chấn song sắt nhà tù? Loạt bài “Cuộc sống trong tù của những tên tội phạm khét tiếng” sẽ phần nào trả lời câu hỏi này.
Chân dung tên trùm ma túy Giulio Lampada.
Giulio Lampada (44 tuổi) là một trong những trùm mafia cấp cao của băng đảng tội phạm khét tiếng Condello ở Italy. Đây được xem là tổ chức tội phạm quyền lực có ảnh hưởng lớn nhất và hoạt động mạnh nhất trong các băng nhóm tội phạm Italy.
Giới chức tư pháp Italy xem Condello là một trong những mạng lưới tội phạm có tổ chức nguy hiểm nhất nước này. Theo đó, Condello có thể đã vươn ra khỏi lãnh thổ Italy khi liên kết với các băng nhóm người Thổ Nhĩ Kỳ và Albania và sau này là Nga.
Theo bản báo cáo năm 2006 của Cơ quan chống mafia quốc gia, băng nhóm vùng Calabria này hiện là tổ chức tội phạm duy nhất kiểm soát hoạt động buôn lậu ma túy từ Colombia vào châu Âu. Vai trò độc quyền đã đem lại nguồn thu cho nhóm mỗi năm vào khoảng 50 tỉ USD. Ngoài ra, tổ chức này còn thực hiện các phi vụ rửa tiền quy mô lớn.
Đóng vai trò then chốt trong đường dây tội phạm của gia tộc Condello, Giulio Lampada bị bắt vào tháng 11/2011 trong một cuộc truy quét quy mô lớn của cảnh sát Italy. Giulio sau đó bị kết án 14 năm 5 tháng tù giam vì tội cầm đầu tổ chức tội phạm Condello. Hắn ta cũng bị buộc tội hối lộ hai thẩm phán để có được thông tin về cuộc điều tra chống lại mình.
Sau khi lĩnh án, hắn bị đưa tới một nhà tù ở khu vực Liguria. Tuy nhiên, tại đây, Giulio Lampada đã giảm tới 10kg trong vòng chỉ 7 tháng do không thể ăn bất cứ thứ gì khác ngoài trái cây và đồ ăn nhẹ.
Ngoài ra, suốt những tháng bị biệt giam, hắn không bao giờ di chuyển ra khỏi xà lim, lúc nào cũng thu mình vào một góc phòng.
Video đang HOT
Hắn cho biết mình đang phải qua một cơn ác mộng trong cuộc đời và ngày càng trở nên chán nản vì cuộc sống tù túng, ngột ngạt. Điều này dần dần khiến hắn ác cảm với những người trong bộ trang phục cảnh sát, với các bạn tù và bất kỳ điều gì diễn ra xung quanh.
Hàng chục bác sĩ đã được điều động để tìm ra căn bệnh của trùm mafia. Sau đó, họ đều đưa ra kết luận Giulio Lampada đã mắc phải căn bệnh “dị ứng” với nhà tù và bị trầm cảm nặng.
Trước tình trạng này, một Thẩm phán ở Milan đã quyết định cho phép Lampada trở lại biệt thự của gia đình mình ở ở Settimo Milanese, ngoại ô Thủ đô Milan dưới sự quản chế của cảnh sát sau khi mới thụ án được 7 tháng.
Ở đó, hắn sẽ được đoàn tụ cùng vợ và ba cô con gái, đó là cách duy nhất để hắn ta nhanh chóng phục hồi lại sức khỏe.
Luật sư Giuseppe Nardo của Lampada cho biết: “Trong suốt thời gian ngồi tù ở Liguria, Lampada chưa bao giờ đi lại trong phòng giam. Đến nỗi ông phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác để đi vào nhà vệ sinh”.
Quyết định này của thẩm phán đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều, trong đó phần đông phản đối và cho rằng đây không phải là sự trừng phạt cho một tên tội phạm khét tiếng.
———–
Mời độc giả đón đọc phần tiếp theo của loạt bài Cuộc sống trong tù của những tên tội phạm khét tiếng vào 4h ngày 02/08/2017.
Theo Danviet
Bí mật chưa từng biết về cuộc sống của thủ lĩnh IS trong tù
Nằm trong nhà tù "địa ngục" của Mỹ tại Iraq, thủ lĩnh tối cao của Nhà nước Hồi giáo (IS) đã phải chịu đựng những tháng ngày bị tra tấn nhưng hắn luôn sử dụng vỏ bọc ôn hòa nhằm toan tính những điều lớn lao hơn.
Người xưa có câu "một ngày trong tù bằng nghìn thu ở ngoài", để thấy rằng đây là nơi có điều kiện sống khắc nghiệt và nguy hiểm đến mức nào. Nhưng cũng có người kể lại rằng các "ông lớn" khi vào tù vẫn cứ "sướng như tiên". Vậy sự thực điều gì đã và đang diễn ra đằng sau những chấn song sắt nhà tù? Loạt bài "Cuộc sống trong tù của những tên tội phạm khét tiếng" sẽ phần nào trả lời câu hỏi này.
Chân dung thủ lĩnh tối cao của Nhà nước Hồi giáo (IS) Abu Bakr al-Baghdadi.
Thủ lĩnh phiến quân IS Abu Bakr al-Baghdadi, tên đây đu Ibrahim Awwad Ibrahim Ali al-Badri al-Samarrai, sinh năm 1971, tại thành phố Samarra của Iraq.
Hắn bị lực lượng Mỹ tại Fallujah, phía tây Baghdad giam giữ vào tháng 2/2004, vài tháng sau khi hắn cùng các tên đồng phạm thành lập Jeish Ahl al-Sunnah al-Jamaah, một nhóm phiến quân chủ mưu của hàng loạt vụ bạo động tại Iraq.
Tháng 2/2004, Abu Bakr al-Baghdadi đã bị giam giữ tại khu đặc biệt ở nhà tù Abu Ghraib.
Nằm cách Thủ đô Baghdad khoảng 32 km về phía tây, Abu Ghraib từng được coi là một trong những nhà tù "tai tiếng" nhất thế giới. Dưới thời cố Tổng thống Saddam Hussein, nơi đây chuyên dùng để giam giữ các tù nhân nổi loạn chống chính phủ. Sau khi chính quyền ông Hussein sụp đổ, quân đội Mỹ đã tiếp quản nhà tù này.
Có rất nhiều trường hợp tù nhân bị "đánh đập, ngược đãi và lạm dụng tình dục" tại nhà tù Abu Ghraib. Theo nhiều thông tin tiết lộ, tra tấn, hành quyết diễn ra hàng tuần, tù nhân luôn bị coi là "trò tiêu khiển" cho một số quản giáo.
Với diện tích rộng trên 100ha, sức chứa gần 190.000 tù nhân cùng vành đai an ninh dài 4km và 24 chốt gác bảo vệ từng là cơn ác mộng kinh hoàng với hàng ngàn tù nhân Iraq.
Trong tù, Al-Baghdadi không được gọi bằng tên mà theo số hiệu là US9IZ-157911CI. Trong một tuyên bố năm 2016, quân đội Mỹ đã thừa nhận lãnh đạo của nhóm IS Abu Bakr al-Baghdadi cũng từng bị tra tấn nhục hình khi giam cầm tại nhà tù Abu Ghraib.
Hắn đã phải sống trong điều kiện cực kỳ tồi tệ, cùng với các tù nhân bị nhồi nhét trong các xà lim 3,5x3,5 mét.
Nhà tù Abu Ghraib có vành đai an ninh dài 4km với 24 chốt gác bảo vệ, từng là cơn ác mộng với các tù nhân.
Theo Abu Ahmed, một chỉ huy cấp cao khác của IS đã bị bắt giữ, thời gian ở Abu Ghraib chính là lúc Al-Baghdadi toan tính thiết lập một mạng lưới chiến binh cực đoan hùng mạnh.
Theo đó, mặc dù bị tra tấn nhưng thủ lĩnh tối cao của IS đã luôn tỏ ra ngoan ngoãn và sử dụng vỏ bọc ôn hòa nhằm gây thiện cảm với các cai ngục. Hắn đã chiếm được cảm tình và có quan hệ tốt với lính Mỹ. Các quản ngục Mỹ hồi năm 2004 coi hắn là một người trung gian, chuyên hòa giải xích mích giữa các phe phái tù nhân và giữ cho trại giam yên bình.
Abu Ahmed nhớ lại: "Ông ta luôn muốn trở thành người đứng đầu của nhà tù. Giờ đây, khi nhìn lại, tôi nhận ra Baghdadi đã sử dụng một chính sách chinh phục và chia rẽ rất hiệu quả để có được cái mình muốn, đó là địa vị".
"Ông ta được lính Mỹ tôn trọng", Abu Ahmed cho biết. "Chúng tôi không thể đến thăm người ở trại khác nhưng ông ta có thể. Và trong lúc đó, Baghdadi đã toan tính một chiến lược mới ngay trước mũi họ, đó là gây dựng lực lượng cho IS".
Đến tháng 12/2004, sau những tháng ngày cố gắng, các cai ngục cho rằng Baghdadi không phải là một mối nguy cơ về sau và quyết định trả tự do cho hắn.
Chỉ 13 tháng sau khi phóng thích al-Baghdadi, trong tháng 1.2006, nhóm Abu Musab al-Zarqawi của al-Qaeda tại Iraq đã liên kết với các nhóm gốc Sunni khác để thành lập Hội đồng Shura Mujahideen và tháng 6/2006, mà liên minh này đã cải tên là Nhà nước Hồi giáo Iraq, bầu al-Baghdadi làm lãnh đạo.
-----------
Mời độc giả đón đọc phần tiếp theo của loạt bài Cuộc sống trong tù của những tên tội phạm khét tiếng vào 4h ngày 01/08/2017.
Theo Danviet
Số phận của "Bác sĩ tử thần" bên trong nhà tù đáng sợ nhất nước Mỹ Cùng với tội ác man rợ của mình, tên sát nhân mang biệt danh "Bác sĩ tử thần" đang phải sống những ngày còn lại của cuộc đời trong nhà tù "không phải nơi dành cho con người". Người xưa có câu "một ngày trong tù bằng nghìn thu ở ngoài", để thấy rằng đây là nơi có điều kiện sống khắc nghiệt...