Hé lộ chuyện “yêu” của người Ai Cập cổ đại
Các nhà khoa học Úc đã phát hiện bức tranh miêu tả chuyện “yêu” của người Ai Cập cổ xưa.
Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Macquarie (Úc) đã phát hiện ra bức tranh miêu tả chuyện “yêu” một nữ tu và ca sĩ trên tường ngôi mộ trong kim tự tháp cổ ở Ai Cập.
Tìm hiểu ra, các nhà khoa học biết được, cô nữ tu tên Meretites và chàng ca sĩ tên Kahai là người biểu diễn tại cung điện của các Pharaoh. Họ sống trong thời đại cách đây 4.400 năm và có tình cảm với nhau. Bức tranh này đã miêu tả hình hai người “mặt đối mặt” nhìn nhau trìu mến, Meretites đặt bàn tay lên vai phải của Kahai.
Nhà nghiên cứu Miral Lashien tại ĐH Macquarie cho biết: “Màn thể hiện tình cảm như vậy được cho là hơi lạ tuy nhiên, nó cho thấy một sự gần gũi đặc biệt của người xưa”.
Video đang HOT
Không chỉ vậy, nhiều nhà học giả tin rằng, “hình ảnh này còn thể hiện một sự bình đẳng giới, người phụ nữ được khắc, vẽ với kích thước tương đương với chồng, hay anh em của họ”.
Trong bối cảnh bức vẽ, Kahai mang bộ tóc giả, mặc chiếc váy cùng dải áo vắt bên vai – ông nắm giữ một vương trượng, thể hiện quyền lực và trách nhiệm của mình trong vị trí đạo diễn. Còn Meretites mang bộ tóc giả dài cùng vòng cổ và cổ áo rộng, chiếc đầm ôm sát cơ thể với dải vải dài vắt lên vai, để lộ một bên ngực. Họ nhìn nhau âu yếm.
Ngôi mộ này được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1966, nó được xây dựng trong hoặc ngay sau khi vua Niuserre (2420 – 2389 TCN) cai trị. Hiện, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tiến hành nhiều nghiên cứu, qua đó hiểu hơn cuộc sống tình cảm muôn màu của những người Ai Cập cổ đại xưa.
Theo PLXH
Phát hiện loài 'vua máu' họ hàng với khủng long bạo chúa
Các nhà khoa học ở Utah (Mỹ) vừa cho biết họ đã phát hiện được một loài khủng long mới có họ hàng với loài khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus rex). Đó là loài động vật ăn thịt lớn với cái sọ dày và hàm răng to bén được mệnh danh là 'vua máu', theo Reuters ngày 7.11.
Loài khủng long mới phát hiện Lythronax - Ảnh: Reuters
Các mảnh xương hóa thạch của loài khủng long dài 7,3 mét trên, hơi nhỏ hơn nhưng già hơn loài khủng long bạo chúa 10 triệu năm tuổi, được công bố tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Utah (ở Salt Lake, thủ phủ Utah), và được thông báo là loài khủng long mới phát hiện trên tạp chí Plos One.
Các nhà khoa học hy vọng rằng phát hiện trên sẽ giúp họ khám phá được hệ sinh thái cổ đại nơi loài động vật ăn thịt này chu du.
Reuters cho biết, mảnh xương hóa thạch được tìm thấy bởi các nhân viên thuộc Cục Quản lý đất đai liên bang Mỹ làm việc ở miền đông Utah hồi năm 2009. Các nhà khoa học sau đó đã đặt tên cho loài khủng long mới là Lythronax, hay 'vua máu' do đặc điểm hàm răng lớn chứng tỏ đây là một loài động vật ăn thịt từng thống trị địa cầu.
"Sự khám phá ra Lythronax đã đẩy lùi thời gian tiến hóa của nhóm đưa đến sự phát sinh loài khủng long bạo chúa, điều mà chúng tôi chưa biết được trước đây", Mark Loewen, nhà địa chất học thuộc Đại học Utah dẫn đầu nhóm khảo cổ phát hiện loài khủng long mới cho biết và thêm là "Lythronax có thể nói giống như là 'ông chú' của Tyrannosaurus rex".
Loài Lythronax cũng từng là kẻ săn mồi hung tợn nhất trên địa cầu - Ảnh: Reuters
Các nhà cổ sinh vật học cho rằng, các cá thể loài Lythronax có những đặc điểm của loài khủng long bạo chúa như cơ thể lớn, hai chi trước nhỏ, hộp sọ dày và đôi mắt hướng về phía trước. Tuy nhiên trong khi Tyrannosaurus rex sống cách nay 70 triệu năm thì loài Lythronax có mặt trên địa cầu ít nhất là từ 80 triệu năm trước.
Giống như họ hàng của nó, Lythronax được cho là loài động vật ăn thịt thống trị trong thời kỳ chúng tồn tại, sống lang thang trên các miền đất trải rộng từ Mexico đến Alaska, bao gồm cả Utah, ở giai đoạn Campanian của kỷ Creta muộn.
Theo TNO
Tại sao người Ai Cập kỳ công ướp xác? Người Ai Cập cổ đại ướp xác người chết vì họ tin rằng đó là cách để người chết tận hưởng cuộc sống vĩnh cửu ở thế giới bên kia. Xác ướp được bảo quản gần như nguyên vẹn sau hàng ngàn năm. Ảnh: Discovery.com Dòng sông Nile huyền thoại đã tạo ra một trong những nền văn minh sớm và lẫy lừng...