Hé lộ chuyện trẻ em cầm súng ở Ukraine
Những binh sĩ nhí có vẻ như sẽ là một phần trong lực lượng của quân chính phủ và phe ly khai, khi mà câu chuyện về trẻ em cầm súng ở miền Đông Ukraine hé lộ.
Hồi đầu tháng 11, kênh truyền hình Nga có phát một phóng sự về hai binh sĩ nhí tham gia chiến đấu trong thành phần quân ly khai ở Donetsk. Hai cậu bé này cùng mang tên Andrey và thuộc biên chế của một đơn vị có tiếng của quân ly khai – Tiểu đoàn Vostok. Như nhiều “chiến binh” khác, hai cậu nhóc này cũng có biệt hiệu cho riêng mình, lần lượt là Royce và Stark.
Một binh sĩ trẻ em trên chiếc xe tăng mà quân ly khai thu được (ảnh: RussiaTV)
Royce chỉ huy một tiểu đội hậu cần, còn Stark làm nhiệm vụ quản lý đạn dược. Chỉ huy Tiểu đoànVostok được xem như là cha của hai cậu bé.
Ông nói rằng, “chúng tôi cần những người như bọn trẻ và chúng tôi sẽ chẳng sợ kẻ thù nào. Chúng là thế hệ tương lai”. LHQ định nghĩa: Binh sĩ trẻ em là những người dưới 18 tuổi, được một lực lượng vũ trang hoặc một nhóm vũ trang tuyển mộ hoặc sử dụng với các nhiệm vụ khác nhau như lính chiến, đầu bếp, vận chuyển, do thám…
Đoạn phóng sự không nêu tuổi thật, nhưng trong lần xuất hiện trên kênh truyền hình YLE (Phần Lan) trước đó, Royce nói rằng mình 15 tuổi; đứng cạnh cậu là 2 binh sĩ trẻ, một người 17 tuổi, đầu trùm kín. Những người như Royce và Stark có lẽ không phải là cá biệt, khi mà một số chỉ huy ly khai cho biết, có những cậu bé tầm 16 tuổi đã gia nhập hàng ngũ. Số này thường được chuyển đến các trại huấn luyện, được dạy cách sử dụng vũ khí và cơ động trên chiến trường.
Truyền thông Ukraine ngay lập tức bày tỏ sự “phẫn nộ” trước thông tin mà phía Nga phát đi. Kênh One Plus One bình luật, quân ly khai đã tuyển mộ cả trẻ em để “sẵn sàng giết hại người Ukraine ở Donetsk”. Thế nhưng, một kênh truyền hình khác là 5 Kanal thì lại cho phát phóng sự ngắn về một bé trai 17 tuổi đã có 2 tháng cầm súng phục vụ quân chính phủ tại khu vực chiến sự, mà không bàn đến tính đúng-sai. Cậu bé này là lính công binh, thuộc biên chế một Tiểu đoàn tiễu phạt đứng về phía Kiev, bị thương khi tham chiến tại Savur Mohyla, một điểm nóng về chiến sự.
Video đang HOT
Cậu lính công binh 17 tuổi (phải) và chỉ huy tiểu đoàn tiễu phạt trở về từ vùng chiến sự (ảnh: Ukrayina TV)
Việc tuyển mộ trẻ em tham chiến ở Ukraine có thể chưa diễn ra trên diện rộng, nhưng nó cũng đã gây ra những quan ngại sâu sắc. Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) đã cho mở cuộc điều tra về “bằng chứng liên quan đến việc trẻ em đã được tuyển mộ và tham chiến trực tiếp tại Ukraine”.
Báo cáo mới nhất của LHQ cho thấy, kể từ tháng 4/2014 đến nay, xung đột tại Ukraine đã làm hơn 4.300 người chết, gần 10.000 bị thương. Khoảng 467.000 cư dân miền Đông đã phải đi lánh lạn tại nhiều vùng ở Ukraine, hơn 450.000 người khác chạy tị nạn ra nước ngoài, chủ yếu là sang Nga.
Theo Hoài Thanh/ BBC
Tin tức
"Người Việt Nam trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất"
"Người Việt Nam trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914-1918)" là tên cuộc triển lãm ảnh do Hội Người Việt Nam tại Pháp (UGVF) tổ chức tại trụ sở của Hội tại Paris từ ngày 19/11 đến ngày 30/12.
Pano giới thiệu Triển lãm ảnh về Người Việt Nam trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất tại Pháp
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, hơn 100 bức ảnh tư liệu được khai thác từ Kho Hình ảnh tư liệu quân sự được lưu giữ tại Thư viện Tài liệu đương đại quốc tế của Pháp đã cho thấy điều kiện sống và làm việc của những người Việt Nam đầu tiên bị Chính phủ bảo hộ Pháp đưa sang "mẫu quốc" trong những năm đầu thế kỷ XX để phục vụ chiến tranh.
Phát biểu tại buổi lễ khai mạc triển lãm, đại diện ban lãnh đạo UGVF cho biết cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại Pháp là một cộng đồng có truyền thống lâu đời nhất. Năm nay, nước Pháp kỷ niệm 100 năm Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Đây là dịp để UGVF tổ chức hoạt động tưởng nhớ những người Việt Nam bị chính quyền thực dân đưa sang Pháp để phục vụ chiến tranh, nhưng thường bị lãng quên trong các lễ kỷ niệm tại Pháp.
Nhà sử học Pierre Brocheux giới thiệu bối cảnh lịch sử khi người Việt Nam bị trưng dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất
Nhân dịp này, nhà sử học Pierre Brocheux đã giới thiệu bối cảnh lịch sử khi gần 100.000 người Việt Nam được tuyển dụng và đưa sang Pháp trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Theo ông, những người này vừa là "thợ" vừa là "lính", làm việc chủ yếu trong các lĩnh vực như hậu cần, chế tạo vũ khí và quân dụng, thu dọn chiến trường, vận chuyển thương binh và trực tiếp tham gia chiến đấu. Cụ thể, 4 tiểu đoàn chiến đấu lính thuộc địa Đông Dương đã được thành lập, trong đó 2 tiểu đoàn chiến đấu chống lại quân Đức trên các chiến trường ở Đông Bắc nước Pháp, 2 tiểu đoàn còn lại chiến đấu ở mặt trận phía Đông bao gồm Hy Lạp, Macedonia chống lại các đạo quân đến từ Áo, Bulgaria và Albania. 15 tiểu đoàn khác cũng được hình thành để làm công tác hỗ trợ hậu cần cho quân đội. Họ là những người thợ được đưa đến làm việc tại các kho vũ khí, xưởng thuốc súng và các xưởng quân giới khác thay thế những người Pháp phải ra chiến trường.
Bạn bè Pháp và kiều bào chăm chú xem các bức ảnh tư liệu
Theo các tài liệu lưu trữ, gần 100.000 người xuất thân chủ yếu từ các vùng quê nghèo của Việt Nam được huy động cho các cuộc chiến tranh của Pháp trên tổng số 340.000 lính thuộc địa đến từ châu Phi và Đông Dương là một một tỷ lệ khá lớn. Ngoài ra, Ngân quỹ Đông Dương cũng đóng góp 541 triệu quan Pháp cho chi phí chiến tranh của Pháp. Bên cạnh đó, hàng chục tấn vũ khí và hàng hóa các loại cũng được chuyển từ Đông Dương thuộc địa nhằm cung ứng cho chiến trường tại Pháp. Đối với những người lao động Việt Nam, hành trình di chuyển cực khổ đã làm cho một số người chết vì bệnh tật trước khi đặt chân lên đất Pháp. Khi đến Pháp, họ phải làm những công việc nặng nhọc và độc hại. Nhiều người trong số họ đã sớm nhận thức được sự phi nghĩa khi nước Pháp bắt người dân các nước thuộc địa phải đổ máu và chi tiền cho cuộc chiến tranh của họ.
Ảnh tư liệu về những người lính thợ Việt Nam được khai thác từ Thư viện tư liệu quốc tế đương đại của Pháp
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Pháp, nhà nghiên cứu Franois Triệu, người đã dành 4 tháng để nghiên cứu và tập hợp các bức ảnh tư liệu cho biết, đối với ông, một người Việt Nam sinh ra và lớn lên tại Pháp, triển lãm này là một "nghĩa vụ tinh thần" nhằm thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn với những hy sinh của lớp người đi trước. Đồng thời, nó cũng cho người Pháp và người Việt Nam tại Pháp thấy được một phần trang sử đã qua, để hiểu và trân trọng những gì có được ngày nay.
Tin, ảnh theo: Bích Hà (P/v TTXVN tại Paris)
Tin tức
Nga lên tiếng về làn sóng biểu tình ở Mỹ Nga ngày 25/11 đã lên án tình trạng phân biệt chủng tộc ở Mỹ, đồng thời cảnh báo điều này sẽ đặt ra thách thức lớn đối với sự ổn định của cường quốc số một thế giới. Nước Mỹ đang chìm trong làn sóng biểu tình bạo động tồi tệ nhất nhiều năm trở lại đây. Đại diện Bộ Ngoại giao Nga...