Hé lộ chuyện học thêm chui của con nhà giàu ở Triều Tiên
Trong khi các trường học công ở Triều Tiên có chương trình giáo dục riêng, một số phụ huynh vẫn muốn cho con em mình hưởng một nền giáo dục thực thụ.
Ở Hàn Quốc, những đứa trẻ học đến kiệt sức vì học xong ở trường phải đi thẳng đến hagwon – trung tâm học thêm. Chúng được cha mẹ hướng cho phát triển các năng khiếu âm nhạc, hoặc nâng cao khả năng toán học và tiếng Anh so với các bạn cùng trang lứa. Vì vậy, học thêm gần như là điều bắt buộc.
Ngược lại, ở Triều Tiên, nhà trường thường bắt học sinh lao động bắt buộc trên các cánh đồng sau giờ học.
Trong những năm gần đây, xu hướng học hành của trẻ em Triều Tiên cũng bắt đầu giống với Hàn Quốc hơn, ít nhất là với một vài thành phần trong xã hội.
Trong số 116 người Triều Tiên mới đào tẩu được các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Seoul phỏng vấn năm nay, 1/3 cho biết từng học thêm khi còn ở Triều Tiên. Một số người còn từng làm gia sư riêng, theo Economist.
Cho Jeong Ah từ Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc cho biết một cuộc khảo sát đã cho thấy quan điểm về giáo dục của các bậc phụ huynh Triều Tiên đang thay đổi. Càng ngày việc học thêm hay học gia sư càng được coi là khoản đầu tư cho tương lai của con em họ, thay vì chấp nhận hoàn toàn theo chính sách của nhà nước như trước đây.
Các gia đình Triều Tiên đua nhau cho con học thêm dù bị chính phủ cấm. Ảnh: Getty.
Video đang HOT
Về mặt lý thuyết, việc trả tiền cho giáo dục bị cấm ở Triều Tiên. Nhưng trên thực tế, người Triều Tiên đã phải trả tiền học kể từ sau nạn đói những năm 1990, khi các dịch vụ công bị đình trệ, khiến không chỉ thực phẩm mà sách giáo khoa, trang thiết bị trường học và tiền lương cho giáo viên cũng bị cắt.
Ngày nay, nhiều em học sinh buộc phải trả tiền cho giáo viên để được có mặt trong các lớp học thêm. Nếu không, chúng phải giúp giáo viên thu hoạch vào vụ mùa và vào mùa đông thì mang củi đến lớp.
Các gia sư hàng đầu đều xuất thân là các giáo viên trường công muốn kiếm thêm tiền. Dần dà, việc dạy kèm phát triển thành một nghề trong nền kinh tế xám của Triều Tiên.
Chi phí học gia sư trung bình một tháng một môn vào khoảng 30 USD. Chính phủ cũng có vẻ nhắm mắt làm ngơ trước các trung tâm dạy thêm, miễn là cha mẹ các em không quá phô trương về chúng.
Việc dạy kèm có lẽ giúp ích lớn nhất cho những đứa trẻ con nhà giàu. Theo ông Thae Yong Ho, cựu nhà ngoại giao Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc, các bậc phụ huynh ở Bình Nhưỡng và ở thủ phủ của các tỉnh muốn cho con học thêm để có cơ hội được nhận vào các trường trung học tốt nhất. Ở đó, con họ sẽ được miễn lao động bắt buộc và có cơ hội thi vào các trường đại học cao hơn.
Các bộ môn như âm nhạc và ngoại ngữ rất phổ biến ở các trung tâm học thêm vì những đứa trẻ học chúng có thể trở thành các nhà ngoại giao hoặc nhạc sĩ chuyên nghiệp trong tương lai, có cơ hội đi du lịch nước ngoài.
Tuy những trường hợp của người đào tẩu không thể đại diện cho cả đất nước, nhưng thực tế là những phụ huynh Triều Tiên cũng đang sẵn sàng bỏ tiền để “chạy đua giáo dục” như ở Hàn Quốc.
Theo Zing
Trường nhà giàu và tầng lớp 'ngậm thìa vàng'
Bộ Giáo dục Hàn Quốc vừa thông báo: Từ tháng 3/2025 sẽ bãi bỏ các trường trung học dành cho con nhà giàu trên khắp cả nước.
Đây được xem là một phần nỗ lực cải thiện sự công bằng trong hệ thống giáo dục. Vấn đề này từ lâu đã râm ran trong xã hội Hàn Quốc "thời hậu công nghiệp" cũng như khiến người ta liên hệ tới cuộc tranh cãi về tầng lớp "ngậm thìa vàng" ở nước này.
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Yoo Eun-hae (thứ 2 từ phải sang) tại cuộc họp báo hôm 7/11. Ảnh: Yonhap.
Nỗ lực xóa bỏ trường nhà giàu
"Vào năm 2025, tất cả các trường tư thục tự chủ, trường chuyên ngoại ngữ, trường quốc tế sẽ trở thành trường bình thường và chúng ta sẽ đặt nền tảng cho hệ thống giáo dục tín chỉ và hướng đến tương lai đối với trường trung học" - Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Yoo Eun-hae cho biết trong cuộc họp báo tại Seoul hôm 8/11.
Bà Yoo nhấn mạnh, dân chúng đã và đang lo ngại sự chênh lệch trong giáo dục sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội. Bà Yoo cũng không quên khẳng định chất lượng giảng dạy tại các trường trung học công lập sẽ được nâng cao bằng các chương trình giảng dạy đa dạng và hệ thống tín chỉ mới, cũng bắt đầu từ năm 2025. Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc sẽ phân bổ khoảng 2.000 tỉ won (1,73 tỉ USD) để cải thiện năng lực của trường thông thường trong giai đoạn 5 năm.
Một nhận định trên tờ The Korea Herald cho rằng, thông tin về sự thay đổi nói trên được đưa ra trong bối cảnh có nhiều chỉ trích rằng trường dành cho con nhà giàu đã khiến gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong giáo dục. Theo đó, các trường loại này trở thành phương tiện để vào các trường đại học danh giá mà tấm bằng từ trường đó sẽ là một trong những yếu tố quyết định tương lai của một con người, từ công việc cho đến hôn nhân.
Được biết, học phí tại trường con nhà giàu cao gấp 3 lần mức trung bình. Tính đến tháng 4/2019, Hàn Quốc có 79 "trường nhà giàu", thu hút khoảng 4% học sinh trung học. Trong khi đó, khoảng 1.555 trường trung học bình thường đang giảng dạy cho hơn 1,1 triệu học sinh.
Dù vậy, không phải ai cũng hoan nghênh kế hoạch nói trên. Liên đoàn các Hiệp hội giáo viên Hàn Quốc (KFTA) gọi đây là động thái từ bỏ tính đa dạng của trường học, không phù hợp với hướng đi mà các nước phát triển đang theo đuổi.
Tầng lớp "ngậm thìa vàng"
Tới nay người dân Hàn Quốc vẫn "băn khoăn" về một "thế giới không đặc quyền" được Tổng thống Moon Jae-in nêu ra. Hiểu một cách đơn giản thì đó là một xã hội Hàn Quốc phát triển đồng đều, mọi người đều có cơ hội như nhau. Tuy nhiên vụ gia tộc của tân Bộ trưởng Tư pháp Cho Kuk vướng vào nhiều cáo buộc tham nhũng, trong đó có vợ ông - người bị buộc tội giả mạo hồ sơ học vấn để đưa con gái vào trường Y - như một cáo buộc động trời trong xã hội coi học vấn là con đường quan trọng nhất dẫn tới thành công. Công tố viên cũng cáo buộc em trai ông Cho tội biển thủ và hối lộ thông qua một trường học tư nhân.
Vụ bê bối đã trở thành một ví dụ về những người sinh ra đã "ngậm thìa vàng trong miệng"- thuật ngữ được dùng để chỉ đặc quyền của con cái, người thân tầng lớp tinh hoa ở Hàn Quốc- giải thích của giáo sư trợ giảng Đại học Yonsei ở Seoul, ông An Jun-seong. Đa phần người Hàn xem tranh cãi về tầng lớp "ngậm thìa vàng" là biểu hiện của việc cạnh tranh không lành mạnh kiểu mới trong ngành giáo dục, khi mà họ có một gia đình (hay gia tộc) quá giàu có từ đó bằng những cách khác nhau đã nhận được vị trí tốt trong những trường học chất lượng cao. Điều đó đủ bảo đảm để họ tiếp tục "ngậm thìa vàng" suốt cuộc đời.
Trở lại câu chuyện của giáo sư An, ông này cho rằng con đường học vấn danh giá của con gái Cho Kuk, từ trường trung học quốc tế tới đại học Y đã được sắp xếp tỉ mỉ, khéo léo với sự giúp sức của "vài giáo sư nổi tiếng". Họ được cho là những người có lợi ích kinh tế hoặc chính trị với nhau.
Chính vì thế, việc bà Bộ trưởng Giáo dục Yoo Eun-hae quyết tâm xóa bỏ "trường nhà giàu" được coi là một cuộc cách mạng ở Hàn Quốc, tất nhiên là nếu nó thành công.
Thế Tuấn
(Nguồn tham khảo: The Korea Herald, SCMP)
Theo daidoanket
Hàn Quốc xóa bỏ trường "con nhà giàu" Bộ Giáo dục Hàn Quốc sẽ yêu cầu các trường tư, trường quốc tế sẽ tuyển sinh tương tự như các trường công. Báo Hàn ví von đây là một cách "xóa bỏ các trường trung học dành cho con nhà giàu". Phát biểu tại buổi họp báo tổ chức tại Seoul, Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Yoo Eun Hae cho biết,...