Hé lộ chương trình ngoại cảm bí mật của CIA
Các tài liệu giải mật của CIA tiết lộ, tình báo Mỹ đã sử dụng một nhóm những cá nhân được cho là có khả năng ngoại cảm để thu thập tin tình báo.
Sputnik dẫn các tài liệu trên cho hay, chương trình trên được thiết lập vào năm 1975. Có hàng trăm người tham gia ứng tuyển vào chương trình song chỉ có 6 người được chọn để triển khai các chiến dịch.
Hé lộ chương trình ngoại cảm bí mật của CIA
Trong suốt vài năm, chương trình mang bí danh “Grill Flame” chỉ tập trung vào nghiên cứu và thu thập các giả thuyết về khả năng siêu linh. Tuy nhiên, tới năm 1979, đã có một bước ngoặt diễn ra khi nó được sử dụng để giúp tìm kiếm một máy bay mất tích của hải quân Mỹ.
Chiến dịch đã thành công khi các nhà ngoại cảm có thể xác định vị trí máy bay mất tích với sai số khoảng 24km. Tổng thống Mỹ khi đó là Jimmy Carter đã đề cập gián tiếp tới chương trình này trong một cuộc trả lời phỏng vấn diễn ra sau vụ tai nạn.
“Một máy bay của chúng ta bị rơi ở Cộng hòa Trung Phi, đó là một máy bay nhỏ, hai động cơ. Và chúng ta không tìm thấy nó dù có ảnh vệ tinh. Vì thế, giám đốc CIA đã tới và nói với tôi rằng ông ấy đã liên lạc với một người phụ nữ ở California có khả năng siêu nhiên. Khi xuất thần, bà ấy đã viết ra vĩ độ và kinh độ, rồi chúng tôi đã triển khai vệ tinh theo hướng đó, và tìm thấy máy bay”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các chiến dịch sau đó dường như không mấy thành công. Một trong những thất bại nặng nề nhất của chương trình là vụ khủng hoảng con tin ở sứ quán Mỹ tại Iran cùng năm.
Theo các tài liệu giải mật, các nhà ngoại cảm liên tục đưa ra các thông tin không chính xác trong suốt cuộc khủng hoảng. Các vị trí mà những nhà ngoại cảm phán đoán đôi khi cách xa điểm thực hàng trăm kilomet.
Dù thất bại trong chiến dịch ở Iran, song chương trình Grill Flame vẫn kéo dài tới 14 năm. Qua nhiều lần đổi tên và người giám sát, nhưng nó vẫn tồn tại. Thậm chí là tới tận bây giờ, những tranh cãi xoay quanh chương trình này vẫn rất mạnh.
“Các nhà ngoại cảm cũng hữu ích như các nguồn lực tình báo khác”, Edwin May, một nhà vật lý từng làm việc với Grill Flame nói.
Chương trình bị đóng cửa chính thức vào năm 1995, sau khi CIA kết luận rằng nó không đưa ra được những thông tin cụ thể, xác thực và có giá trị về tình báo.
(Theo Vietnamnet)
Trump có thể phá vỡ mạng lưới điệp viên Mỹ vì sắc lệnh nhập cảnh
Cựu giám đốc Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đánh giá sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump có nguy cơ phá vỡ hệ mạng lưới điệp viên quốc tế của tình báo nước này.
Cựu giám đốc NSA và CIA Michael V. Hayden. Ảnh: AFP
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 27/1 ký sắc lệnh cấm nhập cảnh Mỹ với công dân từ 7 quốc gia Hồi giáo lớn trong 90 ngày. Michael V. Hayden, cựu giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) từ 1999-2005 và CIA (2006-2009) mới đây đã có bài viết trên Washington Post đánh giá về tác động của sắc lệnh đối với việc xây dựng mạng lưới điệp viên của cộng đồng tình báo nước này.
Theo ông Hayden, các điệp viên, cộng tác viên và nguồn tin của CIA tại các quốc gia nằm trong danh sách cấm nhập cảnh đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động. Họ bị phân tán nguồn lực trong việc giúp đối phó với các mối đe doạ nhằm vào Mỹ. Sắc lệnh của ông Trump đang phá hỏng niềm tin của những người cung cấp tin bản địa, những người đã hứa sẽ bảo vệ chính phủ và người dân Mỹ được an toàn. Nhưng cuộc sống và tính mạng của họ lại đang bị đe dọa do nước Mỹ từ chối họ.
Cựu giám CIA khẳng định nguyên tắc của cơ quan này khi tuyển một nguồn tin là phải có trách nhiệm đảm bảo lâu dài cho cuộc sống của nguồn tin và những người thân của họ, cũng như phải xây dựng niềm tin vào nước Mỹ cho các điệp viên. Nhưng nay, niềm tin này đang bị tấn công bởi lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Mỹ.
Ông Hayden đánh giá rằng lệnh cấm của ông Trump chính là sự hiện thực hóa những ngôn từ hận thù và chống Hồi giáo trong chiến dịch tranh cử của ông. Trong khi đó, với nền văn hóa tôn vinh lòng tự trọng ở Trung Đông, tuyển mộ một người mà ta vừa rút súng bắn họ còn dễ dàng hơn là tuyển mộ một người mà cộng đồng của anh ta vừa bị ta xúc phạm.
Theo một trưởng cụm tình báo của CIA tại Trung Đông, rất nhiều điệp viên được Mỹ tuyển dụng từng chỉ trích các chính sách của Mỹ, can thiệp của Mỹ nhưng lại có cảm tình với nước Mỹ. Trong tâm trí những điệp viên này, nước Mỹ là nơi họ được chào đón.
Ví dụ điển hình là Mohammed Shahwani, một người Iraq và cũng là anh hùng của Mỹ. Từng định cư tại Leesburg, bang Virginia, Mỹ vào năm 2003, Shahwani được CIA thuyết phục về nước thiết lập và chỉ huy một mạng lưới điệp viên hiệu quả trong thời kỳ hậu Saddam Hussein.
Và nay, sau lệnh cấm mọi thành viên trong gia đình Shahwani vẫn ở Iraq không thể quay trở lại Mỹ vì lệnh cấm.
"Vấn đề là trong cuộc chiến chống lực lượng khủng bố tại Iraq hiện nay, Mỹ rất cần những người như Shahwani và đồng đội của ông", cụm trưởng tình báo CIA nhấn mạnh.
Hayden phân tích, những hệ lụy của lệnh cấm nhập cảnh sẽ không trôi qua một cách nhanh chóng. Những lời xúc phạm khó có thể phai nhạt. Trong khi đó, nước Mỹ và trực tiếp là CIA sẽ bị bỏ rơi. Các tin tức thu được chỉ bằng tiền là loại tin tức tệ hại nhất trong các loại tin tình báo.
"Vì lệnh cấm và tư tưởng kỳ thị của những chính trị gia có tư tưởng cứng nhắc mà các điệp viên CIA sẽ phải làm việc vất vả với những gánh nặng không cần thiết", ông Hayden nhấn mạnh.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
CIA từng dùng nhà ngoại cảm để thu thập tin tình báo Trong Chiến tranh Lạnh, cơ quan tình báo Mỹ CIA đã khởi động chương trình tối mật, tuyển chọn những người được cho là có khả năng tâm linh để thu thập thông tin tình báo. Ảnh minh họa. Theo Sputnik, các tài liệu giải mật tiết lộ, cơ quan tình báo Mỹ (CIA) đã mở chiến dịch sử dụng nhà ngoại cảm...