Hé lộ chiêu ‘ăn cắp’ tinh vi của các cây xăng
Hành vi gian lận của các cây xăng ngày càng tinh vi. Họ không còn sử dụng chip, mạch tích hợp gắn thêm để đấu nối vào phương tiện đo như trước đây mà chuyển sang sử dụng những công nghệ hiện đại hơn nhiều.
Dù lực lượng chức năng vẫn thường xuyên tổ chức các cuộc thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, tuy nhiên thủ đoạn của các đối tượng này ngày càng tinh vi nên nhiều lúc phải đi về tay trắng. Không đầu hàng, qua quá trình mày mò nghiên cứu của cán bộ Chi cục quản lý thị trường Gia Lai, một số thủ đoạn gian lận tinh vi đã dần hé lộ…
Muôn kiểu hành vi gian lận
Tang vật gian lận do cơ quan chức năng tịch thu được
Theo ông Nguyễn Văn Tấn – Phó Giám đốc Sở Công thương kiêm Chi cục Trưởng Chi cục QLTT tỉnh Gia Lai, công tác bóc trần việc gian lận trong kinh doanh xăng dầu phải nói là rất khó khăn. Vì những đối tượng này không ngừng cập nhật công nghệ hiện đại nên cuộc chiến chống gian lận thương mại khá nan giải.
Qua nhiều nguồn tin, chúng tôi viết được có những đơn vị kinh doanh gian lận, tuy nhiên vì thủ đoạn của những doanh nghiệp này rất tinh vi nên nhiều lúc biết là gian nhưng chứng cứ không đủ. Không đầu hàng, anh em trong Chi cục đã tự mày mò, nghiên cứu và học hỏi từ nhiều nơi nên cũng dần nắm được một số thủ đoạn của những đối tượng kinh doanh gian lận.
Được biết, trước đây thủ đoạn của các chủ cây xăng dầu gian lận thường là tự ý tháo niêm chì của đơn vị Đo lường để điều chỉnh. Cụ thể, gắn thêm bo mạch tích hợp vào hệ thống; can thiệp trên bộ tạo xung và dây xung; thay thế IC chương trình trên bo mạch chính; lập trình gian lận và nạp chương trình trực tiếp lên IC của bo mạch.
Gần đây, những hành vi gian lận ngày càng tinh vi hơn, không còn sử dụng chip, mạch tích hợp gắn thêm để đấu nối vào phương tiện đo như trước đây mà chuyển sang sử dụng những công nghệ hiện đại như sử dụng IC (vi mạch); EEPROM (bộ nhớ lập trình được và có thể xóa bằng điện).
Video đang HOT
IC, EEPROM khi đã được lập trình sẵn có thể thay đổi mức chênh lệch mà chỉ người lập trình mới biết được mật khẩu này. Khi bán cho chủ cơ sở kinh doanh xăng dầu có kèm theo mật khẩu cài đặt gian lận từ 1% đến 7% và cách xóa gian lận trả về sai số cho phép 0,5%.
Nếu gian lận bằng IC và EEPROM thì quá trình cài đặt gian lận chỉ được sử dụng trực tiếp trên cột bơm, còn xóa gian lận thì được thực hiện bằng hai cách: một là bấm phím T, C và E, hai là cúp hoặc nhá điện. Chỉ cần dòng điện thay đổi thì có thể xóa hết dấu vết vi phạm.
Khi cầu dao bật trở lại, các đồng hồ điện tử tự động khởi động lại hệ thống như bình thường, lúc này hành vi điều chỉnh gian dối đã được xóa sạch. Khi muốn gian lận trở lại thì nhập mã trực tiếp từ bàn phím của cột bơm.
Gian lận kiểu này rất khó phát hiện vì IC chương trình trên bo mạch chính của cột đo vẫn còn tem niêm phong của đơn vị Đo lường và của nhà sản xuất, không có chứng cứ chứng minh hành vi làm thay đổi tình trạng kỹ thuật và đặc tính đo lường của phương tiện đo.
Ông Tấn còn cho biết thêm, những loại cột đo nhiên liệu điện tử có thể can thiệp vào bo mạch bằng công nghệ cao để gian lận chủ yếu được cung cấp từ các doanh nghiệp như: Công ty Nam Dương, Phương Nam, SEEN, Chí Cường, Doanh nghiệp tư nhân Vân Nhi.
Riêng cột đo nhiên liệu điện tử hiệu TATSUNO (thiết bị nhập khẩu của Nhật do Công ty Thiết bị Xăng dầu Petrolimex lắp ráp) và cột đo nhiên liệu HANSUNG (Hàn Quốc) thì chưa thấy can thiệp vào IC để gian lận. Tuy nhiên vẫn có thể can thiệp vào bộ đĩa tạo xung, dây xung để gian lận.
Theo VTC
Ma trận hàng giả đội lốt 'đại hạ giá' cuối năm
Hà Nội những ngày rét đậm, các mặt hàng quần áo ấm, chăn, ga "đắt khách" hơn bao giờ hết. Các mặt hàng gắn biển "đại hạ giá" cũng bắt đầu vào mùa làm ăn. Đằng sau giá bán rẻ bất ngờ ấy là không ít chiêu lừa tinh vi khách hàng khó nhận biết.
1001 chiêu lừa "đại hạ giá"
Những ngày này, đi ngang các phố lớn của Hà Nội, người đi đường dễ thấy đâu đâu cũng trưng biển quảng cáo với slogan hấp dẫn như "giá rẻ bất ngờ", "đại hạ giá", "xả hàng cuối năm", "dốc hàng về quê ăn tết"... Để chọn được những sản phẩm đẹp, đúng giá trong "ma trận" đại hạ giá ấy hoàn toàn không dễ. Nhưng rất nhiều người vẫn thích mua sắm tại các cửa hàng này vì đinh ninh mình có thể mua được hàng rẻ thật.
Nhiều cửa hàng đua nhau giảm giá vào dịp cuối năm.
Chiều ngày 17/1, tại một cửa hàng một giá đang treo biển "đại hạ giá" trên phố Khâm Thiên (Hà Nội) có khoảng 4,5 thanh niên đang hào hứng chọn áo khoác trong đống hàng còn mới cứng, nguyên tem nhập khẩu từ Trung Quốc với giá 200.000 đồng/chiếc.
Trong không gian xô bồ, người thả ra, người nhặt lại ấy, có một vị khách đã mua hàng trước đó mang chiếc áo khoác ra đổi tại quầy thanh toán với lý do hàng bị tuột chỉ phần lớp áo lót bên trong. Chủ tiệm kiêm quản lý niềm nở đổi cho khách, đồng thời không quên phân bua: "Chắc cả lô hàng bị "dính" một cái". Người khách đi đổi áo tên Phong (Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội) băn khoăn: Lúc mua anh đã ngắm nghía rất kỹ vậy mà... về nhà vẫn thấy hàng lỗi.
Tại một điểm xả hàng trong ngõ Giáp Bát, nhân viên bán hàng không ngừng quảng cáo: sản phẩm bày bán là hàng công ty xuất khẩu 100%. Tuy nhiên, trên thực tế khách khó mà chọn được chiếc áo ưng ý. Hầu hết áo khoác ở đây đều gắn mác của các thương hiệu khá nổi tiếng như May 10, Việt Hưng, Sài Đồng... giá cả đa dạng, phong phú với đủ loại từ 220.000 - 300.000 đồng/chiếc. Trong khi đó, nhân viên bán quần áo của công ty Việt Hưng tại siêu thị BigC (Hà Nội) lại cho rằng: Hàng công ty bán niêm yết đúng giá ghi trên sản phẩm, thời gian này không có chính sách ưu đãi, giảm giá.
Cũng tương tự, shop Nh. trên phố Nguyễn An Ninh (Hà Nội) ngay lập tức thu hút khách qua đường bởi tấm biển hoành tráng "Dốc hết về quê ăn tết"... nhưng qua khảo sát của chúng tôi và nhiều khách hàng vào mua sắm, giá ở đây không "dốc hết" chút nào. Theo nhân viên bán hàng, mỗi sản phẩm chỉ giảm tối đa là 25.000 đồng, treo biển quảng cáo "hot" với mục đích thu hút thêm khách, chỉ một phần giảm giá thật trên từng sản phẩm.
Không chỉ mặt hàng quần áo, chăn ga gối đệm tại nhiều cửa hàng cũng treo biển thanh lý, giảm giá. Tại một showroom chăn ga gối đệm K. trên phố Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội, một số chiếc chăn được giảm giá tới 50% nhưng không nhiều khách chọn mua bởi sự thật: những chiếc chăn đó đều bị cũ, bụi hoặc lỗi chỉ.
"Treo đầu dê, bán thịt chó"?
Hớn hở vì mua được một bộ chăn ga với giá 1,3 triệu đồng, giảm giá tới 50%, chị Hà (Khương Trung, Hà Nội) mang về giặt thì thấy hàng phai màu không giống như hàng của hãng trước đó chị đã mua. Quá bực mình, chị tức tốc trở lại cửa hàng để hỏi nhân viên nhưng trả lời chị lại là một người bán khác và họ cũng bâng quơ theo kiểu "không biết", "vì hàng đại hạ giá nên không đổi, không bảo hành"...
Không chỉ riêng mặt hàng chăn, ga, gối, nhiều người ham của rẻ mua hàng đại hạ giá về dùng phải "ngậm bồ hòn" vì hàng hóa nhanh chóng bị hỏng ngay hoặc gặp phải sự cố ngay sau đó.
Không ít khách hàng "nếm trái đắng" vì không cẩn thận khi chọn hàng giảm giá.
Anh Nguyễn Trường Anh (Tân Mai, Hà Nội) kể, anh vừa mua một chiếc áo phao có mác của công ty V.H với giá 350.000 đồng, trong khi các hàng khác đều trên 1 triệu đồng. Khi về giặt anh giật mình vì lớp chỉ trong đã bục và áo ngấm nước như một chiếc đệm nước, không thể vắt khô để phơi như những chiếc áo khác.
Trên đường vành đai 3, mặc dù bụi bẩn nhưng những hàng đại hạ giá quần áo, chăn, ga vẫn mọc lên nhan nhản. Những chiếc áo phao dính đầy bụi trắng được gắn mác của Trung Quốc vẫn thu hút khá nhiều người mua vì giá cả khá "mềm". Người bán hàng mặc chính hàng của mình và quảng cáo "hùng hồn": áo của anh đã mặc 3 năm nay mà vẫn còn "xịn". Hàng nhìn không bắt mắt vì bụi chứ không phải hàng cũ.
Trong khi đó, một người bán giày ngay cạnh lại thì thầm: "Toàn hàng cũ họ gắn mác vào đấy, hàng mới làm gì có giá hơn 100.000 đồng/chiếc áo khoác". Mỗi ngày anh ta bán ra hàng 30 chiếc áo như vậy với hàng giả hoặc hàng cũ thì cũng tương đương như vậy số khách hàng bị mắc lởm vì ham của rẻ.
Ngoài ra, một số cửa hàng lợi dụng treo biển "đại hạ giá" để lừa khách hàng bằng cách nhập các sản phẩm gia công, thậm chí là hàng đã qua sử dụng về bày bán lẫn với các sản phẩm giảm giá thực sự. Nếu người tiêu dùng không tinh, sẽ bị "hớ" ngay.
Chị Nguyễn Thị Hằng (Tôn Đức Thắng, Hà Nội) kể: "Có lần tôi vào một cửa hàng bán quần áo sản xuất tại Việt Nam hẳn hoi, về nhà đang phấn khởi vì mua được một cái áo hạ giá nhưng khi nhìn kỹ, tôi mới phát hiện là hàng nhái". Nhiều lần mua hàng đại hạ giá, chỉ sau đó ít hôm đã nhận ra ngay chất lượng sản phẩm không như mình muốn, chị tự nhủ: Sẽ "cạch" hàng đại hạ giá, thanh lý vì phần lớn các cửa hàng chỉ "treo đầu dê, bán thịt chó", bằng cách này hay cách khác "bịt mắt" người tiêu dùng.
Theo VTC
Ra lò cả ngàn lít rượu mỗi ngày mà không cần bếp "Tam Đa đệ nhất rượu... cồn" đã trở thành câu nói quen thuộc của những dân "sành rượu". Hàng ngày, hàng nghìn thùng rượu vẫn được ra lò với "công nghệ" làm giả tinh vi, được cất lên xe tải chở về TP Hà Nội tiêu thụ. Cách đây 3 năm, nhiều người có thể đã từng nghe tới câu nói: "Tam Đa...