Hé lộ cách Mỹ dùng chiến đấu cơ F-35 nếu chiến tranh với Trung Quốc
Giới chức không quân Mỹ vừa lần đầu tiên công bố kế hoạch sử dụng các chiến đấu cơ tàng hình như F-35 trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Trung Quốc.
Thiếu tướng Jeff Harrigian và Đại tá Max Marosko của không quân Mỹ mới đây đã phác thảo ra chiến lược triển khai máy bay F-35 mà Mỹ định sử dụng trong một tài liệu mới được đăng tải bởi Học viện nghiên cứu hàng không Mitchell vào hôm 30.6. Trước đây, Mỹ từng nói rất nhiều về công nghệ hiện đại trên F-35 nhưng đây là lần đầu tiên có quan chức cấp cao tiết lộ cách Washington sẽ dùng chiếc máy bay này trong trường hợp chiến tranh.
Lầu Năm Góc đặt ra giả thuyết một cuộc chiến sẽ nổ ra vào năm 2026, đối phương cố gắng làm nhiễu tín hiệu radar của các máy bay Mỹ và chỉ có các phi cơ tàng hình như F-22, F-35 hay oanh tạc cơ B-2, B-21 có thể bay an toàn và tấn công mục tiêu.
Mỹ sẽ triển khai máy bay F-35 trải dài ở các sân bay dân sự và quân sự trên Thái Bình Dương thay vì tập trung ở một siêu căn cứ như hiện nay
Không quân Mỹ lúc này sẽ trải dài lực lượng chiến đấu cơ ra các sân bay dân sự và quân sự ở Thái Bình Dương, cách chiến trường khoảng 1.600km, nhằm tránh khỏi tên lửa hành trình hoặc đạn đạo của quân địch có thể phá hủy toàn bộ khí tài trong một đợt tấn công. Hiện nay, Mỹ hay tập trung nhiều máy bay vào một siêu căn cứ trong khu vực.
Video đang HOT
“Các máy bay như F-35 và F-22 có thể triển khai ở ngay các sân bay dân sự do hệ thống máy tính hiện đại của nó có khả năng tự dẫn đường mà không cần đến các đài kiểm soát không lưu. Những máy bay đời cũ như F-16 và F-15 buộc phải đóng ở các căn cứ nằm xa chiến trường và nằm ngoài tầm với của tên lửa quân địch do không có khả năng lẩn trốn trước radar”, ông Harrigan giải thích.
Tài liệu trên không nói rõ Mỹ đặt ra tình huống Trung Quốc trở thành đối thủ của mình nhưng lấy giả thuyết cuộc chiến tranh tương lai diễn ra ở một khu vực trọng yếu trên thế giới và F-35 phải triển khai đến căn cứ ở Úc. Chỉ có Trung Quốc và Nga mới có chiến đấu cơ thế hệ 5 hoặc các hệ thống phòng không đủ mạnh để đối đầu với F-35, nhưng Nga thì lại quá xa với căn cứ quân sự ở Úc nên đây có thể coi là sự ám chỉ vào Trung Quốc nhiều hơn.
Không quân Úc cũng sử dụng F-35 trong tương lai và có thể sửa chữa những chiếc máy bay của Mỹ sau khi chiến đấu. Ngoài ra, chiến lược tương tự cũng có thể được áp dụng nếu có xung đột với Nga.
Theo ông Harrigian và Marosko, để giành thắng lợi trong những cuộc chiến trong tương lai, rất nhiều thay đổi cần phải được thực hiện với các máy bay Mỹ. F-22 và F-35 cần phải được sử dụng nhiều hơn các máy bay thế hệ cũ. Khác với những máy bay hiện nay, chúng sẽ nhận được thông tin về mục tiêu từ các trung tâm chỉ huy qua hệ thống máy tính hiện đại và thiết bị liên lạc khi đang trên đường tới chiến trường. Sự cải thiện trong chất lượng kết nối giữa những máy bay thế hệ cũ và mới cũng là điều nhất thiết phải được thực hiện.
Theo Đại tá Maroko, F-22 và F-35 cần được triển khai nhanh hơn từ các căn cứ ở Mỹ do mục tiêu có thể dịch chuyển quanh chiến trường. Các máy bay thế hệ 5 còn cần nhạy bén trong việc thu thập thông tin và chuyển nó về các trung tâm chỉ huy để chia sẻ cho các chiến đấu cơ khác.
Thiếu tướng Harrigian nhấn mạnh rằng, tài liệu trên là một sự thúc đẩy trong việc thảo luận các biện pháp nhằm kết hợp chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ với các loại máy bay cũ hơn hoặc chiến đấu cơ của đồng minh. Rất nhiều điều vẫn cần phải làm nhằm biến kế hoạch trên thành thực tế.
Tài liệu trên được đưa ra vài đúng thời điểm đội chiến đấu cơ F-35 đầu tiên của không quân Mỹ chuẩn bị được tuyên bố sẵn sàng cho chiến tranh trong thời gian từ tháng 8 đến 12 năm nay. Lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ cũng đã làm điều này vào năm ngoái, tuy nhiên, phiên bản F-35 của họ vẫn chưa được sử dụng trong các cuộc không kích chống khủng bố ở Trung Đông và châu Phi.
Theo Danviet
MiG-35 của Nga sẽ "bắt chết" F-22, F-35 của Mỹ?
Chiến đấu cơ Mikoyan MiG-35 Fulcrum-F sẽ được đưa vào thử nghiệm trong năm 2017 để bàn giao cho không quân Nga vào năm 2018. Việc thử nghiệm ban đầu được lên kế hoạch diễn ra vào mùa hè năm nay, nhưng sau đó phải lùi lại do nhiều vấn đề kĩ thuật.
"Các công việc phát triển MiG-35 đang diễn ra theo hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga. Chiếc máy bay đã gặp một vài vấn đề về kĩ thuật khiến nó đi sau kế hoạch một thời gian nhưng nhìn chung, chúng tôi đã tìm ra cách giải quyết", giám đốc Tập đoàn sản xuất máy bay thống nhất (UAC), ông Vladimir Mikhailov nói với hãng tin Tass vào hôm 9-6.
Theo ông Mikhailov, UAC sẽ cố gắng bắt kịp tiến độ đề ra ban đầu trong năm sau. Một vài phần của MiG-35 đã được chạy thử trong phóng thí nghiệm và toàn bộ chiếc máy bay sẽ được thử nghiệm lần cuối trong năm 2017 để kịp thời bàn giao cho không quân Nga vào năm 2018.
Chiến đấu cơ MiG-35
MiG-35 là một biến thể hiện đại hóa sâu từ MiG-29 với khung máy bay nhẹ hơn, động cơ tiết kiệm nhiên liệu, mạnh mẽ và có véc-tơ đẩy điều hướng vô cùng linh hoạt. Ngoài ra, MiG-35 cũng được trang bị hệ thống điện tử tiên tiến với radar Zhuk-MA quét mảng pha điện tử chủ động, có thể theo dõi mục tiêu có kích cỡ chiến đấu cơ từ khoảng cách 150km.
Đáng chú ý, MiG-35 được trang bị hệ thống định vị quang học (OLS), hoạt động với các bước sóng trực quan và hồng ngoại. Các loại radar hiện nay thường "bó tay" trong việc phát hiện ra các máy bay tàng hình vì diện tích phản xạ radar của nó quá nhỏ, nhưng OLS lại thu nhận bước sóng hồng ngoại và cung cấp hình dạng của mục dưới dạng ảnh nhiệt. Do đó, đây là hệ thống được cho là sẽ hoạt động hiệu quả trong việc "bắt chết" các máy bay tàng hình thế hệ 5 của Mỹ như F-22 và F-35. Ngoài ra, hệ thống này cũng có ưu điểm là quan sát được vào ban đêm, phân biệt được mục tiêu là thật hay giả.
Công ty RSK-MiG, thuộc tập đoàn UAC, đang hy vọng MiG-35 sẽ lấy lại hào quang của các máy bay MiG từ thời Liên-xô. Do kể từ sau khi Liên-xô tan rã, hãng Sukhoi đang trở nên áp đảo hoàn toàn về mẫu mã và khả năng của các loại máy bay chiến đấu cho không quân Nga.
Theo Danviet
Nga thử nghiệm tiêm kích có thể đọ sức với F-22 và F-35 Mỹ Chuyên gia quân sự Nga tin rằng hệ thống cảm biến OSL trên chiếc Mig-35 sẽ rất hữu ích nếu phải đối đầu với các chiến đấu cơ tàng hình hiện đại Mỹ. Chiến đấu cơ Mig-35 thử nghiệm. Ảnh: Migavia.ru Chiến đấu cơ Mig-35 (NATO gọi là Fulcrum-F) dự kiến được thử nghiệm trong mùa hè này để chuyển giao cho Lực...