Hé lộ bữa tối ‘điềm báo’ ông Trump sa thải Giám đốc FBI
James Comey kể với các trợ tá rằng chỉ bảy ngày sau khi Donald Trump nhậm chức Tổng thống hồi tháng 1, ông được triệu tập tới Nhà Trắng để ăn tối riêng với vị Tổng tư lệnh mới của Mỹ.
Và giờ đây, Comey tin rằng cuộc trò chuyện tối hôm đó là điềm báo trước cho việc ông mất chức Giám đốc FBI hôm 9/5.
Tổng thống Donald Trump và Giám đốc FBI James Comey tại một buổi tiệc ở Nhà Trắng. (Ảnh: NY Times)
Thông tin trên vừa được hai người từng nghe Comey kể về bữa tối với Trump tiết lộ với hãng tin New York Times. Theo đó, trong lúc ăn, hai người đã có cuộc trò chuyện nhỏ về bầu cử và số lượng người tham gia các cuộc mít-tinh của ông Trump. Tân Tổng thống sau đó đổi chủ đề, hỏi rằng liệu Comey có cam kết trung thành với mình hay không.
Comey từ chối đưa ra cam kết. Thay vào đó, ông khẳng định sẽ luôn trung thực với Tổng thống nhưng không “tin” vào cảm giác chính trị truyền thống.
Nhà Trắng nói lời kể này là không đúng. Và trong cuộc trả lời phỏng vấn đài NBC ngày 11/5, Donald Trump miêu tả cuộc hội thoại bữa tối với Comey diễn ra khác rất nhiều, trong đó Giám đốc FBI đề xuất cuộc gặp và vấn đề lòng trung thành không hề được đặt ra. Hiện chưa rõ ông Trump nói về cùng bữa ăn đó hay không. Tuy nhiên, hai người được tin là chỉ ăn tối với nhau một lần.
Video đang HOT
Các trợ tá cho biết, Comey kể lại rằng câu trả lời dường như không làm Tổng thống thỏa mãn. Sau đó trong bữa ăn, Trump lại nói cần lòng trung thành của Comey. Nhưng Comey vẫn đáp rằng ông sẽ “trung thực” và không cam kết trung thành.
Nhưng ông Trump thúc ép Comey rằng liệu như vây sẽ là “sự trung thành chân thật” hay không. Giám đốc FBI kể với các trợ tá rằng ông trả lời: “Ngài sẽ có điều đó”.
Trong sự nghiệp kinh doanh của mình, Donald Trump coi lòng trung thành của những người làm việc cho ông như một ưu tiên chính, thường sa thải nhân viên mà ông coi là không đủ tin cậy.
Theo tường thuật của hai nguồn tin, bữa tối đã cung cấp một cái nhìn vào cách thức Trump tiếp cận chức Tổng thống qua con mắt của Comey. Là một thương gia và một ngôi sao truyền hình thực tế chưa từng giữ chức vụ công nào, Donald Trump có thể không hiểu rằng, với truyền thống đó, các giám đốc FBI được xem không phải là những người trung thành về chính trị. Đó là lý do Quốc hội Mỹ những năm 1970 đã thông qua luật cho phép họ giữ nhiệm kỳ 10 năm để họ độc lập với Tổng thống.
Comey kể nội dung bữa tối với một số người thân cận với điều kiện họ không tiết lộ công khai khi ông đương chức Giám đốc FBI. Nhưng giờ Comey đã bị sa thải nên hai nguồn tin giấu tên kể trên thoải mái bàn luận về nó.
Một phát ngôn viên Nhà Trắng, hôm 11/5, bác bỏ lời kể về bữa tối mà hai trợ tá của Comey đưa ra.
“Chúng tôi không tin đó là lời kể đúng”, Sarah Huckabee Sanders – Phó Thư ký Nhà Trắng – nói. “Sự chính trực của các cơ quan hành pháp và lãnh đạo của họ là điều tối quan trọng với Tổng thống Trump. Ông sẽ không bao giờ gợi ý trông đợi lòng trung thành cá nhân, chỉ lòng trung thành với đất nước và người dân mà thôi”.
(Theo Vietnamnet)
Sa thải Giám đốc FBI là định mệnh của Donald Trump?
Quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ sa thải người đứng đầu Cục điều tra liên bang (FBI) James Comey làm chấn động chính trường nước Mỹ và thế giới bên ngoài ngỡ ngàng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Ngỡ ngàng vì lý do được ông Trump đưa ra và thời điểm ông Trump làm việc này. Ông Trump lập luận cho quyết định này bằng viện dẫn những sai lầm và vi phạm quy định của ông Comey khi xử lý vụ việc về thư điện tử cá nhân của bà Hillary Clinton. Khi chưa lên cầm quyền, chính ông Trump đã hết lời ca ngợi vai trò cá nhân của ông Comey trong vụ việc nói trên. Bà Clinton thậm chí còn cho rằng cũng vì ông Comey mà đã bị thua ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống hồi cuối năm ngoái ở Mỹ. Không bất ngờ, lạ lùng và khó hiểu sao được khi bây giờ ông Comey bị ông Trump sa thải vì chính những việc làm có lợi rất nhiều, thậm chí còn cả rất quyết định, đối với sự đắc cử tổng thống của ông Trump.
Ông Trump sa thải ông Comey khi người này đang chỉ đạo FBI tiến hành điều tra về những mối liên hệ giữa bộ máy cộng sự của ông Trump với Nga trong quá trình vận động tranh cử để xác minh những cáo buộc và đồn thổi về vai trò của Nga đối với sự đắc cử của ông Trump. Chẳng phải cho tới tận bây giờ, tức là khi ông Trump đã yên vị ở Nhà Trắng, vẫn chưa dứt và lắng đồn thổi về việc Nga đã giúp ông Trump đắc cử bằng cách gây hại cho bà Clinton, tức là can thiệp trực tiếp cũng như gián tiếp vào quá trình và kết quả bầu cử. Cách chức ông Comey vào thời điểm hiện tại này, ông Trump tạo cảm nhận như muốn che dấu điều gì đó, như thể vô hiệu hoá ông Comey vì người này đã phát hiện ra chuyện gì đấy bất lợi cho mình. Và đó chỉ có thể là chuyện liên quan đến Nga.
Vụ tai tiếng chính trị lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử nước Mỹ là Watergate cũng đã bắt đầu từ chuyện tưởng như rất nhỏ và có chuyện sa thải điều tra viên đặc biệt khiến bộ trưởng tư pháp từ chức. Kết quả cuối cùng là Tổng thống Richard Nixon buộc phải từ chức để tránh bị quốc hội phế truất. Câu hỏi về liệu lịch sử có lặp lại hay không ở nước Mỹ giờ đang được đặt ra.
Cái lợi trước mắt đối với ông Trump là loại trừ được ông Comey để bố trí nhân sự khác không gây bất lợi cho mình, cụ thể là sẽ vẫn tiến hành điều tra vụ việc mà ông Comey đã làm nhưng sao cho ông Trump và cộng sự không bị hề hấn gì. Ông Trump cần thời gian để xoay chuyển tình thế, để xoá dấu vết và huỷ bằng chứng nếu có, để dư luận dần quên lãng hoặc để có chiến lược đắc dụng hơn chứng minh cho sự vô tội của mình và cộng sự trong chuyện này.
Nhưng cái hại ngay từ bây giờ là dẫu lý có ngay thì tình vẫn không thể ngay. Cái lợi bất cập hại ở đây là vụ việc liên quan đến Nga càng được dư luận để ý quan tâm đến, theo dõi và soi mói. Áp lực từ phía quốc hội và dư luận đòi hỏi tiến hành điều tra độc lập và khách quan vụ việc sẽ ngày càng tăng và khi ấy ông Trump bị mất khả năng thực tế kiểm soát diễn tiến của vụ việc. Ông Trump muốn biến đại sự thành tiểu sự thì vụ việc diễn biến ngược lại.
Với quyết định nói trên, ông Trump đã biến FBI từ đồng minh thành đối thủ. Kể từ khi được thành lập cách đây hơn 70 năm đến nay, cơ quan này luôn là một quyền lực mà không có tổng thống đương nhiệm nào ở Mỹ dám coi thường. Khi xưa, nó đã làm cho ông Nixon bị đổ và đã chứng minh một cách thuyết phục quyền uy của nó ở Mỹ. Bất hoà với FBI thì về lâu dài chỉ bất lợi cho ông Trump.
Ông Trump có thể thoát hiểm trước mắt nhưng động tác này lại khiến Đảng Cộng hoà thêm khó xử và làm sâu sắc thêm mối bất hoà với Đảng Dân chủ. Như thế, ông Trump khó có thể có được sự hậu thuẫn không thể thiếu của cả hai đảng để thực hiện những dự án chính sách lớn như cải cách thuế, thực hiện chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thông qua cải cách y tế ở Thượng viện, kế hoạch ngân sách cho năm tới.....
Và nếu rồi đây những đồn thổi và cáo buộc về vai trò của Nga đối với sự đắc cử của ông Trump được chứng minh thì cái hại sẽ mang tính định mệnh đối với ông Trump.
Theo Danviet
"Sếp" bị sa thải, FBI vẫn điều tra Nga can thiệp bầu cử Quyền Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) nói cơ quan này sẽ tiếp tục điều tra mối liên hệ giữa chiến dịch tranh cử của ông Trump và Nga, nhưng không gửi báo cáo hàng ngày đến Nhà Trắng. Quyền Giám đốc FBI Andrew McCabe. Theo Independent, sau khi Giám đốc FBI James Comey bị Tổng thống Mỹ Donald Trump...