Hé lộ biến thể bí mật trong gen đã giúp tổ tiên loài người chịu được lạnh sau khi rời Châu Phi
Không còn lớp lông trên da, tổ tiên con người đã chịu lạnh như thế nào?
Tổ tiên của người hiện đại đã di cư khỏi Châu Phi khoảng 70.000 năm về trước. Và nhờ khí hậu Châu Phi bảo vệ con người khỏi cái lạnh gây ra bởi những kỷ băng hà, tổ tiên chúng ta đã “rũ bỏ” lớp lông dày trên da để thích nghi với nhiệt độ cao.
Nhưng khi rời Châu Phi để di cư tới những miền lạnh hơn, tổ tiên con người đã thay đổi cách sống, chuyển từ săn bắt hái lượm theo bộ lạc tới trồng trọt chăn nuôi với một mô hình xã hội đơn sơ. Những thay đổi này ép con người một lần nữa phải thích nghi, và rồi tự tay quyết định hướng tiến hóa của chính mình.
Tuy vậy, cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác nhờ đâu mà sau khi rời Châu Phi rực nắng, tổ tiên chúng ta chịu được cái lạnh ở những miền có khí hậu cực đoan.
Tổ tiên loài người sở hữu một lớp lông bảo vệ cơ thể – Ảnh: The Scientist.
Nghiên cứu trong suốt hai thập kỷ qua gợi ý rằng một biến đổi DNA trong mỡ cơ thể cùng với gen FTO (vốn có mối liên hệ tới tình trạng béo phì) có liên quan tới khả năng sinh nhiệt của tế bào mỡ trên cơ thể người. Theo nhận định của giới khoa học, biến đổi gen này có thể liên đới tới khả năng thích nghi với môi trường lạnh của động vật có vú, trong đó có con người.
Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học phân tích tần số xuất hiện của biến thể gen này trong một nhóm tình nguyện viên có nhiều gốc gác, và phát hiện ra mối tương quan đáng chú ý giữa tần suất xuất hiện biến thể C và nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất vào tháng Giêng.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, điều này cho thấy ” vị trí địa lý càng lạnh, tần suất biến thể xuất hiện càng cao“. Cũng theo các nhà khoa học, sự biến thiên của tần suất xuất hiện biến thể C khớp với bản đồ di cư của con người trong lịch sử.
Họ nhận định, rằng sự thay đổi này xuất hiện khi một bộ phận dân cư rời Châu Phi để tới lục địa Á-Âu, qua đó phải thích nghi với nhiều mức độ lạnh mới. Những cá thể sở hữu biến thể C sẽ có khả năng sinh nhiệt trong thời tiết lạnh cao hơn, từ đó có khả năng sinh tồn tốt hơn tại miền lạnh giá.
Các nhà khoa học nhận định đây có thể là một trong những biến thể gen giúp tổ tiên của chúng ta chịu đựng được nhiệt độ thấp, họ nói thêm rằng cần những nghiên cứu sâu hơn nữa về hướng tiến hóa của con người để chúng ta có được khẳng định cuối cùng.
” Cũng giống như những bức tranh vẽ trên tường hang Blombos, DNA của chúng ta cũng là những trang sử trung thực về mọi sự kiện đáng chú ý trong suốt hành trình tiến hóa của con người“, nhóm các nhà nghiên cứu kết luận.
Phát hiện sốc về một loài người khác tiến hóa vượt bậc
Xã hội một loài người đã tuyệt chủng có thể "đi trước thời đại" so với chúng ta ở một số lĩnh vực, ví dụ y tế.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà cổ nhân chủng học Mercedes Conde-Valverde từ Đại học Alcala (Tây Ban Nha) đã phân tích lại một mẫu hóa thạch loài người khác mang mã số CN-46700, được khai quật từ hang Cova Negra từ năm 1989.
CN-46700 là các phần hài cốt của một đứa trẻ người Neanderthals, có niên đại khoảng 273.000 đến 146.000 năm trước, là thời gian loài người cổ này định cư trong khu vực.
Hang Cova Negra, nơi loài người cổ Neanderthals từng sinh sống - Ảnh: CNN
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng máy quét CT vi mô để xây dựng mô hình 3D của hóa thạch ban đầu để phân tích.
Họ tìm thấy dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe bao gồm ốc tai nhỏ hơn, với các bất thường có thể gây mất thính lực và chóng mặt nghiêm trọng. "Hội chứng duy nhất tương thích với toàn bộ các dị tật có trong CN-46700 là hội chứng Down" - TS Conde-Valverde cho biết.
Hội chứng Down vốn không chỉ xuất hiện ở con người mà còn ở các loài vượn nhân hình cổ đại lẫn hiện đại khác.
Nhưng điều gây sốc ở phát hiện này đó là đứa trẻ này đã 6 tuổi khi qua đời.
Theo Science Alert, các bằng chứng khảo cổ trước đó cho thấy trẻ em mắc hội chứng Down ở thời đại đồ sắt thường không sống nổi qua mốc 16 tháng tuổi.
Vào năm 1900, những tiến bộ y học và hệ thống chăm sóc sức khỏe đã giúp những người mắc hội chứng Down có tuổi thọ trung bình là 9 năm.
Ngày nay, sau vô số tiến bộ trong lĩnh vực y học và mô hình xã hội, người mắc bệnh này thậm chí có thể sống thọ không thua người khỏe mạnh là bao.
Vì vậy, việc một đứa trẻ mắc hội chứng Down hàng trăm ngàn năm trước có thể sống thọ hơn cả các bệnh nhi thời đồ sắt và gần bằng các bệnh nhi đầu thế kỷ XX, đó là một điều gần như không thể tin nổi.
Hội chứng Down thường liên quan đến những khiếm khuyết ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển thể chất và nhận thức, kỹ năng vận động.
Trẻ em mắc hội chứng này thường chậm đi và chậm nói, các vấn đề về thăng bằng và phối hợp làm tăng nguy cơ té ngã, và khó bú do trương lực cơ yếu.
Do vậy, sự săn sóc của riêng người mẹ, với điều kiện thô sơ của cuộc sống thời tiền sử, sẽ không đủ để đứa trẻ đó sống đến năm lên 6. Sự tồn tại của CN-46700 cho thấy đứa trẻ này đã nhận được sự hỗ trợ rộng rãi và liên tục từ nhóm rộng lớn hơn.
Điều đó đồng nghĩa với việc loài người Neanderthals có lẽ tiến hóa nhanh hơn chúng ta tưởng rất nhiều, thậm chí cấu trúc xã hội có thể phức tạp hơn cả loài chúng ta vào cùng thời kỳ.
Trước đó, một số bằng chứng cũng cho thấy loài người cổ đại này không hề là những người vượn hoang dã như suy nghĩ trước đây, mà đã sở hữu nhiều kỹ năng đáng nể từ hàng chục ngàn năm trước - từ dệt sợi, chế tạo công cụ đến làm trang sức.
Neanderthals đã tuyệt chủng khoảng hơn 30.000 năm trước và là loài cùng chi Homo (chi Người) với người hiện đại Homo sapiens.
40.000 năm trước, loài khác đã bố trí nhà như người hiện đại Trong các hang động thời tiền sử mà người hiện đại Homo sapiens kế thừa từ một loài khác, các nhà khoa học đã có phát hiện gây sốc. Bằng cách lập bản đồ phân bố các công cụ bằng đá, xương động vật, đất son và vỏ sò trên bề mặt di chỉ Riparo Bombrini ở Liguria (Ý), các nhà cổ nhân...