Hé lộ bí quyết nuôi dạy con hoàng gia của Công nương Kate Middleton, bố mẹ nào cũng ước “giá như mình biết được sớm hơn”
Những bí quyết nuôi dạy con theo kiểu hoàng gia này xứng đáng được các bố mẹ học tập để áp dụng cho con.
Dù là cha mẹ hoàng gia hay cha mẹ bình thường thì tất cả đều muốn điều tốt nhất cho con cái của mình. Bởi vậy cha mẹ nào cũng có những bộ quy tắc nuôi con của riêng mình. Vậy bộ quy tắc của Công nương Kate Middleton và Hoàng tử William có những điều gì khiến các con luôn nghe lời và cư xử lễ phép. Câu trả lời sẽ được tiết lộ sau đây:
Khuyến khích con cởi mở với cảm xúc của mình
Kate Middleton tin rằng nói chuyện cởi mở với con về cảm xúc là một trong những bước quan trọng nhất để khiến chúng tự tin hơn. Cô luôn khuyến khích các con chia sẻ cảm xúc với mình và dạy con rằng mọi cảm xúc đều ổn và xứng đáng được nói ra, không có gì xấu hổ hay sai trái khi thể hiện cảm xúc cả.
Kate cũng làm gương cho con bằng cách nói với con về cảm xúc của mình, giải thích cho con hiểu những cảm xúc đó là gì, gọi tên chúng và giúp con xoa dịu những cảm xúc tiêu cực.
Trên hết, công nương muốn các con của cô có thể chia sẻ cảm xúc của mình với người khác một cách lịch thiệp thay vì cứ giữ mãi những cảm xúc trong lòng chỉ vì mình là người đặc biệt. Và điều này thực ra rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của mỗi con người.
Công nướng Kate luôn khuyến khích con nói ra cảm xúc của mình.
Cùng con nói chuyện thoải mái về mọi thứ
Theo công nương Kate Middleton, giao tiếp cởi mở là chìa khóa mở ra tất cả các cánh cửa và nó là một phần rất quan trọng trong mối quan hệ của cô với các con. Cô cố gắng nói chuyện với con về mọi thứ và khiến chúng hiểu một cách thích hợp. Lớn lên trong một gia đình hoàng gia đôi khi khiến các con cảm thấy bị choáng ngợp và bối rối, nhưng may mắn rằng các con có thể chia sẻ với mẹ bất kỳ điều gì mà chúng muốn.
Lời khuyên của công nương dành cho bố mẹ là, hãy luôn thành thật và thoải mái khi nói chuyện với con. Đừng ngại ngùng hay lảng tránh sự thật, điều đó sẽ khiến con không còn tin tưởng và muốn nói chuyện với bố mẹ nữa.
Tìm hiểu về nghệ thuật và các nghề thủ công
Kate Middleton dạy cho các con tầm quan trọng của nghệ thuật và nghề thủ công từ khi còn nhỏ. Cô khuyến khích chúng tự tạo ra mọi thứ phục vụ nhu cầu của mình. Ví dụ, họ đã làm cho ít quà tặng làm bằng tay của riêng mình cho Nữ hoàng Elizabeth vào ngày sinh thứ 91 của bà.
Công nương cũng cố gắng cho các con của mình học cách nấu ăn, điều này rèn luyện sự tự lập cho các con cô từ khi còn rất nhỏ. Cô thừa nhận rằng việc để các con vào bếp không phải lúc nào cũng đi theo kế hoạch và thường xuyên gây ra tình trạng lộn xộn và bừa bãi. Nhưng cô thích làm điều đó với các con của mình dù cô cần rất nhiều sự kiên nhẫn.
May mắn thay, Kate là một người điềm tĩnh với nhiều năng lượng tích cực và sự kiên nhẫn, vì vậy cô ấy luôn tận dụng tối đa những khoảnh khắc như thế này mà cô có thể chia sẻ với các con của mình.
Gia đình cô cũng thường xuyên cùng nhau tìm hiểu về nghệ thuật và các nghề thủ công.
Hãy để con được tự lập
Video đang HOT
Đối với một số bậc phụ huynh, việc phải ở bên cạnh con mọi lúc dường như là một điều rất tự nhiên. Tuy nhiên, Kate Middleton tin rằng điều rất quan trọng là để những đứa trẻ tự lập và tự mình khám phá thế giới. Cô chỉ đơn giản là đưa ra ví dụ chính xác về cách xử lý vấn đề và sau đó xem cách mà con tự giải quyết vấn đề đó như thế nào.
Theo cô, đôi khi rất khó khăn nhưng bố mẹ vẫn nên đứng ngoài khi con đang cố gắng tự giải quyết vấn đề của mình. Cô tin rằng điều tốt nhất bố mẹ có thể làm cho con đôi khi chỉ đơn giản là để con tự đi con đường của mình và trải nghiệm mọi thứ theo cách riêng của chúng. Con sẽ học hỏi từ kinh nghiệm của chính mình và trở thành con người độc lập.
Con cũng được quyền ích kỷ
Nghe thật khó hiểu và bất ngờ, nhưng Kate cho phép trẻ con được ích kỷ trong một số tình huống và khoảng thời gian nhất định. Chắc chắn, điều quan trọng là dạy con cách chia sẻ, nhưng chúng cũng phải hiểu khái niệm sở hữu.
Ví dụ con đang chơi với những đứa trẻ khác và cướp đồ chơi khỏi tay con thì việc các con yêu cầu được trả lại là hoàn toàn hợp lý. Không có gì sai khi lấy lại những thứ là của mình cả. Tất nhiên, công nương cũng dạy con cách làm điều đó với tất cả sự lịch thiệp và tinh thần thiện chí nhất. Ai cũng cần có những đồ vật, cảm xúc của riêng mình và bọn trẻ không nên cảm thấy xấu hổ vì điều đó cả.
Cùng tận hưởng âm nhạc với con
Khoa học đã chứng minh rằng âm nhạc có rất nhiều tác động tích cực đến sự phát triển của trẻ, vì vậy công nương Kate cũng cố gắng tận dụng điều đó để giúp ích cho sự phát triển của các con. Ngoài lợi ích phát triển trí não thì những khoảng thời gian tận hưởng âm nhạc cùng các con cũng mang đến cảm giác yêu đời và thoải mái cho cả gia đình.
Khuyến khích con tự tìm kiếm tài năng của riêng mình
Để cho con có thể tìm thấy tài năng của riêng mình, trước tiên, bố mẹ phải cho con thấy nhiều điều nhất có thể và để con được quyền tự quyết định con muốn làm gì hay ghét gì.
Kate tin rằng việc ép buộc trẻ em vào một số hoạt động cụ thể chắc chắn không phải là cách đúng đắn và có thể phản tác dụng. Cô đang ủng hộ niềm đam mê to lớn của con trai cô đối với xe máy, máy bay và máy bay trực thăng mặc dù cô rất sợ chúng – đặc biệt là xe máy. Cô cũng hoàn toàn ủng hộ niềm đam mê cưỡi ngựa của con gái mình mặc dù bản thân cô chưa bao giờ là fan hâm mộ của nó. Vì vậy, vấn đề là để cho con được khám phá những gì chúng thích làm và sau đó là ủng hộ con theo đuổi tài năng đó.
Dạy con học nhiều ngôn ngữ
Biết nhiều ngôn ngữ là một yêu cầu đối với các thành viên của hoàng gia. Ví dụ, Nữ hoàng Elizabeth hoàn toàn thông thạo tiếng Pháp, Hoàng tử Phillip biết tiếng Pháp và tiếng Đức, Hoàng tử Harry biết tiếng Ả Rập, Hoàng tử William biết tiếng Wales và tiếng Pháp, trong khi cha của ông nói tiếng Đức và tiếng Wales.
Về cơ bản, bố mẹ càng sớm bắt đầu dạy cho trẻ biết ngôn ngữ mới, chúng sẽ càng dễ học hơn, vì vậy Hoàng tử George và Công chúa Charlotte đã học những điều cơ bản của tiếng Tây Ban Nha. Và Kate tin rằng khi con đã có thể học được một ngôn ngữ mới, chúng có thể dễ dàng học thêm các ngôn ngữ khác nữa.
Công nương luôn chú trọng sự phát triển khả năng ngoại ngữ của con.
Tận dụng ngày nghỉ học cho những chuyến tham quan bổ ích
Công nương luôn dành thời gian thăm quan các bảo tàng, di tích lịch sử vào ngày nghỉ học của con. Những hoạt động này vừa nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ vừa giúp chúng được thư giãn và học hỏi những điều mới trong ngày nghỉ của mình.
Nuôi dưỡng văn hóa và đẳng cấp là điều mà mọi đứa trẻ hoàng gia cần có, vì vậy đây chắc chắn là một cách tuyệt vời để Kate dạy cho các con của cô về tầm quan trọng của những nơi như bảo tàng, thư viện. Rõ ràng, Kate biết cách làm cho việc học tập trong ngày nghỉ trở nên vui vẻ, vì vậy những đứa trẻ luôn mong muốn được đến thăm một địa điểm thú vị mới với mẹ và học được điều gì đó mới mẻ từ những nơi đó.
Dạy con về lòng biết ơn
Kate Middleton đã quyết định dạy cho những đứa trẻ của mình về lòng biết ơn từ rất sớm. Và cô luôn nhắc nhở các con rằng không phải tất cả mọi thứ đều tự nhiên mà có, các con phải biết ơn những gì mà các con được tận hưởng ngày hôm nay. Các con của cô luôn biết rằng chúng phải luôn thể hiện sự cảm kích khi ai đó tặng họ một thứ gì đó và họ biết tầm quan trọng của từ cảm ơn.
Ví dụ, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama và vợ đến thăm Cung điện Kensington, họ đã mang một con ngựa bập bênh đến cho Hoàng tử George, và hoàng tử ngay lập tức rời khỏi vòng bảo vệ của các vệ sĩ để cảm ơn vợ chồng cựu tổng thống Mỹ.
Khái niệm NHƯỜNG/ CHIA SẺ ở trẻ nhỏ là con số 0 nếu bạn không dạy
Bạn có thể giúp trẻ học được sự chia sẻ khi bạn chọn thời điểm vào cuộc thông minh. Đó là khi 2 bé chỉ mới bắt đầu có tranh cãi về sự hiện diện.
Chia sẻ là điều con cần được học ngay từ khi còn là một đứa trẻ mới ẵm ngửa và người con học được điều này đầu tiên là từ bố mẹ. Để bé biết quan tâm, chia sẻ với người khác là một việc không hề dễ dàng nhưng cũng không quá phức tạp. Đó là cả một quá trình rèn rũa lâu dài và bắt đầu từ những hành động, sự định hướng (đôi khi là rất nhỏ) của cha mẹ đối với con.
Chia sẻ về điều này, bác sĩ Anh Nguyễn - một bác sĩ dinh dưỡng có nhiều hứng thú với tâm lý trẻ và sự phát triển não bộ của trẻ, người có nhiều bài viết tư vấn về việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé trên trang cá nhân, cũng là đồng tác giả của cuốn sách "Làm mẹ không áp lực" đã có bài viết chia sẻ hữu ích như sau:
Không ít cha mẹ rơi vào tình huống khó xử khi 2 đứa trẻ đang chơi mà có 1 bé đòi chơi đồ chơi của bé còn lại, nhưng bé kia lại không chịu mà bé đòi lại khăng khăng đòi bằng được. Vậy, nếu bạn gặp tình huống này, bạn sẽ chọn cách nào sau đây để dàn xếp:
1. Nói với bé lớn hơn: "Thôi con nhường em nhé" và lấy đồ chơi cho bé nhỏ hơn.
2. Dụ lấy món đồ chơi của bé này để cho bé kia và cho bé này 1 món đồ chơi khác.
3.Cất món đồ chơi và không cho bé nào được chơi, để 2 bé quên và chơi món khác.
4. Nói với bé đang đòi là không được, đồ chơi là của bé này, yêu cầu phải chọn món khác.
Theo bác sĩ Anh Nguyễn, phần lớn cha mẹ chúng ta sẽ chọn 1 trong 4 cách trên, nhưng thực tế rằng: cả 4 cách trên trẻ vẫn không hiểu vai trò thực của trẻ trong tình huống này. Vấn đề có thể được dàn xếp tạm thời, nhưng vẫn tiếp diễn và trẻ vẫn không nhận được bài học giáo dục về "tương tác hành vi".
Khái niệm NHƯỜNG/ CHIA SẺ ở trẻ nhỏ là con số 0 nếu bạn không dạy
Mọi đứa trẻ chưa nhận thức được sự tồn tại của khái niệm nhường hay chia sẻ tình thương, đồ vật, khoảnh khắc hay món đồ trẻ yêu thích. Đây là hành vi học được. Do đó, việc bạn cố ép hoặc cố năn nỉ kiểu như "Thôi nhường em/ bạn đi con, mẹ mua/ lấy cái khác cho con nhé!" là không ý nghĩa với trẻ. Hơn nữa, dù bạn có giải thích "cái này là của bạn, con có thể chọn cái khác" cũng không thể làm trẻ hiểu.
Với trẻ, những thứ tồn tại tại thời điểm trẻ đang chơi/ thưởng thức được đánh dấu là "hiện diện". Sự hiện diện này sẽ đi kèm với cảm xúc trẻ có như vui, lạ, hạnh phúc. Nếu sự hiện diện này mất đi, trẻ cần phải đi tìm. Nếu hiện diện nằm ở trẻ khác thì trẻ sẽ lấy lại. Tuy nhiên, sự hiện diện luôn có tính tạm thời.
Sự hiện diện ở đây có thể là món đồ chơi trẻ đang chơi, là khoảnh khắc được bạn yêu thương, là 1 trò chơi nào trẻ đang tham gia. Khi đó, việc 1 trẻ khác hoặc em của trẻ lấy đi sự hiện diện này thì việc trẻ đi tìm hoặc giành lại là điều dễ hiểu.
Hãy bắt đầu với bài học về "cách đợi". Nghĩa là, bạn nói lớn: Nào, hai con im lặng nào, chúng ta chơi cái này cùng nhau được không. (Ảnh minh họa)
Làm sao để dạy con về sự chia sẻ chứ không phải ÉP TRẺ CHIA SẺ
Sự chia sẻ là sự luân chuyển của sự hiện diện giữa 2 bé đến khi trẻ nhận ra là không mất đi. Dĩ nhiên, khi đó cảm xúc sẽ đi theo sự hiện diện đó ở cả hai bé. Càng nhiều sự chia sẻ thì trẻ càng học được hành vi biết chia sẻ. Khi trẻ học được hành vi biết chia sẻ thì trẻ sẽ hiểu sự cảm thông. Khi đó, trẻ luôn có sự cảm thông. ĐÓ LÀ CÁCH GIÁO DỤC!
Ngược lại, sự ép trẻ nhường là cách buộc trẻ từ bỏ "sự hiện diện" và cảm xúc cũng mất theo. Sự hiện diện chỉ tồn tại ở 1 trong hai bé, và cảm xúc cũng chỉ có ở 1 trong hai bé. Giống như cách bạn hay nói "con lớn rồi nhường em nhé con!", thực tế, trẻ không chỉ không hiểu khái niệm nhường này, mà còn có thể mang 1 cảm xúc tiêu cực khác như buồn/hụt hẫng khi sự hiện diện mất đi, thay vì vui thích trước đó. ĐÓ LÀ CÁCH KHÔNG GIÁO DỤC!
Vậy, để giáo dục trẻ về sự chia sẻ, cha mẹ nên làm gì với tình huống được đặt ra ban đầu?
Cách tốt nhất được khuyên không phải là 1 trong 4 cách ở trên bởi vì không cách nào giúp cả hai bé nhận ra sự chia sẻ khi cần có đồng thời cả sự hiện diện và cảm xúc gắn liền. Theo GS. Byron T. , ĐH University College London cho biết: Bạn có thể giúp trẻ học được sự chia sẻ khi bạn chọn thời điểm vào cuộc thông minh - khi 2 bé chỉ mới bắt đầu có tranh cãi về sự hiện diện. Đừng vào sớm quá và cũng đừng đợi 2 bé cắn/ đánh nhau đến khóc bởi vì khi đó có cảm xúc khác xen vào thay vì chỉ có cảm xúc thích sự hiện diện.
Sau đó, hãy bắt đầu với bài học về "cách đợi". Nghĩa là, bạn nói lớn: Nào, hai con im lặng nào, chúng ta chơi cái này cùng nhau được không. Bạn nói bé đang cầm món đồ chơi: Tom, con đưa món đồ chơi sang tay mẹ nhé!" Bạn dùng hai tay nhận món đồ từ tay bé và nói: " Được rồi, mẹ nhận món đồ của con rồi nhé, mẹ đang cầm đây, con có thấy không, con có thể sờ nó bây giờ".
Bạn quay sang bé đòi món đồ chơi và nói: " Tim, mẹ đưa con cầm món đồ này nhé! con đưa 2 tay ra nào", bạn dùng hai tay đặt món đồ vào tay Tim và nói: " Được rồi, món đồ ở tay Tim rồi, mẹ sờ nó nhé, Tom, con sờ nó không?".
Sau đó, bạn nói: "Tom, con nhận món đồ nhé, Tim ơi con dùng 2 tay đưa món đồ cho Tom giúp mẹ nhé!". Khi Tom nhận món đồ, bạn nói tiếp "Mẹ có thể sờ nó và Tim con có muốn sờ nó không?". Thế, bạn cứ lặp lại 1-3 lần nữa. ĐÓ LÀ BÀI HỌC VỀ "CÁCH ĐỢI".
Bài học này có thể áp dụng bất kì lúc nào có mâu thuẫn. Trong lúc áp dụng, có bé nào tranh giành thì bạn lại lấy lại và giữ để cho 2 bé cùng chạm.
Bài học về "cách đợi" này cũng có thể dạy trẻ trong những sinh hoạt đời sống hằng ngày như đi siêu thị, nhà sách. Khi trẻ chạy đến quầy đồ chơi và có bạn cầm món đồ chơi trẻ muốn, hãy nói: "Tim này, đợi 1 tí con!" hãy cho trẻ thời gian đợi, lúc đợi, sự hiện diện và cảm xúc gắn liền vẫn không mất đi. Khi ra tính tiền, bạn cũng xếp hàng đợi đến lượt và không quên nói trẻ "chúng ta đợi 1 chút để đến lượt nhé!".
Càng học được bài học về biết chờ đợi, trẻ càng nhận ra sự chia sẻ là không mất đi. Dĩ nhiên, cảm xúc hạnh phúc cũng không mất đi khi chia sẻ, chỉ là "đợi" cho đến lượt. Việc này sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều về bài học vị tha và nhân ái.
Vài nét về tác giả:
Bác sĩ Anh Nguyễn hiện đang công tác tại ĐH Worcester-Anh, là thành viên của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng Anh (The British Association for Applied Nutrition and Nutritional Therapy). Bác sĩ có nhiều bài viết tư vấn về việc chăm sóc sức khỏe cho Mẹ&bé trên trang cá nhân, cũng là đồng tác giả của cuốn sách "Làm mẹ không áp lực".
* Bài viết có tham khảo từ nguồn:
Tanya Byron (2008) Your todder month by month. Dorling Kindersley. London.
Jill Ceder (2018) Why You Shouldn't Force Your Kid to Share. Verywell Family.
10 bài học trẻ em nào cũng cần được dạy trước khi lớn Bố mẹ nên nhớ rằng, không có trẻ hư, mà chỉ có hành vi hư. Vì vậy để trẻ lớn lên thành một người lịch sự, được yêu mến thì nên uốn nắn, dạy dỗ con về 10 bài học dưới đây. Để con có hành vi và cách cư xử tốt, chúng ta cần phải dạy con ngay từ khi con bắt...