Hé lộ bí mật về nguồn gốc của dãy núi cao nhất Trái đất
Để đi tìm những bằng chứng cần thiết, các nhà khoa học đã thu thập nhiều mẫu đá từ khu vực Ladakh, một khu vực ở bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ để tính toán “vĩ độ cổ đại” của nó.
Với kết quả mới, một nhóm các nhà khoa học đã đưa ra một lý thuyết táo bạo được cho có thể giải thích về cách mà dãy núi Himalaya được hình thành từ hàng triệu năm trước.
Craig Robert Martin, một trong những nhà nghiên cứu, cho biết trong khi các nhà địa chất thường nghĩ rằng dãy Himalaya được hình thành trong một vụ va chạm lục địa đơn lẻ khoảng 55 triệu năm trước, nhóm của ông đã cho thấy rằng đó là một quá trình phức tạp, gồm nhiều giai đoạn liên quan đến ít nhất hai vùng hút chìm.
Video đang HOT
Để xác nhận giả thuyết này, Martin và nhóm nghiên cứu đã thực hiện nhiều chuyến thám hiểm đến khu vực Ladakh Himalaya để thu thập hàng trăm mẫu lõi đá có đường kính khoảng 2,54cm và đo từ tính của những mẫu đá này, đồng thời tính toán vĩ độ cổ đại của chúng.
“Mô hình va chạm một giai đoạn ban đầu đối với dãy Himalaya cho thấy những tảng đá này sẽ hình thành gần Á-Âu ở vĩ độ khoảng 20 độ Bắc, nhưng dữ liệu của chúng tôi cho thấy những mẫu đá này không hình thành trên lục địa Ấn Độ hoặc Á-Âu. Thay vào đó, chúng hình thành một chuỗi các đảo núi lửa ở ngoài khơi Đại dương Neotethys ở vĩ độ khoảng 8 độ Bắc, cách nơi tọa lạc của lục địa Á – Âu hàng nghìn km về phía nam vào thời điểm đó”, các nhà nghiên cứu giải thích.
Nói thêm về nghiên cứu mới, Martin lưu ý phát hiện này chỉ có thể được giải thích nếu có hai vùng hút chìm kéo Ấn Độ nhanh chóng về phía Âu-Á, thay vì chỉ một.
Khắc phục thành công sự cố khoang chứa mẫu vật trên tàu thăm dò Osiris-Rex
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 30/10 cho biết đã khắc phục thành công sự cố trên tàu thăm dò Osiris-Rex để thu thập được mẫu đất đá và bụi vũ trụ từ tiểu hành tinh Bennu.
Giám đốc dự án thăm dò trên - ông Rich Burns tuyên bố: 'Chúng tôi đã hoàn tất thành công hoạt động này'.
Hình ảnh lấy từ video do NASA công bố ngày 21/10/2020 cho thấy cánh tay robot của tàu Osiris-Rex đã chạm xuống bề mặt hành tinh Bennu để thu thập mẫu vật. Ảnh: AFP/TTXVN
Tàu thăm dò Osiris-Rex của NASA có nhiệm vụ thu thập các mẫu vật trên bề mặt tiểu hành tinh Bennu, phục vụ nghiên cứu làm sáng tỏ nguồn gốc của Hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, tàu đã gặp sự cố sau khi thu thập lượng mẫu vật quá lớn, vượt chỉ tiêu 60 gram như dự kiến ban đầu, khiến mẫu vật lọt khỏi khoang chứa nằm ở phần cuối một cánh tay robot dài 3 mét của tàu này. Theo các kỹ sư của NASA, các mẫu đất đá đã khiến các nắp khoang chứa mẫu vật bị kẹt và không thể đóng kín. Cánh tay robot nói trên là bộ phận đã tiếp xúc với tiểu hành tinh Bennu trong vài giây vào ngày 20/10. Đây được được coi là thời khắc cao trào trong sứ mệnh thăm dò tiểu hành tinh Bennu được tiến hành từ cách đây 4 năm.
Ngày 29/10, NASA thông báo các kỹ sư đã có thể điều khiển cánh tay robot này cầm các mẫu vật đến một khoang chứa gần trung tâm của tàu vũ trụ, thả các mẫu vật này xuống và đóng nắp khoang chứa lại. Việc khắc phục sự cố kéo dài 2 ngày, trong đó nhóm chuyên gia phải đánh giá lại toàn bộ các hình ảnh và dữ liệu đã thực hiện từ mỗi giai đoạn trước đó.
Tàu thăm dò Osiris-Rex hiện cách Trái Đất 320 triệu km, do đó tàu này sẽ mất 18,5 phút cho mỗi lần truyền thông tin về Trái Đất. Cũng như vậy, bất cứ tín hiệu nào từ phòng điều khiển ở Trái Đất cũng cần 18,5 phút để tới được tàu Osiris-Rex. Chuyên gia Dante Lauretta - một trong những thành viên chủ chốt của dự án này cho biết tuy một lượng lớn mẫu vật đã bị lọt ra ngoài, nhưng vẫn giữ được hàng trăm gram mẫu vật - vượt xa mục tiêu tối thiểu đề ra trước đó.
Tàu Osiris-Rex dự kiến sẽ trở về Trái Đất vào tháng 9/2023 với kỳ vọng mang về lượng mẫu vật không gian lớn nhất từ trước đến nay, kể từ kỷ nguyên Apollo.
Chim sẻ ký sinh bắt chước con non để lừa bố mẹ nuôi Nghiên cứu mới trên tạp chí Evolution hé lộ một họ chim sẻ châu Phi đã tiến hóa để bắt chước con non của vật chủ với độ chính xác đáng kinh ngạc. Con non của chim sẻ indigobird (ngoài cùng bên phải) ở cạnh hai con non của vật chủ là chim di Jameson. Ảnh: Claire Spottiswoode. Làm việc trên đồng cỏ...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ngày này gần 50 năm trước, Trái Đất đột nhiên mất đi lực hút

Phát hiện thế giới đầy sinh vật lạ dưới "địa ngục băng"

Hồ sơ giải mật của CIA nói đã tìm được thánh tích Kitô giáo Hòm Giao ước

Clip: Cả gan săn báo con, đại bàng nhận 'quả báo' ngay sau đó

Cảnh kinh ngạc về bắc cực quang

Bí ẩn cây đa nghìn tuổi 'biết đi' bên cạnh ngôi đền cổ ở Ninh Bình

Ngủ quên khi đi câu mực, bé trai Trung Quốc trôi dạt 24 giờ trên biển

Mặt Trời có thể đạt cực đại kép, chực chờ bùng nổ vào tháng 7?

Phát hiện lăng mộ của vị pharaoh Ai Cập bí ẩn có niên đại 3.600 năm

Phát hiện thành phố ngầm khổng lồ bên dưới kim tự tháp Giza của Ai Cập

Nước cổ đại 2 tỷ năm dưới lòng đất có vị như thế nào?

Người phụ nữ sở hữu tên dài nhất thế giới: Chứa 1.019 chữ cái, không phải ai cũng phát âm được
Có thể bạn quan tâm

Lukaku chinh phục Napoli
Sao thể thao
23:45:10 01/04/2025
Mỹ nam là món quà cuối cùng mà ông trời dành cho nhân gian
Hậu trường phim
23:34:49 01/04/2025
Cận cảnh nhan sắc hiện tại của mỹ nhân từng đánh bại Song Hye Kyo, Jisoo để trở thành "nữ diễn viên đẹp nhất Hàn Quốc"
Phong cách sao
23:32:17 01/04/2025
Cặp đôi phim giả tình thật hot nhất mỗi mùa Cá tháng Tư: Nàng sexy hút hồn, chàng nổi danh cả châu Á
Sao châu á
23:28:16 01/04/2025
Sao Việt nổ toàn tin sốc trong hôm nay: Đoàn Thiên Ân và dàn hậu phát tin vui mệt nghỉ, 1 diễn viên thông báo mang thai với chồng ngoại quốc
Sao việt
23:22:16 01/04/2025
Trịnh Công Sơn và người định mệnh một đĩa cơm chia hai, cùng ngủ trên tờ báo cũ nhàu nát
Nhạc việt
22:59:02 01/04/2025
'Mật vụ phụ hồ' cấm khán giả dưới 18 tuổi, đối đầu trực tiếp bom tấn 'Địa đạo'
Phim âu mỹ
22:27:09 01/04/2025
Chị bán nước đầu hẻm khen đứa con nuôi và chồng tôi khá giống nhau, tôi liền đưa ra tờ xét nghiệm ADN khiến chị ấy cứng họng
Góc tâm tình
22:19:00 01/04/2025
Hai thanh niên chủ mưu gây ra 9 vụ cướp ở Bình Dương
Pháp luật
22:01:54 01/04/2025
Nga tăng cường phục kích vào hậu cần Ukraine
Thế giới
22:00:09 01/04/2025