Hé lộ bí mật về khối đá bất thường trên Mặt Trăng
Khối đá kỳ lạ xuất hiện trên Mặt Trăng có thể là kết quả do tác động của thiên thạch.
Tàu vũ trụ Chang’e 4 của Trung Quốc đã hoạt động trở lại ở phần tối của Mặt Trăng sau một thời gian ngủ đông. Những khám phá mới nhất tàu gửi về Trái Đất khiến các nhà khoa học bất ngờ.
Bức ảnh chụp khối đá kỳ lạ trông giống như cột mốc ở vùng tối của Mặt Trăng. Trong nhật ký hoạt động Yutu 2 phát sóng trên kênh Our Space, kênh khoa học tiếng Trung liên kết với Cơ quan Quản lý không gian quốc gia Trung Quốc (CNSA), các nhà khoa học nhấn mạnh rằng cột đá này đáng được kiểm tra kỹ hơn.
Nhóm nghiên cứu điều khiển tàu thăm dò đã lên kế hoạch để Yutu 2 tiếp cận gần khối đá và thực hiện các phân tích bằng thiết bị quang phổ kế hình ảnh hồng ngoại và cận hồng ngoại (VNIS).
Thiết bị có khả năng phát hiện ánh sáng bị phân tán hoặc phản xạ từ vật liệu để khám phá lớp phủ của chúng.
Video đang HOT
Dan Moriarty, Nhà nghiên cứu Mặt Trăng tại Trung tâm Bay Vũ trụ Goddard thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA ở Greenbelt, Maryland cho biết: “Cột đá này giống như một mảnh vỡ nhô lên khỏi bề mặt. Điều đó chắc chắn là bất thường. Các tác động lặp đi lặp lại do chu kỳ nhiệt và hiện tượng phong hóa trên bề mặt Mặt Trăng đều có xu hướng phá vỡ các tảng đá và mài mòn chúng thành dạng hình cầu, nếu có đủ thời gian. Cột đá mới được phát hiện có khả năng hình thành từ một vụ va chạm thiên thạch gần đó mà không trải qua quá trình trên”.
Các nhà khoa học hy vọng dữ liệu quang phổ từ VNIS trong những khám phá tiếp theo sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết hơn, cho phép xác định khối đá có phải đến từ bên ngoài vũ trụ hay không.
Clive Neal, một chuyên gia hàng đầu về mặt trăng tại Đại học Notre Dame, đồng ý rằng các hình ảnh cho thấy các mẫu vật là vật phóng tác động chứ không phải là đá tảng trên bề mặt.
Clive Neal nói: “Câu hỏi của tôi là chúng có nguồn gốc từ Mặt trăng hay không. Tôi hi vọng dữ liệu quang phổ sớm cho phép đánh giá nguồn gốc tảng đá thuộc Mặt trăng hay từ bên ngoài khu vực này”.
Chương trình không gian của Trung Quốc mang một loạt sứ mệnh đầy tham vọng trong đó có cả một tàu thăm dò đến sao Hỏa. Chương trình Chang’e đặt theo tên nữ thần mặt trăng của Trung Quốc, trong đó tàu thăm dò Chang’e 4 gửi lên và hoạt động tại các vùng xa xôi ít được khám phá của Mặt trăng trong hai năm qua.
Tiểu hành tinh lớn nhất, bay siêu nhanh sẽ sượt qua Trái Đất trong năm 2021
Tiểu hành tinh đồ sộ dài khoảng một mét đang bay về phía Trái Đất với tốc độ nhanh cực khủng.
Tiểu hành tinh lớn nhất bay nhanh nhất sẽ rượt qua Trái Đất trong năm 2021
Thiên thạch đồ sộ mang tên 2001 FO32 là tiểu hành tinh lớn nhất đến gần Trái Đất trong năm 2021. Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA xếp loại tảng đá vũ trụ quái dị này là "có khả năng gây nguy hiểm".
Tảng đá vũ trụ đang bắn xuyên qua hệ mặt trời hướng về phía Trái đất với tốc độ đáng kinh ngạc hơn 123.000 km / giờ.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA tiết lộ tảng đá không gian quái vật là một 'gã khổng lồ' thực sự, có chiều ngang ít nhất là 1.024 mét.
Kích thước này khiến 2001 FO32 lớn hơn bất kỳ tiểu hành tinh nào khác bay sượt qua Trái Đất trong năm 2021.
Dự đoán 2001 FO32 sẽ đi qua Trái đất ở khoảng cách hơn 2 triệu km, gấp khoảng 5 lần quãng đường trung bình giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng là 384.317 km.
Tuy nhiên, NASA đã tiết lộ rằng tiểu hành tinh này đã được xếp vào loại "có khả năng nguy hiểm". Thuật ngữ 'có khả năng nguy hiểm' không có nghĩa là tiểu hành tinh sẽ gây ra mối đe dọa cho Trái đất trong thời gian gần.
Nhóm này bao gồm những vật thể có đường kính lớn hơn 140 m và bay tới cách Trái Đất từ 7,4 triệu km trở xuống. Kích thước khổng lồ của 2001 FO32 cũng xếp nó vào danh mục những tiểu hành tinh lớn nhất ở khu vực lân cận Trái Đất.
Trước đó, cuối tháng 11/2020, tiểu hành tinh 153201 2000 WO107 to bằng 8 sân bóng đá sẽ sượt ngang qua Trái đất ở khoảng cách 4,3 triệu km. Ngoài việc theo dõi những tiểu hành tinh có nguy cơ tiềm tàng gây họa cho Trái Đất, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đang đẩy nhanh việc thăm dò tiểu hành tinh chứa lượng vàng khổng lồ đủ biến mọi người trên Trái Đất thành tỷ phú.
Trái đất đang chuẩn bị mất đi 'mặt trăng thứ hai', vĩnh viễn Mặt trăng thứ hai, mà Trái đất tình cờ sở hữu một cách bất đắc dĩ, sẽ gửi lời chào vĩnh biệt địa cầu vào tuần sau trước khi bị cuốn vào không gian xa xăm và không bao giờ quay lại. Mô phỏng quỹ đạo của mặt trăng thứ nhất và "thứ hai" quanh địa cầu NASA/JPL-CALTECH Nhiều người sẽ thốt ra...