Hé lộ bí mật của sự cộng sinh giữa các loài ở rừng cận nhiệt đới
Theo đó, nghiên cứu trên lần đầu tiên phát hiện ra rằng cả nấm bệnh gây hại và nấm rễ cộng sinh có lợi đều có vai trò định đoạt các tác động lẫn nhau giữa các cây cùng loài. Phát hiện này cung cấp một mô hình mới trong phân tích đa dạng sinh học.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện cơ chế định đoạt sự cộng sinh của các loài sinh vật ở các khu rừng cận nhiệt đới, qua đó cung cấp một tài liệu tham khảo cho việc phục hồi hệ sinh thái tại những khu vực này.
Nghiên cứu trên do Viện Thực vật học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc tiến hành và được công bố trên tạp chí Science.
Trong nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã dành hơn 10 năm theo dõi 100 loài thực vật và 25.000 cây thân gỗ tại khu vực thí nghiệm rộng 24 hécta ở tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc.
Họ đã thu thập mẫu đất xung quanh rễ của 322 cây thuộc 34 loài và giải mã ADN của nấm từ những mẫu này.
Kết quả cho thấy vai trò của nấm trong đất đối với việc thúc đẩy đa dạng sinh học của rừng cận nhiệt đới .
Theo đó, nghiên cứu trên lần đầu tiên phát hiện ra rằng cả nấm bệnh gây hại và nấm rễ cộng sinh có lợi đều có vai trò định đoạt các tác động lẫn nhau giữa các cây cùng loài. Phát hiện này cung cấp một mô hình mới trong phân tích đa dạng sinh học.
Nghiên cứu trên sẽ góp phần hỗ trợ các nỗ lực bảo vệ và phục hồi đa dạng sinh học tại các vùng rừng nhiệt đới./.
Theo Vietnam
Thế giới động vật: Cụ bà 74 tuổi tay không đập chết rắn kịch độc; Hổ mang chúa dài 7 mét nuốt chửng đồng loại rùng rợn
Thấy rắn kịch độc ăn sống con cóc, cụ bà 74 tuổi dùng tay không đập chết không thương tiếc. Trong khi đó tại một vùng đất khác, cuộc chiến sinh tồn giữa hổ mang chúa và rắn châu Phi khiến nhiều người chứng kiến cảm thấy rùng rợn.
Hơn 3 triệu người đã xem video bà cụ 74 tuổi ở tỉnh Surin, Thái Lan, giận dữ quăng quật, đập con rắn xuống đất nhiều lần.
Sau khi clip gây sốt, bà cụ sau đó đã được phóng viên truyền hình phỏng vấn vì hành động đáng kinh ngạc.
Bà nói mình nhìn thấy con rắn khi đang đạp xe trên đường, nhưng vì lo sợ con rắn lẻn vào nhà người dân, bà dừng xe và đuổi theo con rắn để diết nó.
Bà cụ nói: 'Tôi quăng nó ba lần và nó chết. Tôi bắt rắn từ khi còn trẻ, kinh nghiệm rồi. Đừng thử làm điều này ở nhà'.
Thế giới tự nhiên khắc nghiệt, nhưng sẽ là kinh dị khi nhìn các loài vật cùng loại ăn thịt nhau!
Dù hiện tượng rắn ăn thịt đồng loại không phải quá bất thường, hành vi này không phải cảnh tượng có thể bắt gặp thường xuyên, đặc biệt khi con rắn bị nuốt chửng nằm trong số những loài rắn nguy hiểm nhất thế giới.
Nhiều loài rắn độc có khả năng miễn dịch với hỗn hợp độc tố nào đó, đóng vai trò như một cơ chế dự phòng nếu chúng chẳng may cắn chính mình trong lúc nhầm lẫn khi đi săn, hoặc trúng độc trong nghi thức ghép đôi hỗn loạn.
Tuy nhiên, khi xét đến khả năng chịu nọc độc của một loài khác, kết quả dường như rất khác biệt giữa các loài rắn, phần lớn rắn hổ mang có sức chống chịu cao đối với nọc rắn.
Sau khi hứng vài nhát cắn độc của rắn hổ châu Phi, hổ mang chúa tức giận phản đòn, và một kết cục rùng rợn khi rắn hổ mang chúa nuốt trọn con rắn hổ vào bụng đầy thỏa mãn.
Có thể con rắn hổ mang đã hứng vài nhát cắn chứa nọc độc của rắn hổ, nhưng hổ mang chúa không bị tổn thương.
Đến cuối cùng, những gì còn sót lại của rắn hổ chỉ là một mẩu đuôi quẫy đạp trong vô vọng
Clip Hổ mang chúa nuốt chửng đồng loại
Rắn hổ mang chúa hay thường gọi là Rắn hổ mây là loài rắn phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á.
Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là khoảng 7m.
Rắn hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng, mặc dù loài rắn này không chủ động tấn công con người.
Rắn hổ mang chúa được tôn sùng trong nhiều tín ngưỡng văn hóa khác nhau, đặc biệt trong nền văn hóa Hindu giáo ở tiểu lục địa Ấn Độ.
Minh Anh
Theo Người Đưa Tin
Hàng loạt xe của GM dính lỗi phanh General Motors (GM) đang tiến hành chiến dịch triệu hồi gần 3,4 triệu xe gồm nhiều mẫu khác nhau lỗi ở hệ thống phanh có thể khiến xe mất nhiều thời gian hơn để dừng lại hẳn sau khi tài xế đạp phanh. Cụ thể, GM sẽ phối hợp với Cơ quan Quản lý An toàn đường cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA)...