Hé lộ bí ẩn phía sau di sản để đời của đế chế La Mã
Đế chế La Mã là một trong những nền văn minh nổi tiếng nhất lịch sử với nhiều sáng chế đi trước thời đại. Những di sản này tồn tại ngày nay và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống.
Một trong những di sản để đời của đế chế La Mã là hệ thống đường xá. Những con đường do người La Mã tạo ra vô cùng chắc chắn, bền vững và sử dụng đến ngày nay.
Những con đường này được người La Mã gọi là “viae”. Thông qua những con đường này, việc đi lại và vận chuyển hàng hóa giữa các vùng trong lãnh thổ của đế chế La Mã diễn ra nhanh và thuận tiện hơn.
Quy trình xây dựng đường xá của người La Mã thời cổ đại khá cầu kỳ và phức tạp. Đầu tiên là người La Mã tiến hành đào sâu 3m ở địa hình mà họ dự kiến làm đường.
Video đang HOT
Kế đến, công nhân La Mã lấp đầy đoạn đường đào sâu 3m trước đó bằng đá nặng. Cát hoặc sỏi sẽ được phủ lên trên lớp đá này. Sau cùng, mặt đường được ốp bằng những tảng đá phẳng, nhẵn bóng và có xen kẽ các rãnh để cho nước chảy qua khi trời mưa.
Hệ thống dẫn nước đồ sộ của đế chế La Mã tồn tại đến ngày nay. Những công trình này hiện còn ở Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ…
Theo thiết kế của các kỹ sư La Mã thời cổ đại, nước dẫn từ sông suối, hồ chứa trên núi xuống khu vực đồng bằng để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Các công trình dẫn nước của người La Mã được xây từ đá, xi măng núi lửa và gạch. Nhờ vậy, cuộc sống của người dân trở nên tốt đẹp hơn.
Một sáng chế đỉnh cao khác của người La Mã là bê tông. Người La Mã sử dụng loại bê tông này để xây dựng nhiều công trình kỳ vĩ tồn tại đến ngày nay.
Trong số này nhiều bến tàu có từ thời La Mã tồn tại đến ngày nay dù được xây dựng từ hơn 2.000 năm trước. Sở dĩ bê tông của người La Mã có sức mạnh tồn tại lớn như vậy là nhờ công thức bí mật.
Theo các nhà nghiên cứu, người La Mã trộn tro núi lửa, đá vôi và nước biển để tạo hồ trước khi thêm đá núi lửa để sản xuất bê tông. Sự kết hợp đặc biệt này tạo ra phản ứng puzolan, kích thích tinh thể hình thành trong khoảng trống của hỗn hợp và tạo nên lực liên kết vững chắc. Nhờ vậy, những công trình sử dụng loại bê tông này vô cùng kiên cố.
Bí ẩn 'người than' ngồi bó gối trong mộ cổ 9.000 năm tuổi
Một ngôi mộ cổ kỳ lạ trong di chỉ làng Beisamoun thuộc thời đại đồ đá mới ở Thung lũng Thượng Jordan (Israel) đã hé lộ một phong tục tưởng chỉ mới tồn tại hàng ngàn năm sau đó.
Hài cốt của người đàn ông trong mộ cổ chỉ còn là 335 mảnh xương rời rạc, nhưng đủ để thấy anh đã được đặt ngồi bó gối trong một ngôi mộ cổ mang hình dạng một hố nông. Ngôi mộ đã được đào và tạo hình cẩn thận để vừa là mộ, vừa là là một lò nung. Đáy mộ có thể được lót bằng vật liệu gì đó nên không bị cháy, trong khi đó vách ngôi mộ lại có vết lửa táp rõ ràng.
Với niên đại lên tới 9.000 năm tuổi, đây là một trong những người đầu tiên trên thế giới được hỏa táng sau khi chết.
Khu vực khai quật và các phần hài cốt còn lại của người đàn ông thời đại đồ đá mới - ảnh: PLOS ONE
Đây là một điều hết sức đặc biệt bởi ở nhiều nơi trên thế giới, hài cốt người thời đại đồ đá thường được tìm thấy trong trạng thái không được chôn cất hoặc chôn cất khá thô sơ. Riêng về hỏa táng, nó từng được cho là một phong tục "sinh sau đẻ muộn". Phát hiện mới cho thấy văn hóa của con người thời đồ đá vùng Cận Đông đã phát triển phức tạp hơn nhiều so với những hiểu biết trước đây.
Trước người đàn ông này, chỉ có 1 ngôi mộ hỏa táng khác được tìm thấy trên thế giới là mộ cổ "Mungo Lady" ở Úc: một người đàn bà 40.000 năm tuổi, đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Ở các lục địa còn lại, người đàn ông này giữ kỷ lục người cổ xưa nhất bị hỏa táng.
Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Fanny Bocquentin từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp, phần lớn cơ thể người đàn ông đã cháy thành than, nhưng những mẩu xương bị cháy sém còn lại đủ hé lộ anh từng chịu một tổn thương nghiêm trọng ở vai vài tuần hoặc vài tháng trước khi chết: một viên đá lửa thậm chí đã xuyên thủng xương.
Rõ ràng vết thương đã có thời gian lành lại, nhưng không biết vì sao sau đó người đàn ông không giữ được tính mạng. Rất có thể nghi thức hỏa táng liên quan đến sự kiện khiến anh ta bị thương, hoặc vì vai trò của anh ta trong cuộc chiến đặc biệt nào đó.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học PLOS One.
Xới vườn rau xây bệnh viện, mở cửa mộ cổ kỳ dị 4.000 năm Dự án xây bệnh viện cộng đồng ở Ireland đã hé lộ một tảng đá cự thạch bí ẩn, đánh dấu cho một ngôi mộ cổ thời đại đồ đồng hiếm gặp, với quan tài là một chiếc bình. Theo tiến sĩ Tamlyn McHugh của Fadó Archaeology, đơn vị tham gia khảo sát khu đất trồng rau trước khi đào nền móng cho...