Hễ đeo khẩu trang lại ngửi thấy mùi hôi khó chịu, coi chừng các bộ phận quan trọng này đang lâm nguy
Ắt hẳn bạn không phải là người duy nhất gặp trường hợp này, bởi tất cả những người thường xuyên ngửi thấy mùi hôi khi đeo khẩu trang đều chịu chung lý do “khó nói” này.
Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã khiến mọi người đều phải duy trì thói quen đeo khẩu trang hàng ngày. Tuy nhiên, nếu lần nào đeo khẩu trang cũng ngửi thấy mùi khó chịu thì rất có thể bạn chính là nạn nhân của nhiều loại bệnh nguy hiểm.
Theo Học viện Nha khoa tổng hợp Mỹ thống kê, hiện thế giới có tới 80 triệu người đang mắc nhiều loại bệnh mà dấu hiệu ban đầu thường là mùi hôi ở miệng. Vậy nên một khi đã thấy hôi lúc đeo khẩu trang, bạn cần phải kiểm tra xem có phải do 4 nguyên nhân này hay không. Nếu đúng đừng ngần ngại gì nữa mà hãy đi khám ngay lập tức:
1. Bệnh nha chu
Khẩu trang đôi lúc cũng có một số cái “bốc mùi” khó chịu dù vẫn còn mới, nhưng vẫn chi là số ít.
Nguyên liệu thô để làm khẩu trang là polyprophylen nên đôi lúc, mùi hôi bạn ngửi thấy có thể xuất phát từ chúng. Nhưng trước khi xuất xưởng và bán ra thị trường, các nhà sản xuất đã làm một loạt quy trình khử mùi để loại bỏ mùi hôi. Nếu thử khẩu trang hết cái này đến cái khác mà vẫn thấy “bốc mùi” thì có lẽ bạn đã bị viêm nha chu, viêm nướu và sâu răng… các bệnh này đều gây hôi miệng.
2. Đường hô hấp gặp trục trặc
Video đang HOT
Đường hô hấp và khoang miệng luôn có một mối quan hệ chặt chẽ. Nếu bạn bị viêm mũi, xoang, họng, amidan, phế quản… hay thậm chí là phổi, miệng bạn sẽ bốc mùi rất khó chịu do vi khuẩn đang ngày càng bành trướng.
3. Bệnh thận, gan, tiểu đường đang hình thành
Bệnh tiểu đường, bệnh thận và bệnh gan được coi là những bệnh rối loạn chuyển hóa khá phổ biến ngày nay. Lúc mắc bệnh, quá trình bài tiết nước bọt sẽ bị suy giảm, dẫn đến thiếu nước bọt và gây nên tình trạng khô miệng ở bệnh nhân. Càng khô miệng chừng nào thì vi khuẩn càng dễ phát triển, từ đó gây nên chứng hôi miệng khó chịu.
4. Ruột đang “kêu cứu”
Chúng ta đều biết nên đánh răng 2 lần/ngày vì đó là cách tốt nhất để loại bỏ mảng bám, chất nhầy và vi khuẩn gây sâu răng và hôi miệng. Tuy nhiên, dù đã vệ sinh răng miệng đầy đủ nhưng khi đeo khẩu trang bạn vẫn ngửi thấy mùi hôi thì không loại trừ khả năng chức năng đường tiêu hóa của bạn đã có vấn đề.
Điều này chủ yếu sự tích tụ thức ăn đã tiêu hóa trong dạ dày và đường ruột và sự phân giải tạo ra các loại khí có mùi như amoniac hydro sunfua, sau đó chúng ta thở ra từ miệng để tạo thành mùi hôi. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của tình trạng này là miệng hôi kèm với vị chua, thường xuyên có cảm giác đầy bụng, có thể ợ ra vị chua, lưỡi chua, đại tiện phân mỏng màu vàng…
Khi có hiện tượng này, bạn nên chú ý đặc biệt hơn đến vấn đề tiêu hóa của mình để kịp thời cải thiện và đi khám.
Phòng dịch cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng
Để tránh lây lan dịch bệnh cho cộng đồng, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho người điểu khiển phương tiện giao thông công cộng.
1. Theo dõi sức khoẻ: Trước khi làm việc, người điều khiển phương tiện giao thông công cộng tự theo dõi sức khoẻ bản thân nếu có sốt, ho, khó thở, mệt mỏi phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Đồng thời chủ động cách ly tại nhà theo dõi sức khoẻ và thông báo cho đơn vị quản lý. Không được đi làm nếu như đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ sở y tế. Ảnh: AFP.
2. Chuẩn bị các trang bị cần thiết cho thời gian làm việc: Nước uống và cốc uống dùng riêng đảm bảo vệ sinh. Khăn giấy, khẩu trang, găng tay, nước rửa tay có chứa cồn, quần áo sử dụng riêng khi làm việc. Ảnh: Yonhap.
3. Chủ động sử dụng thiết bị bảo hộ: Trong khi làm việc, tài xế lái xe cần chủ động và hướng dẫn hành khách đeo khẩu trang đúng cách chủ động che mũi, miệng khi hắt hơi, tốt nhất dùng khăn giấy hoặc khăn tay để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Bỏ khăn giấy đã sử dụng vào túi đóng kín để vứt vào thùng rác và rửa tay sát khuẩn. Bên cạnh đó, cần sử dụng găng tay phù hợp để giảm tiếp xúc không cần thiết. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh, không khạc nhổ bừa bãi. Rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sạch ít nhất 30 giây khi có điều kiện hoặc sử dụng sản phẩm vệ sinh tay. Ảnh: Bloomberg.
4. Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Thường xuyên súc miệng, họng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng. Giữ ấm cơ thể, tăng cường vận động có lối sống khoa học và dinh dưỡng. Ảnh: Weibo.
5. Giữ vệ sinh phương tiện công cộng: Khuyến khích sử dụng thông gió tự nhiên trên phương tiện. Không vận chuyển hành khách có đem theo các loại động vật hoang dã. Trong quá trình làm việc, nếu người điều khiển phương tiện hoặc hành khách có biểu hiện sốt, ho, khó thở cần thông báo với đơn vị quản lý hoặc cơ quan y tế qua đường dây nóng và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. Ngay sau khi trả khách lái xe thực hiện khử khuẩn xe và vệ sinh cá nhân. Ảnh: Yonhap.
6. Đảm bảo vệ sinh khi kết thúc ca làm việc: Dọn vệ sinh, vứt bỏ túi có chứa khăn giấy, khẩu trang, vật dụng đã sử dụng vào thùng rác có nắp đậy đúng nơi quy định. Không mặc quần áo khi làm việc về nhà, để quần áo đã sử dụng trong túi kín và giặt sạch sau mỗi ca làm viêc.
7. Công tác khử khuẩn phương tiện giao thông: Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng hay các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% clo hoạt tính hoặc có ít nhất 60% cồn. Ngoài ra, thường xuyên vệ sinh, dọn rửa, khử khuẩn bề mặt vô lăng, tay nắm cửa xe, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe, điều hoà xe và các bề mặt để đảm bảo vệ sinh.
Theo Zing
Lái xe cần làm gì để tránh bị lây nhiễm COVID-19? Chiều nay (21/2), Bộ Y tế đã có công văn gửi Bộ Giao thông vận tải về việc khuyến cáo phòng, chống dịch COVID-19 cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng và phương tiện sử dụng ứng dụng kết nối. Người điều khiển phương tiện giao thông công cộng cần chú ý chủ động phòng dịch COVID-19. Ảnh: Gia Minh...