Hè đến chị em nô nức làm trà đậu đen uống nhưng 90% không biết rằng chúng ta nên thêm 1 thứ này vào trà đậu đen
Trà đậu đen làm rất dễ, công dụng cũng rất nhiều, nhưng liệu bạn đã biết cách pha đúng chưa?
Nước đậu đen rang trong những năm gần đây rất được mọi người ưa chuộng bởi những công dụng tuyệt vời từ đậu đen. Người cần thanh lọc cơ thể, giải độc gan, giảm lượng đường trong máu, giảm cân hay cho con bú… đều siêng năng dùng loại nước bổ dưỡng này.
Và dưới đây, mời bạn tham khảo cách pha trà đậu đen thật chuẩn để nhận được nhiều tác dụng nhất nhé!
Bước 1: Chọn đậu
Đậu đen có hai loại là đậu đen trắng lòng và đậu đen xanh lòng. Đậu đen xanh lòng (màu xanh trong lòng hạt) có giá trị dinh dưỡng cao nên được mọi người nấu nhiều hơn. Khi chọn đậu đen thì chọn loại đậu chắc, bóng, không bị lép và sâu.
Video đang HOT
Bước 2: Cân bằng lại tính hàn của đậu đen
Tuy là bước quan trọng nhưng hay bị nhiều người bỏ qua hoặc không biết. Làm được bước này thì trà đậu đen bạn hãm sẽ vạn phần ngon hơn và tốt hơn cho sức khỏe.
Thả đậu đen vào nồi nước gừng đã sôi trong 30 – 45 phút, đợi khi nước sôi lăn tăn thì vớt đậu ra để ráo và đem phơi thật khô.
Bước 3: Rang đậu
Rang đậu đen trên nồi gang, không dùng nồi inox để tránh rang đậu chưa tới mà nồi đã khét. Nếu cắn đôi đậu đen thấy có màu vàng sẫm bên trong thì quá trình này đã đạt.
Bước 4: Bảo quản đậu rang
Để đậu đen trong nồi cho đến khi nguội, do chênh lệch nhiệt độ nên đậu đen sẽ “đổ mồ hôi” nên bạn hãy dùng khăn vải sạch để lau đậu cho thật khô và đựng trong bình thủy tinh kín. Làm được điều này đậu sẽ thơm ngon không bị ẩm mốc, sẽ giữ được trong thời gian dài hơn.
Bước 5: Hãm trà
Dùng 35 – 50g đậu đen cho một ngày. Cho đậu vào bình giữ nhiệt và chế nước sôi hãm trong 20 – 30 phút là cách tốt nhất để phát huy hết công dụng của đậu đen.
Nếu bạn lo lắng mình ở thể hư nhiệt thì có thể cho thêm vài lát gừng hãm cùng để trung hòa tính hàn của đậu đen. Lưu ý tránh dùng gừng vào chiều tối sẽ không tốt cho tỳ vị bạn nhé!
Giải nhiệt với nước bí đao
Là thức uống thanh mát, dễ uống, nước bí đao không chỉ giúp hạ nhiệt mà còn cung cấp nguồn năng lượng đáng kể cho cơ thể trong những ngày nắng nóng...
Vụ mùa nào cũng vậy, đến lúc thu hoạch bí đao, biết tôi thích những trái bí già khó tìm mua ở chợ, người bạn đồng nghiệp thường dành lại cho tôi những trái bí to, có trái nặng đến mấy ki-lô-gam. Những trái bí già với lớp vỏ dày, cứng, bên ngoài bám một lớp phấn trắng ngoài việc sử dụng để làm mứt thì còn dùng để nấu nước uống rất ngon, tốt cho sức khỏe. Bí đao càng già thì thành phẩm nấu ra càng ngon, không có vị chua.
Dùng sóng dao cạo nhẹ lớp phấn trắng bên ngoài vỏ trái bí, sau đó rửa lại thật sạch. Cắt bí đao thành miếng to cỡ lòng bàn tay, moi bỏ ruột bí. Vài trái táo tàu, nhãn nhục, một mẩu nhỏ thục địa rửa sơ qua nước ấm cho sạch bụi và một trái la hán quả đập dập (các nguyên liệu này có thể tìm mua dễ dàng ở tiệm thuốc bắc). Một nắm rễ tranh rửa sạch. Róc vỏ vài khúc mía lau, chẻ miếng mỏng cho mau ra vị.
Châm khoảng 5 lít nước vào nồi, cho tất cả nguyên liệu vào, đậy nắp, khi nồi nước sôi thì hé nắp để tránh bị trào. Tùy theo độ già của bí mà thời gian nấu có thể từ 1 - 3 tiếng đồng hồ. Do đó, thích hợp nhất là ninh trên bếp than nếu không muốn "cháy" túi vì tốn gas, điện... Ninh đến khi bí đao mềm, thịt bí trở trong như nước luôn là đạt. Canh thời gian nấu, cứ khoảng 1 giờ đồng hồ thì mở nắp nồi, châm thêm 1 chén nước. Nhưng lưu ý, không được nấu nhừ quá, bí sẽ rã nát làm đục nước, mất ngon. Chờ mía lau ra nước, cho từng chút đường phèn vào, nếm lại thử đến khi có độ ngọt vừa ý.
Bí nấu đủ thời gian, nhắc nồi xuống để nguội hẳn, dùng rây lược lấy nước, bỏ xác, cho vào chai thủy tinh, bảo quản ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Nước bí đao có thể dùng kèm với vài viên đá, hoặc cho ít hạt chia (đã ngâm nở) vào cũng rất thú vị!
Bánh tét tro ăn một lần nhớ mãi Bánh tét không chỉ là món ăn truyền thống ngày Tết mà còn là món ăn dân dã thường ngày. Bánh tét có đầy đủ thành phần như nếp, đậu, thịt để trở thành một bữa sáng nhanh gọn khi đến công sở, một bữa trưa ngon lành đủ chất hay một buổi tối nhẹ nhàng. Có lẽ vì vậy bánh tét là...