Hè đã cận kề cha mẹ đặc biệt chú ý tránh những lỗi lầm phổ biến này để bảo vệ con khỏi đuối nước khi đi bơi
Mùa hè đã sắp đến, bố mẹ lưu ý cần tránh mắc phải những sai lầm cơ bản sau khiến con tăng nguy cơ bị đuối nước nhé.
Những năm gần đây liên tiếp có nhiều tai nạn trẻ em bị đuối nước thương tâm mặc dù các bậc phụ huynh luôn được cảnh báo bởi quá nhiều sự việc đáng tiếc như vậy vào mỗi mùa hè hằng năm. Theo số liệu từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ từ 1 đến 4 tuổi. Còn theo thống kê của Hiệp hội trường học bơi lội Hoa Kỳ (USSSA) vào dịp lễ ngày Memorial Day và Labor Day năm 2015, có tới 209 trẻ chết đuối trong hồ bơi và 76 trẻ khác tại hồ nước.
Có nhiều tai nạn liên tiếp trẻ em bị đuối nước thương tâm đã xảy ra (Ảnh minh họa)
Đây đều là những con số đáng báo động, ở Việt Nam, con số này cũng cao không kém. Bà Sue Mackie, giám đốc điều hành của USSSA, đã thống kê và đưa ra những lỗi cơ bản và hướng dẫn an toàn thiết thực và cụ thể nhất để các bậc cha mẹ lưu ý, tránh vô tình làm tăng nguy cơ đuối nước cho trẻ.
Lỗi số 1: Để trẻ tùy tiện xuống nước
Cha mẹ nên dạy trẻ tuân theo một quy trình nghiêm ngặt trước khi xuống nước như phải mang tã, thay đồ bơi, khởi động hoặc thoa kem chống nắng. Thói quen bơi lội sẽ giúp trẻ hiểu rằng không thể tùy tiện nhảy xuống nước và bỏ qua những bước chuẩn bị cơ bản.
Trước khi xuống nước bé cần thực hiện những thao tác cơ bản (Ảnh minh họa)
Lỗi số 2: Để trẻ tự quyết định mà không cần xin phép
Video đang HOT
Bà Mackie nhấn mạnh quan điểm: “Hãy dạy con hiểu rằng, nếu không được sự đồng ý của bố mẹ thì con không được xuống hồ”. Bởi thực tế nhiều trẻ tự ý xuống hồ bơi khi được bạn bè rủ rê, điều này hết sức nguy hiểm và gây mất an toàn cho trẻ.
Lỗi số 3: Quá tin tưởng vào phao bơi và các vật dụng nôi trên nước
Mặc dù áo phao được thiết kế để cứu một đứa trẻ khỏi nguy cơ đuối nước và phải luôn được treo ở gần những khu vực thuận tiện thì các thiết bị nổi như phao bơi vẫn có thể tuột ra khỏi tầm tay của trẻ. Thay vào đó, bà Mackie khuyên cha mẹ hãy dạy trẻ cách xác định vị trí, định vị khoảng cách đến bờ là bao xa, hoặc là bơi và vịn tay vào thành tường hoặc bậc thang để trẻ dễ dàng có lối thoát.
Hình ảnh vụ tai nạn bé bị lật phao mà mẹ không hề hay biết đã từng xảy ra
Lỗi số 4: Lệ thuộc vào kính bơi
Quá lệ thuộc vào kính bơi sẽ khiến trẻ gặp khó khăn. Mẹ hãy dạy con cách mở mắt dưới nước khi bị rớt kính bơi để tự tìm thấy điểm đến và có thể rời khỏi hồ một cách an toàn.
Lỗi số 5: Sợ hãi thay con
Mẹ đừng hoảng hốt nếu con lặn xuống dưới mặt hồ bơi hoặc truyền cảm giác sợ hãi cho trẻ. Mẹ có thể cho con thực hành trước bằng cách nhúng toàn bộ khuôn mặt xuống nước trong bồn tắm rồi thổi bong bóng để giúp trẻ thoải mái khi tiếp xúc với nước.
Bé tự tin, không sợ nước sẽ dễ biết bơi hơn (Ảnh minh họa)
Điều cuối cùng và cũng quan trọng nhất là cha mẹ cần luôn luôn giám sát khi trẻ xuống nước, làm hàng rào bảo vệ bao quanh hồ. Tham gia lớp học bơi cùng con sớm nhất có thể, và đừng quên học các thao tác sơ cứu khẩn cấp khi có trường hợp đuối nước xảy ra để tự bảo vệ tính mạng cho gia đình mình.
Nguồn: Parenting
Bác sĩ ơi: Trẻ bị đuối nước phải xử trí cấp cứu như thế nào?
Sự việc cả 8 trẻ bị đuối nước ở sông Đà (Hòa Bình) vừa xảy ra khiến tôi rất xót thương và lo lắng cho con nhỏ. Tai nạn đuối nước thường xảy ra với con nít, đặc biệt là ở khu vực gần sông hồ.
Thời gian vàng để cấp cứu cho trẻ bị đuối nước chỉ có 4 phút - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Xin bác sĩ hướng dẫn cách sơ cấp cứu để cứu trẻ trong trường hợp bị đuối nước. Ngô Bảo Minh (45 tuổi, ngụ Đồng Tháp)
Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM):Trường hợp trẻ không may bị đuối nước thì việc quan trọng để cứu mạng trẻ chính là cách sơ cứu ngay tại chỗ của gia đình, những người phát hiện.
Thời gian vàng để cấp cứu cho trẻ bị đuối nước chỉ có 4 phút. Trong thời gian này, người thân phải cấp cứu để kịp thời hồi sức tim phổi, cung cấp máu, ô xy lên não. Nếu quá 4 phút trẻ sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm, sau 10 phút thì trẻ chết não. Cho dù cứu được trẻ thì để lại di chứng nặng nề như sống thực vật.
Để cứu trẻ đuối nước, cần:
Khi phát hiện trẻ bị đuối nước, tốt nhất người cứu phải biết bơi giỏi mới nên nhảy xuống nước cứu trẻ. Do quá hoảng loạn nên người đuối nước không kiểm soát được bản thân mình, nếu người cứu không bình tĩnh hoặc kỹ năng bơi lội kém sẽ dễ dẫn đến đuối nước tập thể.
Trong trường hợp người cứu không biết bơi hay bơi yếu, cần dùng vật dụng nổi quăng ra cho trẻ làm phao. Sau đó tìm cách vớt lên, đưa vào bờ từ từ và tiến hành sơ cứu.
Sơ cứu ban đầu rất quan trọng. Bước đầu, phải đánh giá tình trạng đuối nước, lay xem trẻ còn cử động hay không. Nếu trẻ không cử động có khả năng trẻ bị ngưng tim, ngưng thở. Lúc này cần đánh giá trẻ nhanh để hồi sức tim phổi.
Dùng cách ấn tim thổi ngạt: Người sơ cứu ấn hai tay vào giữa ngực, ấn tim, độ mạnh vừa phải mỗi lần ấn tim và tầm 15 cái. Sau khi ấn, kiểm tra nếu bệnh nhân không thở, lồng ngực không di chuyển thì phải hà hơi thổi ngạt theo tỉ lệ 30/2, tức 30 lần ấn tim và 2 lần thổi ngạt.
Để ít xảy ra tai biến, cần đặt trẻ nằm trên một vị trí bằng phẳng và cứng.
Với người dân, thường không chuyên sơ cấp cứu thì khó nhận biết hiệu quả cách ấn của mình. Vì vậy, lưu ý khi ấn thì một tay để lên vị trí ấn, một tay để ở cổ, nách hoặc bẹn để kiểm tra mạch có nảy không, nếu có tức là ấn tim hiệu quả. Sau 15 lần ấn tim, kiểm tra lồng ngực bệnh nhân mà thấy lồng ngực không di động cần ấn tim kết hợp thổi ngạt bệnh nhân.
Thổi ngạt đúng cách là ngửa cổ bệnh nhân, bóp mũi thông đàm nhớt sau đó đặt miệng thổi trực tiếp. Nếu lồng ngực không nhô lên thì phải kiểm tra xem miệng bệnh nhân có bị mắc dị vật không.
Hoạt động ấn tim, hà hơi thổi ngạt nên làm cho đến khi nào trẻ tự thở được.
Song song đó, phải gọi cấp cứu và nhanh chóng chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Lưu ý, tất cả những việc này phải làm đồng thời cùng lúc. Vừa sơ cứu, vừa gọi cấp cứu hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế; trong thời gian chờ cấp cứu, đưa trẻ đi cấp cứu vẫn phải ấn tim thổi ngạt vì nếu ngưng sẽ làm lượng máu, ô xy lên não không đều, nguy hiểm đến trẻ.
Đặc biệt, tuyệt đối không thực hiện các biện pháp sơ cứu đuối nước theo dân gian như: lăn lu, dốc ngược trẻ lên sốc nước hay vác lên vai chạy sốc cho bé ói ra. Những cách này hoàn toàn không có hiệu quả mà còn gây biến chứng, trì hoãn việc cấp cứu. Bởi lẽ, ngạt nước, đuối nước là trạng thái ngưng tim, ngưng thở, sơ cứu quan trọng nhất là làm cách nào để đưa máu, ô xy lên não, phục hồi hệ thống tuần hoàn, kéo dài thời gian cho bệnh nhi.
Theo thanhnien
Kỳ tích cứu sống bé gái đuối nước nổi trên mặt ao Ngày 8/4 mẹ của bé Nguyễn Ngọc Ngân ở xã Nam Triều đang chơi với con ở sân thì có việc phải chạy vào nhà, một lúc sau chị ra sân không thấy con gái đâu mới đi tìm thì thấy cháu đang nổi dưới ao cạnh nhà. Mới đây các y bác sĩ của Trạm Y tế xã Nam Triều, huyện Phú...