HĐXX tiếp tục bác yêu cầu giám định tâm thần đối với ông chủ Trung Nguyên
Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu giám định tâm thần đối với ông chủ Trung Nguyên vì cho rằng không có căn cứ pháp lý.
Chiều 2/12, sau ngày làm việc đầu tiên phiên xử kín vụ ly hôn của vợ chồng ông chủ Cà phê Trung Nguyên, phía bà Lê Hoàng Diệp Thảo cho biết, tại phiên tòa lần này, một lần nữa, bà Thảo xin đề nghị các cơ quan chức năng tiến hành giám định tâm thần đối với ông Vũ, bởi ông luôn cho rằng mình có năng lực siêu nhiên, có thể hô mưa gọi gió, đọc được suy nghĩ của người khác…
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ rời tòa sau phiên xử ngày 2/12.
Trước đây, bà Thảo đã yêu cầu Tòa án Nhân dân quận 3 trưng cầu giám định năng lực hành vi dân sự, nhưng ông Vũ không đến gặp Hội đồng giám định để kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật.
Theo luật sư Lê Thị Hoài Giang (bảo vệ quyền lợi cho bà Thảo), tại cấp sơ thẩm HĐXX đã không xem xét vấn đề này một cách khách quan, chỉ dựa vào những tài liệu do người đại diện của ông Đặng Lê Nguyên Vũ cung cấp để khẳng định ông Vũ hoàn toàn bình thường. Trong khi đó, đây không phải là những kết luận giám định được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Như vậy, cả 2 yêu cầu của bà Thảo tại phiên tòa hôm nay là thay đổi HĐXX và giám định tâm thần cho ông Vũ đều không được chấp nhận, vì HĐXX cho rằng không có căn cứ pháp lý. Bà Thảo cũng bày tỏ nguyện vọng được hàn gắn với chồng nhưng yêu cầu này đã bị ông Vũ khước từ./.
Theo Ngọc Xuân/VOV-TPHCM
Vì sao phải xử kín vụ ly hôn của Đặng Lê Nguyên Vũ?
Luật sư bảo vệ ông chủ cà phê Trung Nguyên trong vụ ly hôn nghìn tỷ, ông Hoàng Hữu Nhân, cho biết ông Vũ muốn sớm kết thúc, tránh ảnh hưởng đến tập đoàn.
Sáng 29/10, phiên toà phúc thẩm xem xét kháng cáo của bà Lê Hoàng Diệp Thảo (46 tuổi) và ông Đặng Lê Nguyên Vũ (48 tuổi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên) về việc ly hôn, chia tài sản, được TAND Cấp cao xét xử kín.
Dự kiến phiên toà kéo dài đến ngày 31/10, do thẩm phán Nguyễn Hữu Ba làm chủ tọa.
Vài ngày trước, bà Thảo tiếp tục có đơn xin hoãn phiên xử "vì lý do sức khỏe" nhưng HĐXX chưa đưa ra quyết định. Bảo vệ bà Thảo lần này có 6 luật sư gồm: Lê Thành Kính, Lê Thị Hoài Giang, Đoàn Thị Hồng Trang, Phạm Công Hùng, Lê Thị Kim Liên và Đỗ Mạnh Tường.
Bảo vệ quyền lợi cho ông Vũ vẫn là các luật sư Trương Thị Hòa, Hoàng Hữu Nhân, Nguyễn Minh Tâm.
Luật sư Nhân cho biết, ông Vũ mong muốn vụ án sớm kết thúc vì nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn Trung Nguyên, cũng như đời sống của hơn 5.000 người lao động.
Năm 2015, bà Thảo đơn phương ly hôn vì vợ chồng xảy ra nhiều mâu thuẫn. Bà đề nghị nuôi tất cả 4 con, ông Vũ cấp dưỡng. Tài sản chung là tiền, vàng ngoại tệ tại ngân hàng bà yêu cầu toà không đưa vào giải quyết trong vụ án. Còn cổ phần, bà đề nghị hưởng 51% (ước tính 2.114 tỷ đồng) trong Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên - công ty nòng cốt chiếm phần lớn giá trị của tập đoàn...
Ông Vũ ra tòa hôm 18/9. (Ảnh: Thành Nguyễn)
Phía ông Vũ đề nghị tòa tuyên được hưởng 70% tài sản tại các ngân hàng cũng như giá trị cổ phần tại tất cả các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên và sẽ thanh toán lại cho bà Thảo bằng tiền mặt đối với số cổ phần còn lại.
Hồi cuối tháng 3, TAND TP.HCM xử sơ thẩm chấp nhận cho vợ chồng bà Thảo ly hôn. HĐXX ghi nhận sự thỏa thuận của hai bên về việc chia bất động sản, giao các con cho bà Thảo nuôi dưỡng, ông Vũ cấp dưỡng 10 tỷ đồng mỗi năm.
Đối với tài sản còn lại, HĐXX tuyên ông Vũ được sở hữu 60%, nắm quyền điều hành Trung Nguyên và có nghĩa vụ trả lại bà Thảo bằng tiền tương ứng với số cổ phần bà sở hữu. Theo HĐXX, ông Vũ "có công lớn hơn" và việc giao công ty cho ông Vũ điều hành là có tính đến lợi ích lâu dài của doanh nghiệp.
Cho là mình bị xử ép, bà Thảo kháng cáo toàn bộ bản án, đề nghị toà phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm. Theo nguyên đơn, quá trình xét xử bà đã nhiều lần đồng ý rút đơn khi được HĐXX và VKS hỏi nhưng tòa vẫn tiếp tục xử và cho ly hôn là "cưỡng ép", không cho gia đình bà được đoàn tụ. Việc tòa buộc bà phải giao toàn bộ cổ phần mình sở hữu cho ông Vũ và nhận lại bằng tiền là tước đoạt quyền sở hữu của một cổ đông lớn đối với số cổ phần và phần vốn góp trong tập đoàn.
Ngoài ra, tòa sơ thẩm còn có nhiều vi phạm tố tụng, thiên vị ông Vũ khi đánh giá ông có công sức đóng góp nhiều hơn trong việc tạo lập khối tài sản chung...
Phía ông Vũ cũng kháng cáo, đề nghị cấp phúc thẩm chia phần tài sản chưa thỏa thuận được theo tỷ lệ ông 70%, bà Thảo 30%. VKS cũng có kháng nghị chỉ ra nhiều vi phạm của tòa sơ thẩm đề nghị cấp phúc thẩm hủy toàn bộ bản án.
Hôm 18/9 toà phúc thẩm mở phiên xét xử, bà Thảo không đến. Sau phần thủ tục, HĐXX quyết định hoãn buổi làm việc theo yêu cầu của bà Thảo và luật sư, cũng như do vắng mặt nhiều người liên quan. Tòa cũng chấp nhận yêu cầu của bà Thảo - xét xử kín vụ án để đảm bảo quyền nhân thân, bí mật đời tư... của các bên.
Nguồn: VnExpress
Tòa bác yêu cầu thay đổi chủ tọa của bà Lê Hoàng Diệp Thảo Trước phiên xử diễn ra, phía bà Thảo đề nghị thay đổi 2 thành viên trong HĐXX là thẩm phán Phan Đức Phương và Nguyễn Hữu Ba. Sáng 2/12, sau nửa tháng tạm hoãn, TAND Cấp cao tại TP.HCM tiếp tục mở lại phiên tòa phúc thẩm vụ ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Đây...