HĐXX làm oan ông Nén: Chỉ phê bình liệu có tương xứng?
Việc TAND tỉnh Bình Thuận chỉ phê bình, rút kinh nghiệm các thành viên HĐXX từng xử oan ông Nén khiến dư luận bất bình bởi nó không tương xứng với hậu quả mà họ đã gây ra cho ông.
Luật sư TRẦN CÔNG LY TAO, Đoàn Luật sư TP.HCM:
Không chấp nhận chỉ phê bình nội bộ
So với vụ án ông Chấn thì vụ ông Nén cũng có nhiều điểm tương đồng: Đều là án oan, bị cáo bị kết án chung thân và đã phải ngồi tù hơn chục năm. Vậy tại sao ở vụ ông Chấn, một thẩm phán xét xử phúc thẩm đã bị khởi tố (tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng), còn ở vụ án ông Nén các thẩm phán xét xử sơ thẩm (án này đã có hiệu lực) chỉ bị phê bình nội bộ?
Theo thông tin trên Pháp Luật TP.HCM, sở dĩ TAND tỉnh Bình Thuận xử lý nhẹ các thành viên trong HĐXX là vì tại phiên tòa, ông Nén đã khai nhận toàn bộ hành vi như kết luận điều tra và cáo trạng quy kết; ông Nén không kêu oan mà luôn tự nhận mình là thủ phạm. Cạnh đó, khi bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật, TAND Tối cao cũng có văn bản khẳng định “không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm”. Tuy nhiên, theo tôi các lý do này đều không xác đáng. Dù điều tra viên đã tạo ra các chứng cứ phản ánh không đúng sự thật khách quan của vụ án, dù VKS đã chấp nhận hồ sơ ngụy tạo để ra cáo trạng truy tố ông Nén, sau đó phân công kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên tòa thì HĐXX vẫn phải kiểm tra, đánh giá tài liệu chứng cứ theo quy định của BLTTHS. Nếu đã không làm hết trách nhiệm dẫn đến kết án oan, HĐXX phải chịu trách nhiệm pháp lý tương xứng với yếu tố lỗi và hậu quả nghiêm trọng đã gây ra, kể cả trách nhiệm hình sự.
Luật sư BÙI QUANG NGHIÊM, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM:
Phải xem xét trách nhiệm hình sự
Việc điều tra, xem xét, xử lý những người có trách nhiệm để xảy ra oan sai cho ông Huỳnh Văn Nén là hết sức cần thiết nhằm đem lại sự công bằng trong xã hội, răn đe, phòng ngừa những hành vi sai trái tương tự và giữ gìn kỷ cương phép nước. Về nguyên tắc, lỗi đến đâu thì bị xử lý đến đó. Chính vì thế, tôi rất không đồng ý với các lý do để TAND Bình Thuận chỉ xử lý nội bộ hai thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân đã tham gia xét xử oan.
Với các quyền hạn, nhiệm vụ của HĐXX, các thành viên trên phải làm đầy đủ các yêu cầu luật định để xác định sự thật của vụ án. Họ không thể chỉ căn cứ vào hồ sơ vụ án và lời khai nhận tội lúc thế này, lúc thế khác để kết tội một con người. Nếu không làm hết trách nhiệm dẫn đến oan sai thì họ buộc phải chịu trách nhiệm pháp lý phù hợp với mức độ lỗi. Đối chiếu với các quy định của pháp luật thì trường hợp này phải là trách nhiệm hình sự.
Về phía TAND Bình Thuận, tôi cũng cho là không xác đáng khi đổ lỗi với hàm ý Tòa Tối cao còn không thấy án có vấn đề thì trách gì tòa cấp dưới. Do không trực tiếp xét xử nên Tòa Tối cao được phép dừng ở mức rút kinh nghiệm cấp giám đốc thẩm. Còn TAND tỉnh trực tiếp xét xử thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các phán quyết cụ thể của mình.
Đẩy một công dân vô tội phải ngồi tù oan 17 năm mà chỉ bị phê bình, liệu có tương xứng? Trong ảnh: Ông Huỳnh Văn Nén gặp lại người thân trong ngày được trả tự do. Ảnh: PHƯƠNG NAM
Luật sư NGUYỄN MINH TÂM, Tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam:
Cần xem xét toàn diện, đầy đủ
Phê bình, rút kinh nghiệm là một biện pháp xử lý mang tính chất nội bộ, không thuộc một trong những biện pháp xử lý hành chính. Hình thức này như một cách góp ý cho nhau trong nội bộ về một hành vi mà chưa gây ra hậu quả lớn. Còn ở đây, hậu quả gây ra trong vụ án oan ông Nén là rất lớn, do vậy hình thức phê bình không tương xứng với hậu quả gây ra.
Về nội dung,TAND tỉnh Bình Thuận căn cứ vào hai lý do là: Tại tòa ông Nén đã khai nhận toàn bộ hành vi như kết luận điều tra và cáo trạng quy kết, không kêu oan; sau đó TAND Tối cao có văn bản do phó chánh Tòa Hình sự trả lời không có căn cứ để kháng nghị giám đốc bản án theo đơn của cha ông Nén.
Nếu viện dẫn hai lý do này để làm căn cứ xử lý trách nhiệm thì tòa phải xem xét toàn bộ các yếu tố khác. Cụ thể, tuy ông Nén không kêu oan nhưng hồ sơ vụ án có thể hiện bị oan không? HĐXX phiên tòa có xem xét trên nguyên tắc có lợi cho bị cáo không? Tiếp đó là phải xem trách nhiệm của người ở TAND Tối cao ký văn bản nói trên, căn cứ vào đâu mà ra thông báo với nội dung “chắc nịch” như thế.
Video đang HOT
Ông HOÀNG VĂN HẢI, nguyên Phó Chánh án TAND tỉnh Tây Ninh:
Nên chờ kết luận của Cục Điều tra VKSND Tối cao
Theo tôi, việc TAND tỉnh Bình Thuận đã thống nhất áp dụng hình thức phê bình, rút kinh nghiệm đối với HĐXX sơ thẩm kết án oan ông Nén khó có thể nói là nặng hay nhẹ. Chỉ có điều tòa tỉnh nên cân nhắc thời điểm đưa ra kết luận. Vì trong vụ này, Cục Điều tra VKSND Tối cao cũng đã thụ lý đơn tố cáo của ông Nén, nên chờ ý kiến chính thức từ cơ quan này.
Tôi nghĩ án oan thì giống nhau nhưng mỗi vụ bị làm oan luôn có tình tiết khác nhau và mức độ lỗi của những người đã làm oan khác nhau. Nó xuất phát từ nguyên nhân chủ quan như trình độ nghiệp vụ của thẩm phán, ý chí chủ quan khi tuyên án, niềm tin nội tâm của thẩm phán… Nguyên nhân khách quan góp phần đến việc làm oan như chính sách pháp luật thời điểm đó, bị can, bị cáo nhận tội hay chối tội… Do vậy, hình thức xử lý trách nhiệm của người làm oan (nếu có) cũng khác nhau, có khi là nội bộ, có khi xử lý hành chính, có khi lại phải xử lý hình sự.
Nếu không đồng ý với kết quả xử lý này của TAND tỉnh Bình Thuận, ông Nén có quyền khiếu nại đến cấp trên là TAND Tối cao để yêu cầu xem xét lại.
Thời hiệu xử lý người làm oan ông Nén ra sao?
Chuyện ông Nén oan thì đã rõ. Các cơ quan tố tụng tỉnh Bình Thuận đã tổ chức xin lỗi ông. Ông Nén đã có đơn gửi Cục Điều tra VKSND Tối cao yêu cầu khởi tố những người làm oan ông; Cục Điều tra đã thụ lý đơn nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
Việc xử lý những người làm oan cũng phải theo quy định pháp luật. Theo quan điểm cá nhân tôi, có lẽ vướng mắc lớn nhất hiện nay trong vụ này là yếu tố thời hiệu.
Tính từ ngày cơ quan tố tụng làm oan ông Nén đến ngày ông Nén được đình chỉ điều tra, chính thức thừa nhận làm oan ông Nén đã hơn 15 năm. Trong khi đối với tội ra bản án trái pháp luật thì khung hình phạt cao nhất là 15 năm. Theo Điều 8 và Điều 23 BLHS thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp này là 15 năm. Vậy là đến nay xem như đã hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự những người này.
Trường hợp Cơ quan điều tra VKSND Tối cao không khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì việc xử lý hành chính hoặc kỷ luật theo Luật Cán bộ, công chức đối với những người này cũng đã hết thời hiệu.
Trong vụ này có thông tin dư luận cho rằng các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bình Thuận cố tình kéo dài việc đình chỉ điều tra đối với ông Nén, chờ đến khi hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự những người làm oan ông rồi mới đình chỉ. Đây là những thông tin mà Cục Điều tra VKSND Tối cao cần phải làm rõ.
Trong vụ việc này nếu những người làm oan ông Nén mà không bị xử lý gì cả thì rõ ràng “lẽ công bằng” là chưa thỏa đáng. Còn nếu bị xử lý thì cũng phải phù hợp với tính chất và mức độ vụ việc chứ không phải chỉ “phê bình, rút kinh nghiệm” là xong.
Luật sư LÊ VĂN HOAN, Đoàn Luật sư TP.HCM
Tước quyền xét xử
Hình thức phê bình trong nội bộ rõ ràng là quá nhẹ và không tạo được sự răn đe. Tùy theo mức độ lỗi, HĐXX cần phải chịu trách nhiệm pháp lý là bị kỷ luật hoặc bị xử lý hình sự. Ngoài ra, các thẩm phán trong HĐXX cần bị cấm tham gia xét xử có thời hạn.
Luật sư NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM
Theo Phap luât TPHCM
Ai đã đẩy ông Huỳnh Văn Nén tù oan 17 năm?
Đây là câu hỏi mà nhiều người đặt ra và cần phải có câu trả lời để không xảy ra những vụ án oan tương tự như thế. Xin đăng tải một vài góc nhìn để cùng làm sáng tỏ câu hỏi này.
Ông Huỳnh Văn Nén và gia đình kiện người gây án oan
Như đã đưa tin, ngày 3/12, các cơ quan tố tụng tỉnh Bình Thuận đã tổ chức xin lỗi công khai ông Huỳnh Văn Nén(Bình Thuận) và gia đình về hai vụ án oan sai (Vụ án Vườn điều, vụ án giết bà Lê Thị Bông) nhưng vẫn chưa công bố những cán bộ đã tiến hành tố tụng hai vụ án này để xử lý về trách nhiệm.
Ngày 7/12, gia đình ông Huỳnh Văn Nén đã đồng loạt ký đơn yêu cầu khởi tố những người gây oan sai cho họ. Các thành viên trong gia đình ông Nén rất bức xúc trước việc chưa xử lý nghiêm những cán bộ gây oan sai và gây ra hậu quả nặng nề về nhiều mặt.
Ông Huỳnh Văn Nén (bên trái), người chịu án Chung thân 17 năm
Gia đình ông Nén cho rằng, những người tiến hành tố tụng trong hai vụ án đã sử dụng biện pháp bất minh để buộc tội, kết án dựa trên những lời khai giả mạo, gian dối hoặc có được từ bức cung, dùng nhục hình đối với họ. Do đó, các thành viên yêu cầu khởi tố hình sự các nhân vật: Điều tra viên, Thủ trưởng cơ quan điều tra ký kết luận điều tra, Kiểm sát viên, Lãnh đạo Viện kiểm sát ký cáo trạng, Thẩm phán xét xử sơ thẩm, theo những tội danh: Lạm quyền trong khi thi hành công vụ; Truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội; Ra bản án trái pháp luật; Làm sai lệch hồ sơ vụ án.
Các thành viên gia đình ông Nén cũng tố cáo, đề nghị "đặc biệt" phải truy cứu trách nhiệm hình sự ông Cao Văn Hùng (nguyên Điều tra viên CA tỉnh Bình Thuận) và ông Đinh Kỳ Đáp (nguyên Phó thủ trưởng CQĐT CA tỉnh Bình Thuận) - là những người điều tra trong vụ án Vườn điều và vụ án bà Lê Thị Bông. Nội dung nêu, khi ông Nguyễn Phúc Thành gửi đơn tố cáo Nguyễn Thọ là người giết bà Bông thì đã bị ông Hùng đe dọa để rút đơn tố giác.
Vụ án oan 17 năm trời không chỉ giáng xuống đầu một mình ông Nén mà còn giáng vào những người thân trong gia đình ông, bởi những hệ lụy kinh khủng của nó.
Bên cạnh đó, chính gia đình vợ ông Nén cũng mang án oan, vụ án - Vụ án Vườn điều. (Đã được minh oan trước khi ông Nén vướng vụ giết bà Bông).
Đến ngày 3/12/2015, ông Nén mới chính thức được minh oan, được xin lỗi về vụ án oan 17 năm này.
Vì sự oan khuất này, mà gia đình ông Nén bị đẩy vào cảnh ly tán, người cha 90 tuổi lặn lội khắp nơi đi kêu oan cho con...
Ai là người phải chịu trách nhiệm về vụ án oan khuất này, chắc chắn cơ quan chức năng tới đây sẽ phải làm rõ đến cùng, để "trả lại niềm tin vào công lý của nhân dân", đồng thời, cũng là bài học cảnh tỉnh cho những ai "cầm cán cân công lý" nhưng lại "làm bừa". Bên cạnh đó, việc rút ra những bài học về cơ chế chính sách để giảm oan sai là không thể không có.
Để có cái nhìn xuyên suốt vấn đề, không thể không quay lại với những điểm vi phạm tố tụng mà chính Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSNDTC) đã chỉ ra để minh oan cho ông Huỳnh Văn Nén.
Nhìn lại những điểm vi phạm tố tụng trong "vụ án oan Huỳnh Văn Nén"
Ngày 24/10/20014, VKSNDTC đã ra văn bản Kháng nghị bản án Hình sự sơ thẩm 96/2000/HSST ngày 31/8/2000, bản án đã đẩy ông Nén vào tù oan. Kháng nghị do ông Nguyễn Hữu Thể, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ký. Vậy là trước khi ông Nén được minh oan, xin lỗi hơn 1 năm, VKSNDTC đã chỉ ra hàng loạt những vi phạm tố tụng dẫn đến oan sai.
Kháng nghị viết, về thu thập chứng cứ, khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra không thu giữ được một số vật chứng như: Sợi dây dù (được cho là hung khí giết người), ổ khóa nhà bà Bông và 01 chỉ vàng 24K của bà Bông. Các sợi dây thu giữ trong quá trình điều tra không liên quan đến sợi dây mà cơ quan điều tra nhận định là "hung khí" để siết cổ bà Bông. Cơ quan điều tra không lấy lời khai của chị Hồng (con của bà Bông) để làm rõ cách buộc mô tơ để thực nghiệm lại cách thức cắt, vị trí cắt...
Khi khám nghiệm hiện trường, thu được hai loại dấu chân: Tại sân gần hiên nhà chính có dấu bàn chân phải dài 23 cm, rộng 9cm, rộng gót 4,5 cm. Trên mặt ghế salon trong nhà có ba vết dấu chân kích thước: dài 22 cm, rộng bàn 8,5cm rộng gót 4cm (dấu chân phải nằm giữa ba dấu chân).
Diễn tiến tiếp, ngày 12/05/2000, Cơ quan điều tra đưa chiếc ghế salon của gia đình bà Bông đến trại tạm giam để ông Huỳnh Văn Nén đứng lên ghế, kết quả dấu chân của ông Nén thu được dài 22,5cm, rộng bàn 8,5cm, rộng gót 4cm. Theo giải thích của cơ quan điều tra tại công văn số 37/PC21 ngày 29/5/2000 thì khó tiến hành giám định so sánh giữa dấu vết bàn chân thu của ông Nén và dấu vết bàn chân thu tại hiện trường do có nhiều yếu tố tác động nên kích thước bàn chân có thể có sai lệch.
Theo nhận định của kháng nghị, bản án sơ thẩm căn cứ vào các dấu chân để lại hiện trường, kết quả so sánh kích thước dấu chân nhưng không tiến hành xác định được sự đồng nhất giữa dấu vết bàn chân để lại hiện trường và dấu vết bàn chân của ông Nén (như so sánh khoảng cách và chiều dài các ngón chân, so sánh diện tích, so sánh về các vân trong lòng bàn chân...) và giải thích "do đó có nhiều yếu tố tác động nên kích thước bàn chân có thể bị sai lệch" để xác định đó là dấu chân của ông Huỳnh Văn Nén là không có cơ sở khoa học.
Về lời khai nhận tội của ông Huỳnh Văn Nén, VKSNDTC đã chỉ ra, các lời khai nhận tội ban đầu của ông Huỳnh Văn Nén không phù hợp với hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi. Các lời khai nhận tội sau không thống nhất, mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với lời khai của chị Lê Thị Hồng, lời khai của một số nhân chứng, như về cách thức thực hiện, ban đầu ông Nén khai với cơ quan điều tra là dùng tay bóp cổ, lời khai sau ông nén lại khai là vòng dây từ phía sau..
Ngoài ra, ngay trong các lời khai tại cơ quan điều tra của ông Nén cũng mâu thuẫn không thống nhất về vị trí, chi tiết và mâu thuẫn với những lời khai của chị Lê Thị Hồng.
Bên cạnh đó, Cơ quan điều tra cũng không làm rõ, trong lời khai "nhận tội" của ông Nén sau khi gây án đi đâu, làm gì?
Về dấu vết trên cơ thể bị hại, tại biên bản khám nghiệm tử thi, trên người bà Lê Thị Bông còn có một vết bầm xuất huyết hình chữ V (mỗi cạnh dài 5,5 cm và 4,5 cm, hai đầu cách nhau 5,5cm) dưới ngực nạn nhân. Điều này mâu thuẫn với lời khai "tự nhận tội" của ông Nén trước cơ quan điều tra là dùng dây quàng qua cổ từ phía sau.
Bản án mô tả 1 kiểu, cáo trạng mô tả một đằng về diễn biến sự việc, bản án cho rằng khi ông Nén vào bếp thì thấy bà Bông đang ngủ giường nhà dưới, còn cáo trạng thể hiện khi ông Nén vào thấy bà Bông đang giũ giường ngủ...
Điều đáng nói, VKSNDTC cũng chỉ ra rằng, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận đã thay thế Cáo trạng số 84/KSĐT-TA ngày 27/7/2000 bằng Cáo trạng số 84/KSĐT-TA ngày 16/8/KSĐT-TA ngày 16/8/2000 nhưng bản án hình sự sơ thẩm số 96/HSST ngày 31/08/2000 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận lại căn cứ vào cáo trạng số 84/KSĐT-TA ngày 27/7/2000 để xét xử, cáo trạng này không có trong hồ sơ. Trong kháng nghị minh oan cho ông Nén, VKSNDTC đã nhận định xét xử như vậy là vi phạm nghiêm trọng tố tụng. Bởi vì, xét xử dựa vào cáo trạng không có trong hồ sơ.
Ngày 2/09/2000 và ngày 6/11/2000, có đơn tố giác của ông Nguyễn Phúc Thành, cho rằng người tên là Nguyễn Thọ đã giết bà Lê Thị Bông nhưng cơ quan điều tra đã không làm rõ.
Theo trả lời của Điều tra viên Cao Văn Hùng trên báo Tuổi trẻ, khi mẹ ông Thành gửi đơn đến cơ quan điều tra, thủ trưởng cơ quan điều tra đã giao cho điều tra viên Cao Văn Hùng và một phó thủ trưởng cơ quan điều tra vào trại giam gặp ông Thành để xác minh.
"Khi đến nơi, phó thủ trưởng cùng ngồi với tôi, sau đó bỏ ra ngoài. Ông Thành trình bày tóm tắt việc được Thọ và Việt kể cho nghe đã giết bà Bông. Khi hai người bảo "tao vừa giết bà Bông", Thành không tin, Thọ và Việt vạch chân ra chỉ vết máu ở quần.
Tôi ghi lời khai của Thành, sau đó về báo cáo với lãnh đạo. Lãnh đạo họp và đánh giá đối với tội phạm nghiêm trọng, đối mặt với án tử hình thì tâm lý phải che giấu, nhưng hai người này giết người xong lại chỉ dấu máu để làm chứng.
Vết máu đó trái với kết quả khám nghiệm tử thi là bà Bông bị chết ngạt, không có máu. Từ đó, chúng tôi đánh giá lời khai là không có cơ sở"- nguyên Điều tra viên Cao Văn Hùng nói.
Không hiểu tại sao khi có nguồn tin tố giác tội phạm khác với bản án đã tuyên, Lãnh đạo Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Thuận lúc bấy giờ lại cử chính điều tra viên "mang suy đoán có tội" đi xác minh chứng cứ gỡ tội cho ông Nén, mà việc gỡ tội này sẽ bất lợi cho chính điều tra viên???
Theo Infonet
VKSND Tối cao vào cuộc điều tra vụ làm oan Huỳnh Văn Nén Cục điều tra hình sự lần đầu gặp ông Nén sau gần 3 tháng ông và gia đình yêu cầu xử lý những người tham gia tố tụng khiến họ chịu oan trong 2 vụ án suốt hàng chục năm. Ông Nén ngày được giải oan. Ảnh: Phước Tuấn Ngoài "người tù thế kỷ" Huỳnh Văn Nén, Cục điều tra hình sự (VKSND...