HĐND TP HCM băn khoăn thu phí đường bộ đối với xe máy
Sau 2 năm tạm hoãn việc thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy, UBND thành phố đã đề nghị cho triển khai thu loại phí này từ năm sau. Tuy nhiên, nhiều đại biểu trong đó có Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Quyết Tâm vẫn còn băn khoăn.
Tại buổi thảo luận tổ về các vấn đề kinh tế – xã hội (kỳ họp thứ 16, HĐND TP HCM khóa VIII) chiều 9/12, vấn đề được các đại biểu quan tâm và băn khoăn nhiều nhất là tờ trình về việc thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy trên địa bàn từ đầu năm 2015.
Theo đại biểu Lâm Thiếu Quân, nếu thu phí sử dụng đường bộ qua xăng dầu chỉ cần 40 người, qua các cây xăng cần 400 người nhưng thu theo đầu phương tiện thì 40 triệu người sẽ phải đi nộp phí, chưa kể phải huy động cả bộ máy cán bộ xã, phường tham gia trên phạm vi cả nước. Các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ sau 2 năm thực hiện thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy đều chỉ đạt 30-50%.
Đại biểu Lâm Thiếu Quân đề nghị HĐND thành phố hoãn việc thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy thêm một năm nữa. Ảnh: Hữu Công.
“TP HCM có đến 20% xe máy từ các tỉnh tới, lại thêm vấn đề xe không chính chủ sẽ phát sinh rất nhiều khó khăn khi thực hiện. Chúng ta chưa có cơ chế xử phạt, nhân viên thuế, tài chính không có thời gian đi kiểm tra nên nhiều khả năng sẽ tạo sự bất công vì người nộp, người không. Nếu cứ triển khai, bảo đảm sang năm khi đi tiếp xúc, cử tri nào cũng sẽ phàn nàn vấn đề này. Tôi đề nghị thành phố hoãn việc thu phí thêm một năm nữa nếu không sẽ tự làm hại uy tín chúng ta”, ông Quân nói.
Cùng quan điểm, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết ngay từ khi nhận tờ trình đề nghị cho phép thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe máy, bà đã cảm thấy băn khoăn, liệu có công bằng không khi không có chế tài, nảy sinh tiêu cực?.
“Phường, xã đang quá tải công việc. Hộ tự giác đi nộp thì tốt nhưng còn hộ không chịu nộp thì sao? Có tạo ra mâu thuẫn giữa người dân và cán bộ hành chính không. Tôi băn khoăn lắm, dù thành phố là địa phương chậm triển khai việc thu phí nhất nhưng khi thông qua có làm được không? Để xảy ra tiêu cực, thiếu công bằng, cái hại sẽ rất lớn”, bà Tâm nói.
Video đang HOT
Trưởng ban Văn hóa-Xã hội Huỳnh Công Hùng cũng cho rằng TP HCM có số lượng xe máy nhiều nhất, số xe từ các tỉnh đến thành phố cũng đông nhất nước nên việc triển khai sẽ phức tạp hơn. “Nếu thu mà không đủ chi thì thu làm gì?”, ông Đông băn khoăn và đề nghị các đại biểu thảo luận về việc có nên thông qua tờ trình này hay không.
Nếu được HĐND TP HCM thông qua tại kỳ họp lần này, người đi xe máy trên địa bàn sẽ bắt đầu nộp phí sử dụng đường bộ từ đầu năm sau. Ảnh: Hữu Công.
Có mặt tại buổi thảo luận, Phó chủ tịch phụ trách khối giao thông – đô thị của UBND thành phố Nguyễn Hữu Tín nhận thấy việc triển khai thu phí đối với xe máy có nhiều bất cập, UBND thành phố đã 3 lần gửi văn bản báo cáo Chính phủ. Tuy nhiên, Nghị định vẫn là Nghị định, TP HCM đã bị nêu đích danh chậm thực hiện việc thu phí.
“Lý do 2 năm nay UBND thành phố chưa trình HĐND là vì vậy. HĐND thành phố là cơ quan quyền lực cao nhất ở địa phương nên các đồng chí cứ bàn”, ông Tín nói và cho biết phía Công an thành phố “cũng lắc đầu” vì hiện không có quy định xử lý các trường hợp không nộp phí.
Kết luận buổi thảo luận, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng luật là phải thực hiện, nhưng vấn đề là thực hiện như thế nào. “Nhìn lại các tỉnh đang làm hiệu quả không cao. Làm mà dở nhiều hơn hay, thấy trước là dở mà vẫn làm thì càng dở. Chúng ta phải suy xét coi cái nào dở ít hơn”, bà Tâm nói và đề nghị các đại biểu tiếp tục suy nghĩ để có những ý kiến đóng góp tại buổi thảo luận chung tại hội trường vào sáng 10/12.
Theo tờ trình của UBND TP HCM về Đề án thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ đối với xe máy trên địa bàn thành phố, xe có dung tích xylanh đến 100 cm3 nộp 50.000 đồng một năm, loại từ trên 100 cm3 đến 175 cm3 là 100.000 đồng (giảm 30.000 đồng so với đề xuất), trên 175 cm3 là 150.000 đồng.
Về phương thức thu sẽ thực hiện theo thông tư 133/2014 của Bộ Tài chính, giao cho UBND cấp xã, phường, thị trấn thu phí và chỉ đạo tổ dân phố (hoặc thôn) hướng dẫn kê khai phí sử dụng đường bộ. Căn cư tơ khai cua ngươi sư dung, cơ quan, đơn vi có trách nhiệm se thu phi va phat biên lai.
Đối tượng thu phí bao gồm xe mô tô 2 bánh, xe máy (không bao gồm xe máy điện) được đăng ký biển số tại TP HCM hoặc xe đăng ký biển số tại địa phương khác nhưng hoạt động và có nhu cầu kê khai, nộp phí tại thành phố. Trường hợp xe máy đã đăng ký tại TP HCM nhưng đã nộp phí tại địa phương thì được miễn tương ứng với thời gian đã nộp phí.
Số tiền thu được, cấp phường, thị trấn được để lại tối đa không quá 10%; cấp xã không quá 20% để trang trải chi phí của việc tổ chức thu phí. Số tiền còn lại cơ quan thu phí phải nộp vào tài khoản Quỹ Bảo trì đường bộ mở tại Kho bạc Nhà nước.
Theo tính toán của Sở Giao thông Vận tải, nếu chỉ thu được 60% trong tổng số 5,4 triệu xe máy (đã đăng ký trên địa bàn) thì trung bình mỗi năm TP HCM thu đạt hơn 300 tỷ đồng.
Hữu Công
Theo VNE
Sáng nay Hà Nội lấy phiếu tín nhiệm 15 cán bộ chủ chốt
Phiên họp nội bộ sáng nay ngày 3/12, HĐND thành phố Hà Nội sẽ lấy phiếu tín nhiệm 15 người giữ chức vụ do HĐND bầu. Chiều cùng ngày sẽ công bố kết quả và thông qua Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm.
Theo Thành ủy Hà Nội, kết quả phiếu tín nhiệm sẽ được sử dụng để tham khảo trong đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ. Những cá nhân có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp cần được xem xét đưa ra khỏi danh sách quy hoạch các chức vụ cao hơn khi rà soát, bổ sung quy hoạch và xem xét bố trí, sắp xếp công tác phù hợp.
Kết quả phiếu tín nhiệm sẽ được sử dụng để tham khảo trong đánh giá cán bộ
Với những cá nhân có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên cần kịp thời xem xét, nếu xét thấy không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì cho từ chức hoặc cho thôi giữ chức vụ để bố trí công tác khác, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác.
Phát biểu tại buổi khai mạc HĐND thành phố Hà Nội ngày 2/12, ông Phạm Quang Nghị - Bí thư Thành ủy Hà Nội - cho rằng, đây là chủ trương đúng đắn của Đảng được nhân dân rất đồng tình, có tác dụng tích cực, góp phần đánh giá, nhận xét kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt giữ các trọng trách trong bộ máy chính quyền Thủ đô. Đây cũng là hoạt động nhằm thực hiện chức năng giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Theo ông Nghị mỗi lá phiếu là một nhận xét, đánh giá chân thành và thực sự khách quan với các chức danh lãnh đạo chủ chốt do HĐND thành phố bầu. Do vậy, mỗi đại biểu cần thể hiện sự công tâm, sáng suốt, động viên, khuyến khích lãnh đạo chủ chốt tận tụy, gương mẫu, dám chịu trách nhiệm cá nhân.
Bí thư Hà Nội cho rằng, với những cán bộ trong công việc dù có va chạm, làm mất lòng ai đó, nhưng toàn tâm, toàn ý vì công việc chung, vì lợi ích chung thì vẫn cần được biểu dương, đánh giá tốt. Ngược lại, người cán bộ ngại va chạm, chỉ lo an toàn, vun vén cho bản thân, đặt lợi ích riêng lên trên lợi ích chung thì cần phải được nhắc nhở, cảnh báo.
Bí thư Hà Nội cho rằng, đối với những cán bộ được đánh giá, việc lấy phiếu tín nhiệm là thử thách, đồng thời cũng là cơ hội giúp mỗi người hiểu rõ hơn về uy tín, trách nhiệm của mình trước công việc và lĩnh vực mình phụ trách.
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm là sự ghi nhận, động viên, khích lệ những việc làm tốt, có lợi cho sự nghiệp chung, đồng thời cũng là sự nhắc nhở, lưu ý kịp thời đối với những người có khuyết điểm, yếu kém về năng lực, phẩm chất, để toàn thể đội ngũ cán bộ ai cũng phải rèn luyện, phấn đấu, không ngừng nâng cao trình độ, năng lực và trau dồi phẩm chất đạo đức.
Quang Phong
Theo Dantri
Chốt phương án lấy phiếu tín nhiệm 3 mức, 1 lần/nhiệm kỳ Việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm 1 lần vào năm thứ 3 của nhiệm kỳ Quốc hội sẽ kết nối kết quả lấy phiếu tín nhiệm với việc xem xét, đánh giá cán bộ giữa nhiệm kỳ, làm cơ sở cho việc quy hoạch, chuẩn bị nhân sự cho khóa tiếp theo. Trước đó, 2 nội dung quan trọng của Nghị quyết...