HĐNĐ TP Hà Nội thông qua giải pháp thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế – xã hội
Ngày 6/7, tại Kỳ họp thứ 7 – HĐND TP khóa XVI, 100% đại biểu có mặt tán thành thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, thu chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2022.
100% đại biểu tán thành và thông qua Dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế – xã hội, thu chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2022; trong đó, nhấn mạnh về giải pháp phòng, chống dịch theo chủ trương phòng, chống dịch COVID-19 của Chính phủ.
HĐND TP Hà Nội cũng tán thành các nhiệm vụ, giải pháp điều hành ngân sách những tháng cuối năm 2022 do UBND Thành phố trình và nhấn mạnh tiếp tục đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi bình đẳng, thân thiện, thông thoáng và tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển ổn định, vững chắc, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh; triển khai hiệu quả các luật thuế và nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước năm 2022; quản lý, điều hành chi ngân sách Nhà nước chặt chẽ, đúng quy định, đảm bảo cân đối ngân sách địa phương các cấp, tổ chức chi ngân sách theo dự toán, khả năng thu ngân sách và tiến độ thực hiện một số nguồn thu gắn với dự toán chi đầu tư phát triển; triệt để tiết kiệm các khoản chi chưa thực sự cần thiết, cấp bách.
HĐND TP Hà Nội cũng tán thành với đề xuất của UBND Thành phố cho phép Sở Xây dựng thanh toán các khối lượng duy trì trong các lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải, cây xanh, chiếu sáng thuộc phân cấp quản lý của cấp huyện nhưng chưa hoàn thành thủ tục bàn giao về các quận, huyện ký hợp đồng từ 1/1/2022 và điều chỉnh dự toán các quận, huyện, thị xã về ngân sách cấp TP phần kinh phí tương ứng theo giá trị khối lượng nghiệm thu của Sở Xây dựng.
Video đang HOT
Đáng chú ý, HĐND TP Hà Nội cho phép quận Long Biên được sử dụng từ nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp quận để chi đầu tư xây dựng cơ bản năm 2022; phân bổ và điều chỉnh một số khoản dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp thành phố năm 2022 tại Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 8/12/2021 của HĐND TP về dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp TP Hà Nội năm 2022.
An toàn vệ sinh lao động, môi trường làm việc tốt - điều kiện cần thiết để doanh nghiệp phát triển
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Vai trò công tác an toàn, vệ sinh lao động trong việc thực hiện chương trình phục hồi kinh tế - xã hội giai đoạn sau đại dịch COVID-19".
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh phát biểu, sáng 31/5/2022. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Phát biểu tại Tọa đàm, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh cho biết: Kể từ năm 2020 đến nay, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường và kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội từ sức khỏe, tính mạng, đời sống của các tầng lớp nhân dân, người lao động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trước bối cảnh đó, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách chưa có tiền lệ nhằm vừa chống dịch COVID-19, sản xuất an toàn và phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện "mục tiêu kép" với ưu tiên hàng đầu là chăm lo, bảo vệ sức khỏe và sinh mệnh người dân, cố gắng cao nhất bảo đảm các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành một số chính sách hỗ trợ đoàn viên, người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 để kịp thời hỗ trợ đoàn viên, người lao động, đội ngũ y tế.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nêu rõ, hiện nay, tình hình dịch bệnh đã tạm lắng. Tuy nhiên, việc chăm lo đời sống và bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho đoàn viên công đoàn và người lao động vẫn là ưu tiên hàng đầu, nhằm góp phần tham mưu, đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, an sinh xã hội trong quá trình triển khai thực hiện chương trình phục hồi nền kinh tế của Chính phủ sau đại dịch.
Quyền Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động Nguyễn Anh Thơ cho rằng, những vấn đề cấp bách về an toàn, vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động cần được giải quyết trong giai đoạn 2021 - 2025 gồm: Ngăn chặn sự gia tăng tai nạn lao động, đặc biệt là các vụ tai nạn nghiêm trọng làm chết nhiều người trong lĩnh vực xây dựng, khai khoáng, hóa chất, hóa dầu; tăng cường giám sát ô nhiễm môi trường lao động, từng bước cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động, vệ sinh lao động, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu...
Theo ông Nguyễn Anh Thơ, các nghiên cứu, báo cáo khảo sát đã xác định rõ từng nguy cơ, rủi ro đối với an toàn sản xuất, an toàn cháy nổ, môi trường, sức khỏe nghề nghiệp, nguy cơ lây mắc COVID-19, cũng như các yếu tố về sinh học hóa chất hay bất kỳ nguy cơ gây tai nạn, sự cố, bệnh tật nào khác; đồng thời phân tích, đưa ra biện pháp, cách thức quản trị các rủi ro để phòng ngừa hiệu quả tai nạn, sự cố sản xuất, cháy nổ, ô nhiễm môi trường. Từ thực tế đó, ông Nguyễn Anh Thơ cho rằng, được làm việc trong môi trường an toàn, người lao động mới yên tâm làm việc, nâng cao năng suất lao động, góp phần vào sự phát triển ổn định của doanh nghiệp và phục hồi kinh tế và phát triển bền vững đất nước.
Trưởng Phòng Chính sách Bảo hộ lao động, Cục An toàn lao động (Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội) Nguyễn Khánh Long cho biết: Từ đầu năm 2020, Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 không chỉ đối với tính mạng, sức khỏe của người dân mà còn gây ra những thiệt hại nặng nề đối với nền kinh tế do phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, phòng, chống dịch bệnh trong bối cảnh dịch bùng phát nhanh khi chúng ta chưa chủ động được nguồn vaccine để tiêm phòng cho người dân.
Để góp phần bảo đảm hiệu quả, bền vững của Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, ông Nguyễn Khánh Long cho rằng các cơ quan, đơn vị chức năng cần tổ chức rà soát, đánh giá những nội dung chính sách, pháp luật hiện hành về an toàn, vệ sinh lao động, làm rõ những điểm còn hạn chế, bất cập, chưa phù hợp với xu thế chung của thế giới, gây hạn chế, khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động trong việc tuân thủ.
Bà Ingrid Christensen, Giám đốc Quốc gia của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam phát biểu, sáng 31/5/2022. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam nêu rõ, đối thoại xã hội là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo tốt công tác an toàn vệ sinh lao động, đồng thời khuyến khích các nông trại, hợp tác xã hợp tác với nhau để cùng hướng đến mục tiêu chung là khôi phục nền kinh tế trong nước.
"An toàn vệ sinh lao động là vấn đề quan trọng mà người sử dụng lao động nào, doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm để cải thiện đầu tư. An toàn vệ sinh lao động, môi trường làm việc tốt là điều kiện cần thiết để duy trì sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào", bà Ingrid Christensen nhấn mạnh.
Nhiều đại biểu dự Tọa đàm kiến nghị, cần nghiên cứu, rà soát, đánh giá, dự báo về các yếu tố nguy cơ, rủi ro hiện tại và tương lai đối với việc làm của người lao động trong bối cảnh chung của thế giới và Việt Nam hậu đại dịch COVID-19, trong đó bám sát những khuyến nghị, hướng dẫn, các bộ công cụ của Tổ chức Lao động quốc tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về an toàn vệ sinh lao động để nghiên cứu, áp dụng, cụ thể hóa trong điều kiện của Việt Nam. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các chương trình huấn luyện an toàn vệ sinh lao động hiện hành, bổ sung trong tài liệu huấn luyện kiến thức mới về nhận diện, đánh giá các nguy cơ hiện hữu và tương lai, các biện pháp chủ động phòng ngừa, ứng phó, không để xảy ra những tình huống bất ngờ, mất kiểm soát...
Khơi nguồn sáng tạo trong doanh nghiệp, nhà khoa học trẻ Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với đó là cuộc cạnh tranh về khoa học công nghệ trên toàn thế giới, việc thúc đẩy sáng kiến khoa học trong giới trẻ, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp rất cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng...