HĐBA Liên hợp quốc họp khẩn về tình hình Trung Đông
Trước tình hình căng thẳng ở Trung Đông, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã triệu tập một cuộc họp khẩn ngày 10/7 theo đề xuất của đặc phái viên các nước Arab.
Khói lửa bốc lên sau cuộc không kích của Israel xuống thành phố Gaza ngày 9/7. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tại cuộc họp dự kiến diễn ra vào 14 giờ (giờ GMT), 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an sẽ tiến hành tham vấn kín sau khi nghe báo cáo của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon về diễn biến cuộc khủng hoảng.
Trong ngày 9/7, ông Ban Ki-moon đã có các cuộc nói chuyện với các nhà lãnh đạo nhiều nước, trong đó có Thủ tướng Israel Netanyahu, Tổng thống Palestine Abbas, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Video đang HOT
Trong các cuộc nói chuyện, Tồng Thư ký Liên hợp quốc đã cảnh báo “Gaza ở đang bên bờ vực” và “nguy cơ bạo lực lan rộng là có thực.” Theo ông Ban Ki-moon, khu vực Trung Đông đang phải đối diện với “một trong những thách thức nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua.”
Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế phối hợp với các nhà lãnh đạo Israel và Palestine thiết lập “một tầm nhìn chính trị để ngăn chặn căng thẳng tiếp tục leo thang.”
Các quốc gia trên thế giới cũng tiếp tục đưa ra phản ứng trước diễn biến tại Trung Đông.
Ngày 9/7, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã có các cuộc điện đàm riêng rẽ với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và đều lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công bằng rốckét từ Dải Gaza vào Israel.
Cùng ngày, Đại sứ quán Mỹ tại Tel Aviv đã ra thông báo đóng cửa và khuyến cáo công dân hạn chế đi lại, do lo ngại bạo lực leo thang giữa Israel và Dải Gaza.
Trong khi đó, hai nước lân cận Israel là Ai Cập và Liban đang triển khai các biện pháp tăng cường an ninh, trong đó Ai Cập tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở khu vực biên giới giáp Dải Gaza và quân đội Liban đẩy mạnh các hoạt động tuần tra biên giới với Israel.
Theo Vietnam
Máy bay trinh sát Ukraine bị tấn công gần sân bay Lugansk
Ngày 6-7, lực lượng tự vệ Cộng hòa Nhân dân Lugansk, được trang bị vũ khí vác vai tự động, đã tấn công một chiếc máy bay của quân đội Ukraine đang tiến hành trinh sát ở gần sân bay Lugansk.
Theo phóng viên Interfax, vụ tấn công xảy ra vào khoảng 11 giờ trưa nay (6-7) theo giờ địa phương. Ngay sau khi bị bắn, chiếc máy bay này đã rời khỏi khu vực mà không để lại dấu hiệu nào cho thấy nó có bị thiệt hại hay không.
Trong khi đó, các khu vực phía đông Lugansk tiếp tục bị mất nước. Giao thông công cộng vẫn đang diễn ra bình thường ở khu trung tâm nhưng chấm dứt hoạt động vào lúc 20h00-21h00 thay vì vào lúc 23h00 trong ngày thường.
Cũng trong ngày 6-7, một cuộc thu thập chữ ký đã bắt đầu được tiến hành tại Lugansk cho một lá thư gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon để yêu cầu ông can thiệp và giúp chấm dứt chiến dịch quân sự tại khu vực miền đông.
Đầu tháng 6, tự vệ Slavyansk cũng đã bắn hạ một chiếc máy bay trinh sát An-30 của quân đội Ukraine
Nội dung bức thư có đoạn: "Thưa ông Ban Ki-moon, chúng tôi viết thư cho ông bởi vì chúng tôi muốn thu hút sự chú ý của Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế đối với tình hình hiện nay tại khu vực Lugansk. Bất chấp hiến pháp, chính quyền Kiev đã ban hành sắc lệnh sử dụng quân đội chống lại nhân dân. Cái gọi là chiến dịch chống khủng bố đã trở thành cuộc diệt chủng đối với dân thường. Các cuộc tấn công đường không và pháo binh đối với thường dân ở Lugansk, đã giết hại cả phụ nữ, trẻ em và người già".
Bình luận về việc thu thập chữ ký này, phó Chủ tịch hội đồng nước Cộng hoà nhân dân Lugansk và ủy viên hội đồng khu vực Lugansk Oleg Akimov cho rằng ông hy vọng sáng kiến này sẽ nhận được một phản ứng chính trị và sẽ giúp ổn định tình hình tại khu vực.
Theo Tiếng Nói Nước Nga
Lô vũ khí hoá học cuối cùng đã được chuyển đi khỏi Syria Tổ chức cấm vũ khí hoá học (OPCW) đã xác nhận vào hôm 23/6 rằng, lô vũ khí hoá học cuối cùng đã được chuyển đi khỏi Syria. "Một dấu mốc quan trọng trong sứ mệnh loại bỏ vũ khí hoá học ở Syria đã đạt được vào hôm nay (23/6). Lô vũ khí hoá cuối cùng của Syria đã được chuyển lên...