HĐBA Liên hợp quốc: Đại dịch và các thách thức đối với giữ vững hòa bình
Nhận lời mời của Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham dự Phiên thảo luận mở Cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với chủ đề “Đại dịch và các thách thức đối với hòa bình bền vững”.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
Làm trầm trọng hơn nguồn gốc của xung đột như nghèo đói, tị nạn
Nhấn mạnh đại dịch Covid-19, các đại biểu cho rằng không chỉ ảnh hưởng riêng lĩnh vực y tế mà tác động sâu sắc, còn rộng khắp và ở mọi cấp độ, mọi khía cạnh của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.
Đặc biệt, tại các khu vực và các nước bị ảnh hưởng bởi xung đột, đại dịch làm trầm trọng hơn nguồn gốc của xung đột như: Nghèo đói, tị nạn, bất ổn xã hội, khủng hoảng nhân đạo; đe dọa đảo ngược các tiến trình xây dựng hòa bình, an ninh và phát triển khu vực.
Video đang HOT
Nhiều đại biểu cho rằng quá trình ứng phó với đại dịch là cơ hội để tăng cường hợp tác quốc tế và sự thống nhất trong hệ thống LHQ – một trong những ưu tiên trong quá trình cải tổ LHQ hướng đến hòa bình bền vững, kết nối ba trụ cột về an ninh, phát triển và bảo đảm quyền con người.
Phiên thảo luận mở Cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) với chủ đề “Đại dịch và các thách thức đối với hòa bình bền vững”.
Phát biểu tại cuộc họp, các nước đánh giá cao việc HĐBA thông qua Nghị quyết 2532 với yêu cầu đình chiến ngay lập tức ở tất cả các khu vực trong chương trình nghị sự của HĐBA, góp phần hiện thực hóa Lời kêu gọi của Tổng Thư ký LHQ về ngừng bắn toàn cầu;
Nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế và trách nhiệm chung trên cơ sở chủ nghĩa đa phương trong cuộc chiến chống Covid-19; kêu gọi cách tiếp cận có sự tham gia của toàn hệ thống, từ trụ sở LHQ đến các phái bộ trên thực địa, từ các tổ chức khu vực, tiểu khu vực cho đến khu vực tư nhân và các bên liên quan để có thể củng cố các tiến trình xây dựng và gìn giữ hòa bình trong bối cảnh đại dịch.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã chia sẻ những tác động sâu sắc của đại dịch đến mọi mặt đời sống nhất là ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột trên thế giới, đe doạ đến những tiến triển đạt được trong tiến trình xây dựng hòa bình và khiến tình hình nhân đạo tại các khu vực này trở nên tồi tệ hơn.
Chống Covid-19 là cuộc chiến không của riêng ai
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng nhấn mạnh để giải quyết cuộc khủng hoảng có hệ lụy đa chiều cần có những giải pháp toàn diện, do đó, ở cấp độ quốc gia, cần sự tham gia, vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, củng cố thể chế, xây dựng lòng tin và thúc đẩy hợp tác, trong đó cần dành sự quan tâm, hỗ trợ đến các nhóm dễ bị tổn thương như người già, phụ nữ và trẻ em.
Ở cấp độ toàn cầu, cần thúc đẩy các nỗ lực hợp tác đa phương. Trên cơ sở đó, Việt Nam hoan nghênh việc HĐBA đã thông qua Nghị quyết 2532 về ứng phó với Covid-19 và Lời kêu gọi của Tổng Thư ký LHQ về ngừng bắn toàn cầu.
Đồng thời kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và tạo điều kiện hỗ trợ nhân đạo cho các quốc gia trong bối cảnh đại dịch.
Phó Thủ tướng đề cao vai trò của các Phái bộ Gìn giữ hòa bình LHQ trong việc hỗ trợ các quốc gia; cho rằng sự tham gia và phối hợp đồng bộ của toàn hệ thống LHQ đóng vai trò quyết định trong việc hiện thực hoá cam kết xây dựng nền hòa bình và phát triển bền vững.
Chia sẻ kinh nghiệm của ASEAN, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định vai trò quan trọng của các tổ chức khu vực. Và cho biết trong cuộc chiến chống Covid-19, Indonesia và Việt Nam cùng các nước ASEAN khác đã huy động sức mạnh chung của Cộng đồng nhằm bảo vệ sức khỏe của tất cả người dân, vực dậy nền kinh tế và không để những tác động của đại dịch ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh khu vực.
Cho rằng “cuộc chiến chống Covid-19 là cuộc chiến không của riêng ai”, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng khẳng định cam kết của Việt Nam và kêu gọi tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế để cùng nhau ứng phó thành công với đại dịch.
Indonesia đón hơn 90.000 công dân về nước do dịch Covid-19
Theo dữ liệu của Bộ Ngoại giao Indonesia, tính đến ngày 11/5, Indonesia đã đón hơn 90.000 công dân trở về nước do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Ngoại trưởng Indonesia, bà Retno Marsudi ngày 11/5 thông báo, hiện nay có khoảng 72.966 công dân Indonesia trở về từ Malaysia. Trong đó 65% là trở về bằng đường biển, 20% đi đường bộ và 15% trở về bằng đường hàng không.
Sự trở về của các công dân Indonesia liên quan đến việc gia hạn lệnh kiểm soát phong trào của Malaysia năm 2020 (MCO) để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. Bên cạnh đó, có 14.244 thuyền viên Indonesia hồi hương bằng đường biển và đường không. Ngoài ra, có gần 2.000 người Indonesia từ Saudi Arabia, Kuwait, Algeria, Cairo và Oman cũng đã trở về nước ngày ngày 11/5.
Indonesia đón hơn 90.000 công dân về nước do tác động của dịch Covid-19. (Ảnh: CNN Indonesia).
Bộ Ngoại giao Indonesia yêu cầu, các công dân từ nước ngoài trở về phải tuân thủ các quy trình y tế hiện hành theo Thông tư số 1313 của Bộ Y tế Indonesia năm 2020. Lực lượng phản ứng nhanh với Covid-19 sẽ thực hiện việc kiểm dịch độc lập.
Bên cạnh đó, người đứng đầu các khu vực được yêu cầu sẵn sàng đón nhận các công dân Indonesia trở về quê hương. Nữ Ngoại trưởng Indonesia nhấn mạnh, sự hợp tác giữa chính quyền trung ương và địa phương là chìa khoá để xử lí dòng người hồi hương về nước một cách an toàn.
Tính đến ngày 10/5 có 734 công dân Indonesia ở nước ngoài về nước mắc Covid-19, trong đó có 372 trường hợp đã hồi phục và 321 trường hợp khác vẫn đang được chăm sóc tại các bệnh viện. Cũng theo số liệu của Bộ Ngoại giao Indonesia, 41 công dân Indonesia ở 33 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã tử vong do mắc Covid-19./.
Mỹ viện trợ 3 triệu USD giúp Mexico chống dịch COVID-19 Thứ trưởng Y tế Mexico Hugo Lopez-Gatell cho biết số tiền trên sẽ được sử dụng để tăng cường năng lực quản lý và giám sát, cũng như các nghiên cứu về huyết thanh chống COVID-19. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Mexico City, Mexico ngày 17/7/2020. (Ảnh: THX/TTXVN) Ngày 7/8, cơ quan chức năng Mexico thông báo Chính...