HĐBA LHQ triển khai lực lượng an ninh đa quốc gia tới Haiti
Ngày 2/10, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua một nghị quyết cho phép triển khai lực lượng hỗ trợ an ninh đa quốc gia tới Haiti để giúp nước này đối phó với các tổ chức tội phạm có vũ trang.
Toàn cảnh phiên họp và bỏ phiếu triển khai lực lượng quốc tế tới Haiti. Ảnh: TTXVN phát
Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, nghị quyết do Mỹ và Ecuador đồng soạn thảo và được thông qua theo đề nghị của Chính phủ Haiti. Lực lượng đa quốc gia (MSS) bao gồm 1.000 cảnh sát do Kenya đứng đầu này sẽ thực hiện sứ mệnh kéo dài 1 năm tại Haiti. Hiện thời điểm triển khai chưa được ấn định. MSS không nằm trực tiếp dưới sự điều hành của LHQ và trong thời gian tới sẽ mời thêm nhiều nước khác tham gia. Các nước láng giềng của Haiti như Jamaica và Bahamas đã cam kết gửi quân.
Nghị quyết kêu gọi tạm ngừng mọi hoạt động bán vũ khí cho Haiti, trừ phi phục vụ mục đích đảm bảo an ninh. Nhiệm vụ quan trọng của MSS là hỗ trợ lực lượng chức năng tại quốc gia Caribe này đảm bảo an toàn cho các cơ sở hạ tầng và giao thông trọng yếu như sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện, đồng thời tạo thuận lợi triển khai một hành lang viện trợ nhân đạo cho hàng triệu người dân Haiti khi cần thiết.
Video đang HOT
HĐBA LHQ đánh giá nghị quyết được thông qua mang tính bước ngoặt trong nỗ lực giúp Haiti duy trì an ninh trước làn sóng bạo động do các băng đảng vũ trang gây ra.
Cố vấn của Thủ tướng Haiti, ông Jean-Junior Joseph, cho biết chính phủ nước này hoan nghênh quyết định của HĐBA. Đại diện phái đoàn Mỹ, ông Jeffrey DeLaurentis, đánh giá HĐBA đã “tạo ra một cách thức mới để duy trì hòa bình và an ninh toàn cầu”. Trong khi đó, phát biểu sau khi nghị quyết được thông qua, Đại sứ Trương Quân, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Trung Quốc tại LHQ, cho hay Bắc Kinh luôn theo đuổi cách tiếp cận thận trọng và có trách nhiệm khi HĐBA thực thi Điều VII Hiến chương LHQ liên quan tới việc cho phép sử dụng vũ lực. Ông cũng kêu gọi MSS tuân thủ luật pháp quốc tế và chủ quyền của Haiti.
Nhiều tháng qua, Haiti chìm trong làn sóng bạo lực sau khi các băng nhóm vũ trang giành quyền kiểm soát nhiều vùng đất rộng lớn giữa lúc các cuộc khủng hoảng y tế công cộng, chính trị và kinh tế nối tiếp xảy ra tại nước này. LHQ cho biết trên 2.400 người đã thiệt mạng vì bạo lực ở Haiti kể từ đầu năm đến nay. Các phần tử vũ trang đặc biệt nhắm vào các trường học, phụ nữ và nữ sinh. Theo ước tính của LHQ, hàng nghìn người đã bị bắt cóc tại Haiti và hơn 200.000 người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
LHQ kêu gọi thành lập lực lượng quốc tế đặc biệt để "dẹp loạn" tại Haiti
Người đứng đầu Liên Hợp Quốc (LHQ) kêu gọi cộng đồng quốc tế triển khai một lực lượng đa quốc gia bao gồm "cảnh sát và các đơn vị hỗ trợ quân sự" tới Haiti để "dẹp" các băng nhóm tội phạm và khôi phục an ninh cho quốc gia nghèo nhất vùng Caribe này.
Tổng thư ký LHQ António Guterres kêu gọi thành lập lực lượng quốc tế nhằm ổn định tình hình tại Haiti. Ảnh AP.
AP đưa tin, Tổng thư ký LHQ António Guterres ngày 15/8 đã gửi một lá thư tới Hội đồng Bảo an LHQ, trong đó nhấn mạnh rằng: "Việc giải quyết tình hình an ninh ở Haiti đòi hỏi một loạt các biện pháp cưỡng chế, bao gồm cả việc sử dụng vũ lực trong các chiến dịch có mục tiêu của cảnh sát nhằm chống lại các băng nhóm có vũ trang".
Bức thư dài 12 trang là phản hồi đối với nghị quyết của Hội đồng Bảo an được thông qua vào ngày 14/7, trong đó yêu cầu ông Guterres đưa ra "đầy đủ các lựa chọn" trong vòng 30 ngày để giúp chống lại các băng nhóm vũ trang ở Haiti, bao gồm cả một lực lượng đa quốc gia không thuộc LHQ.
Ông Guterres hoan nghênh việc Kenya đề nghị lãnh đạo một lực lượng quốc tế cũng như các cam kết hỗ trợ mới từ Bahamas và Jamaica, và thông báo của Antigua và Barbuda rằng họ đang xem xét đóng góp cho lực lượng này. Ông kêu gọi các quốc gia khác, đặc biệt là từ châu Mỹ, đóng góp và "xây dựng động lực mới này".
Các băng đảng đã áp đảo cảnh sát Haiti. Các chuyên gia ước tính rằng băng đảng hiện kiểm soát khoảng 80% thủ đô Port-au-Prince. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, chỉ có khoảng 10.000 cảnh sát ở đất nước hơn 11 triệu dân này, và hơn 30 người đã thiệt mạng từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay.
Ông Guterres cho biết các băng đảng đã bao vây thủ đô, cắt đứt các con đường tiếp cận từ 3 hướng, và bạo lực đang lan rộng đến vùng Artibonite ở miền trung Haiti cũng như các khu vực khác, cản trở việc vận chuyển hàng hóa và viện trợ.
Ông trích dẫn các báo cáo về các băng nhóm bắn người dân ở khu vựccông cộng và thậm chí là nhà riêng, thiêu sống người trên các phương tiện giao thông công cộng, cắt xẻo và hành quyết những kẻ chống đối, chiêu mộ trẻ em, bạo lực tình dục và hãm hiếp phụ nữ và trẻ em gái.
Tổng thư ký LHQ cảnh báo: "Các băng đảng đã trở nên có tổ chức, liên kết và có tính tự trị hơn trong nỗ lực đối đầu với chính quyền nhà nước, làm suy yếu các thể chế nhà nước và củng cố quyền kiểm soát đối với người dân". "Chúng nhắm mục tiêu vào các đồn cảnh sát, tòa án, nhà tù, trường học, bệnh viện và các cơ sở chiến lược như cảng và các tuyến đường chính".
Thủ tướng Haiti Ariel Henry đã gửi một lời kêu gọi khẩn cấp vào tháng 10/2022 về việc "triển khai ngay lập tức một lực lượng vũ trang chuyên trách" để ngăn chặn các băng đảng. Tuy nhiên, không có quốc gia nào đứng ra lãnh đạo một lực lượng như vậy cho đến khi Kenya đưa ra đề nghị vào cuối tháng 7/2023
Nổ ở miền Tây Nam Pakistan khiến hàng chục người thương vong Cảnh sát cho biết vụ nổ xảy ra tại một địa điểm gần nơi diễn ra một sự kiện tôn giáo ở tỉnh Balochistan (Pakistan) đã khiến ít nhất bảy người thiệt mạng và khoảng 25 người bị thương. Lực lượng an ninh điều tra tại hiện trường một vụ nổ ở Peshawar, miền Tây Bắc Pakistan ngày 11/9/2023. (Ảnh: THX/TTXVN) Ngày 29/9,...