HĐBA LHQ sẽ phiên họp đặc biệt về tình hình tại Afghanistan
Theo hãng tin Sputniks, Phái bộ Hỗ trợ Liên hợp quốc tại Afghanistan (UNAMA) cho biết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) sẽ tổ chức một phiên họp đặc biệt về tình hình tại Afghanistan với Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres.
Theo kế hoạch, cuộc họp diễn ra vào lúc 10h00 ngày 16/8 (giờ New York), tức 21h00 cùng ngày giờ Việt Nam.
Toàn cảnh phiên họp HĐBA LHQ về tình hình Afghanistan, ngày 6/8/2021. Ảnh tư liệu: THX/ TTXVN
Trong khi đó, một người phát ngôn của của Liên minh châu Âu (EU) ngày 16/8 cho biết liên minh này đang thảo luận với các nước thành viên để nhanh chóng tìm ra giải pháp cho việc sơ tán nhân viên là công dân Afghanistan và gia đình của họ, đến nơi an toàn. Tuy nhiên, quan chức này không cho biết có bao nhiêu nhân viên là người Afghanistan vì lý do an ninh. Dự kiến, Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên EU cũng sẽ tổ chức một cuộc họp trực tuyến trong ngày 17/8 để thảo luận về tình hình quốc gia Tây Nam Á này.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, từng nước thành viên EU cũng đang tiến hành các kế hoạch sơ tán công dân và nhân viên của riêng mình. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tập trung mọi nguồn lực để thực hiện công tác giải cứu. Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, tại cuộc họp của đoàn chủ tịch đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo (CDU), bà Merkel nhấn mạnh tầm quan trọng của quân đội Đức trong chiến dịch giải cứu các công dân Đức tại Đại sứ quán nước này ở Kabul cũng như lực lượng người dân sở tại làm việc cho Đức, đồng thời nêu rõ rằng việc đảm bảo an ninh sân bay ở Kabul sẽ chỉ có thể thực hiện với sự hỗ trợ của quân đội Mỹ.
Trước mối đe dọa của làn sóng tị nạn xuất phát từ tình hình bất ổn ở Afghanistan, Thủ tướng Merkel cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ các quốc gia láng giềng Afghanistan và toàn bộ khu vực trong việc trợ giúp người lánh nạn. Bà cũng cho biết Đức cần sơ tán khoảng 10.000 người khỏi Afghanistan, bao gồm 2.500 nhân viên hỗ trợ người Afghanistan cũng như các nhà hoạt động nhân quyền, luật sư và những người được xem là có nguy cơ rủi ro nếu họ ở lại sau khi Taliban lên nắm quyền. Đến nay đã có khoảng 40 nhân viên Đại sứ quán Đức đến Doha (Qatar) trong đêm 15/8 và hiện còn dưới 10 người vẫn mắc kẹt lại sân bay Kabul chờ được sơ tán. Tuy nhiên, chưa rõ những người bản địa làm việc cho Đức có được di tản luôn không.
Cùng ngày 16/8, người phát ngôn của Thủ tướng Anh cho biết nước này cũng sẽ sơ tán hàng trăm công dân Anh và công dân Afghanistan đủ điều kiện mỗi ngày, và hoạt động này sẽ diễn ra đến khi nào điều kiện an toàn vẫn cho phép để thực hiện. Dự kiến, ủy ban ứng phó khẩn cấp của Chính phủ Anh sẽ nhóm họp vào ngày 16/8 để thảo luận về tình hình Afghanistan.
Bộ trưởng Nội vụ Tây Ban Nha Fernando Grande-Marlaska ngày 16/8 cũng cho biết tất cả những nhân viên làm việc cho nước này ở Kabul, dù là người Tây Ban Nha hay Afghanistan, hiện đang có mặt ở sân bay để được sơ tán về Tây Ban Nha. Phát biểu trên đài phát thanh Cadena SER, Bộ trưởng Grande-Marlaska thông báo nước này đã cử máy bay quân sự đến sơ tán họ ngay khi có thể, cùng với những công dân khác, những người đã hỗ trợ quân đội Tây Ban Nha, cơ quan viện trợ chính phủ và các tổ chức khác.
Các nước khác như Australia và Qatar cũng đang khẩn trương lên kế hoạch sơ tán công dân khỏi Afghanistan. Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết nước này đang nỗ lực đưa hơn 130 công dân và những người đã được cấp “thị thực nhân đạo” rời khỏi Afghanistan. Qatar cũng đang nỗ lực hết sức để giúp sơ tán các nhà ngoại giao và nhân viên nước ngoài của các tổ chức quốc tế đang tìm cách rời khỏi quốc gia Nam Á này.
Về tình hình tại Afghanistan, lực lượng Taliban khẳng định đã kiểm soát hơn 90% các trụ sở của chính phủ và gần như tất cả các chốt kiểm soát trong thành phố Kabul. Các tay súng của lực lượng này tại Kabul cũng đang bắt đầu thu giữ vũ khí của dân thường khi cho rằng họ không cần vũ khí vì mục đích tự vệ nữa.
Nhiều chuyến bay phải lượn tròn, quay đầu khỏi Kabul
Ngày 15/8, một chuyến bay cất cánh từ Dubai đã hủy hạ cánh xuống sân bay Kabul ở Afghanistan và quay đầu về nước trong bối cảnh các tay súng Taliban bao vây thủ đô này.
Một máy bay chở khách Boeing 737 của flydubai. Ảnh: Reuters
Tờ Bloomberg dẫn dữ liệu theo dõi từ trang FlightRadar24 cho hay chiếc Boeing 777 thuộc hãng hàng không Emirates của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất dự kiến hạ cánh tại sân bay quốc tế Kabul vào lúc 2h30 chiều cùng ngày. Tuy nhiên, khi đến không phận Kabul, chiếc Boeing lại không hạ cánh mà lượn vòng tròn trên không rồi quay đầu về nước.
Một đại diện của hãng Emirates bình luận với Reuters rằng: "Chúng tôi đang giám sát diễn biến xung quanh tình hình tại Afghanistan, đồng thời hợp tác chặt chẽ với các cơ quan liên quan để đảm bảo an toàn cho dịch vụ của chúng tôi.
Một hãng hàng không khác của Dubai là flydubai cũng thông báo dừng các dịch vụ tại thủ đô của Afghanistan cho đến khi có thông báo thêm. Trước đó cùng ngày, một chiếc Boeing 737 của flydubai cất cánh đã quay đầu về nước khi đang trên hành trình từ Dubai đến Kabul.
Tương tự, một chiếc Airbus A320 của hãng Air India (Ấn Độ) cất cánh từ New Delhi đến Kabul cũng phải lượn vòng trên không ít phút trước khi quyết định hạ cánh vào lúc 2h32 chiều 15/8, muộn 45 phút so với giờ dự kiến.
Các chiến binh Taliban đã tiến vào ngoại ô Kabul vào ngày 15/8 trong khi Mỹ và các quốc gia khác gấp rút sơ tán công dân của họ khỏi quốc gia Nam Á này. Theo hãng tin AP, lực lượng Taliban hiện nắm giữ tất cả các cửa khẩu biên giới, khiến sân bay Kabul trở thành con đường duy nhất để rời khỏi Afghanistan. (Xem video sân bay Kabul chật kín người trước giờ Taliban tiếp quản quyền lực. Nguồn: WSJ)
Mỹ, Anh đưa quân di tản dân khỏi Afghanistan Mỹ và Anh đồng loạt thông báo triển khai hàng nghìn quân đến Afghanistan để sơ tán công dân trước lo ngại về Taliban. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace ngày 12/8 xác nhận sẽ triển khai khoảng 600 quân đến Afghanistan hỗ trợ di tản công dân Anh và phiên dịch viên địa phương. Mỹ cũng tăng viện 3.000 quân đến...