HĐBA LHQ gia hạn hoạt động của phái bộ tại Haiti
Ngày 15/7, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua nghị quyết gia hạn thêm một năm hoạt động của Phái bộ Hỗ trợ LHQ tại Haiti (BINUH) đến ngày 15/7/2023.
Toàn cảnh phiên bỏ phiếu về Nghị quyết 2600 gia hạn hoạt động của Phái bộ Hỗ trợ LHQ tại Haiti, ở New York (Mỹ) ngày 15/10/2021. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Nghị quyết mang số 2645 kêu gọi các bên liên quan tại Haiti khẩn cấp đạt được thỏa thuận về một tiến trình chính trị cho phép tổ chức các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống ngay khi có đủ các điều kiện về an ninh và hậu cần. Nghị quyết cũng kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ cấm chuyển giao vũ khí hạng nhẹ và đạn dược cho các tổ chức liên quan đến bạo lực băng đảng và tội phạm ở Haiti, cũng như ngăn chặn nạn buôn bán vũ khí trái phép.
Từ sau vụ ám sát Tổng thống Jovenel Moise hồi tháng 7/2021, Haiti bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng chính trị-kinh tế- xã hội sâu sắc. Các băng nhóm tội phạm lợi dụng tình hình an ninh bất ổn để nhanh chóng mở rộng địa bàn hoạt động, kéo theo bạo lực băng đảng, giết người và bắt cóc gia tăng. LHQ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình an ninh tại quốc gia vùng vịnh Caribe này.
BINUH được thành lập theo Nghị quyết 2476 nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị đặc biệt tại Haiti từ ngày 16/10/2019, có hiệu lực trong 12 tháng và có thể được gia hạn định kỳ. BINUH có nhiệm vụ tư vấn cho Chính phủ Haiti thúc đẩy và tăng cường ổn định chính trị; nâng cao quản lý nhà nước, tiến hành bầu cử tự do, công bằng, công khai; và tăng cường năng lực cho lực lượng Cảnh sát Quốc gia Haiti.
Từ năm 2019 đến nay, HĐBA LHQ duy trì họp định kỳ 4 tháng/lần để nghe báo cáo về hoạt động của phái bộ này.
Hội đồng Bảo an LHQ gia hạn hoạt động của phái bộ tại Haiti
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), ngày 15/10, Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ đã biểu quyết thông qua Nghị quyết 2600 về việc gia hạn hoạt động của Phái bộ Hỗ trợ LHQ tại Haiti (BINUH) đến ngày 15/10/2022.
Toàn cảnh phiên bỏ phiếu về Nghị quyết 2600 gia hạn hoạt động của Phái bộ Hỗ trợ LHQ tại Haiti, ở New York (Mỹ) ngày 15/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Nghị quyết 2600 đã nhấn mạnh vai trò hiến định thiết yếu của Quốc hội Haiti và nhu cầu cấp thiết của việc thực hiện đối thoại để giải quyết các nguyên nhân gây bất ổn lâu nay theo một khuôn khổ bền vững và được các bên chấp nhận.
Khác với nghị quyết gia hạn BINUH cùng kỳ năm ngoái, Nghị quyết 2600 đã được thông qua với một số điều chỉnh, bổ sung. Theo đó, thay vì các thời hạn 12 tháng như trước đây, 15 nước ủy viên HĐBA LHQ quyết định gia hạn hoạt động của BINUH thêm 9 tháng, đến ngày 15/7/2022 và đề nghị Tổng Thư ký LHQ có báo cáo đánh giá về hoạt động của phái bộ trong vòng 6 tháng kể từ ngày nghị quyết được thông qua. Nghị quyết cũng bổ sung một số nội dung mới, trong đó lên án vụ ám sát Tổng thống Haiti Jovenel Moise ngày 7/7/2021, đồng thời bày tỏ quan ngại sâu sắc về cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế, an ninh và nhân đạo tại Haiti, khẳng định cam kết hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đối với quốc gia này.
BINUH được thành lập theo Nghị quyết 2476 (2019) nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị đặc biệt tại Haiti từ ngày 16/10/2019, có hiệu lực trong 12 tháng và có thể được gia hạn định kỳ. BINUH có nhiệm vụ tư vấn cho Chính phủ Haiti thúc đẩy và tăng cường ổn định chính trị và quản lý nhà nước; hỗ trợ Chính phủ Haiti xây dựng và thực hiện bầu cử tự do, công bằng và công khai; tăng cường năng lực cho lực lượng Cảnh sát Quốc gia Haiti. Từ 2019 đến nay, HĐBA LHQ duy trì họp định kỳ 4 tháng/lần để nghe báo cáo về hoạt động của phái bộ này.
Dông bão chưa qua ở Sri Lanka Việc nhà lãnh đạo Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa phải từ chức tổng thống và rời khỏi đất nước được coi là kết quả khó tránh khi hòn đảo 22 triệu dân này phải chứng kiến cuộc khủng hoảng kép chính trị, kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi Sri Lanka giành độc lập năm 1948. Ông Ranil Wickremesinghe khi đương nhiệm chức...