HĐBA không thông qua dự thảo nghị quyết của Palestine
Hội đồng Bảo An LHQ hôm qua đã không thông qua dự thảo nghị quyết của Palestine về việc hối thúc Israel từ nay đến năm 2017 phải chấm dứt việc chiếm giữ phần đất của người Palestine.
Bản dự thảo nghị quyết chỉ nhận được tám phiếu thuận. Mỹ và Australia bỏ phiếu chống, năm ủy viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khác bỏ phiếu trắng, trong đó có Anh.
Dự thảo Nghị quyết “khẳng định nhu cầu cấp thiết để đạt được, không muộn hơn 12 tháng sau khi thông qua nghị quyết này, chỉ một giải pháp hòa bình lâu dài và toàn diện nhằm đem lại sự chấm dứt việc chiếm đóng của Israel từ năm 1967 và hoàn thiện tầm nhìn của hai nhà nước độc lập, dân chủ và thịnh vượng, Israel và một nhà nước có chủ quyền, tiếp giáp và tồn tại độc lập bên cạnh Palestine, cùng nhau chung sống trong một đường biên giới hòa bình và an ninh được quốc tế công nhận”.
Video đang HOT
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jeff Rathke, Mỹ đã phản đối dự thảo nghị quyết này vì cho rằng nó “không mang tính xây dựng, không thúc đẩy thỏa thuận hòa bình về giải pháp hai nhà nước và không giải quyết các vấn đề an ninh của Israel”. Trong khi đó, Anh cũng cho biết không ủng hộ dự thảo nghị quyết này do không đồng tình với một số ngôn từ trong văn kiện.
Theo giới phân tích, sau thất bại trong cuộc bỏ phiếu của Liên hợp quốc lần này, Palestine sẽ tìm kiếm tư cách thành viên tại những tổ chức và cơ quan quốc tế khác, trong đó có Tòa án Hình sự Quốc tế.
Theo NTD
Palestine đệ trình lên HĐBA LHQ dự thảo nghị quyết hòa bình với Israel
Ngày 17/12, chính quyền nhà nước Palestine đã đệ trình lên Hội đồng Bảo an (HĐBA LHQ) dự thảo nghị quyết, trong đó nêu những điều kiện để tiến tới một thỏa thuận hòa bình cuối cùng với Israel.
Người dân Palestine tuần hành thể hiện sự ủng hộ với chính quyền Palestine (Ảnh AFP)
Thông báo từ Văn phòng Tổng thống Palestine cho biết, dự thảo nghị quyết đặt ra thời hạn 12 tháng để Palestine và Israel kết thúc đàm phán về thỏa thuận hòa bình cuối cùng. Bên cạnh đó, phía Palestine cũng đặt điều kiện Israel phải rút hết quân khỏi các vùng lãnh thổ chiếm đóng của Palestine muộn nhất là vào cuối năm 2017.
Tuy nhiên, dự thảo nghị quyết nêu rõ Palestine có thể đàm phán về các điều kiện, động thái nhằm tránh sự ngăn cản từ phía Mỹ, sau khi Washington cảnh báo sẽ dùng quyền phủ quyết đối với văn kiện này.
Dự thảo Nghị quyết đã được Jordan thay mặt chính quyền Palestine trình lên HĐBA LHQ. Theo Đại sứ Palestine tại LHQ, ông Riyad Mansour, Palestine sẽ không thúc đẩy một cuộc bỏ phiếu sớm như ý định ban đầu. Thay vào đó, các bên có thể thảo luận thêm về các điều khoản trong văn kiện này. Động thái này của chính quyền Ramallah được giới quan sát đánh giá là "mở cửa" để Mỹ có ý kiến về nội dung dự thảo nghị quyết.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, người lâu nay đóng vai trò trung gian cho hòa đàm Palestine và Israel, cho rằng nghị quyết của Palestine không cản trở cho tiến trình hòa bình Trung Đông nếu nó không làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Tuy nhiên, theo quan điểm của Washington, Việc đề xuất các dự thảo nghị quyết nên chờ đến sau cuộc tổng tuyển cử tại Israel vào tháng 3/2015.
Ngọc Anh
Theo Dantri/AFP
Dẫu tượng trưng vẫn tác dụng Tuần tới, Nghị viện châu Âu (EP) sẽ biểu quyết về nghị quyết công nhận nhà nước Palestine. Nội dung cuối cùng còn có thể bị sửa đổi bởi yêu sách của phe cánh hữu nhưng thông điệp cốt lõi vẫn là EP công nhận Palestine là nhà nước độc lập, có chủ quyền và lãnh thổ. Cờ Palestie - Ảnh: Reuters Nghị...