HĐBA kêu gọi chống khủng bố, bạo lực cực đoan tại Tây Phi, Sahel
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 11/1, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) họp trực tuyến mở về tình hình khu vực Tây Phi và Sahel trong 6 tháng qua.
Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý tham dự phiên họp HĐBA LHQ ngày 9/7/2020. Ảnh: Khắc Hiếu/Pv TTXVN tại New York, Hoa Kỳ
HĐBA đã nghe ông Mohamed Ibn Chambas, Đại diện Đặc biệt của Tổng thư ký LHQ, Trưởng Văn phòng LHQ tại Tây Phi và Sahel (UNOWAS) báo cáo cập nhật tình hình.
Tại đây, Việt Nam đã lên án các cuộc tấn công nhằm vào dân thường, kêu gọi thực hiện Luật nhân đạo quốc tế, bảo đảm các lợi ích chính đáng của người dân và các hoạt động cứu trợ nhân đạo không bị cản trở.
Ông Chambas cho biết, trong 6 tháng qua, khu vực Tây Phi và Sahel chứng kiến các cuộc bầu cử lập pháp và tổng thống tại một số nước, thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Tình hình an ninh khu vực có nhiều diễn biến phức tạp do hoạt động khủng bố gia tăng đan xen với xung đột giữa các cộng đồng, đặc biệt tại miền Trung Sahel. Đại dịch COVID-19 đã khiến kinh tế suy thoái nghiêm trọng, đảo ngược các thành quả về kinh tế, giảm nghèo và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của khu vực.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, tình hình nhân đạo xấu đi, 5 triệu người bị buộc phải rời khỏi nơi cư trú (tăng 1,4 triệu so với năm 2019). Tình trạng mất an ninh lương thực, tội phạm xuyên quốc gia, hải tặc tại Vịnh Guinea và tài trợ nhân đạo suy giảm là những thách thức mà khu vực đang phải đối mặt. Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ cũng kêu gọi tiếp tục triển khai cách tiếp cận toàn diện trong duy trì hòa bình, an ninh gắn liền với phát triển bền vững tại khu vực.
Các thành viên HĐBA chia sẻ với các nhận định của báo cáo viên, lên án các cuộc tấn công nhằm vào dân thường và lực lượng gìn giữ hòa bình, đặc biệt là tại Niger vừa qua. Các nước đánh giá cao vai trò của SRSG và UNOWAS; kêu gọi Liên minh châu Phi (AU) và Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) tiếp tục phối hợp với UNOWAS trong duy trì hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực.
Phát biểu tại cuộc họp, Tham tán Công sứ, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Nguyễn Phương Trà chia sẻ quan điểm với các nước, bày tỏ quan ngại đối với tình hình an ninh và nhân đạo ở khu vực. Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của các Phái bộ LHQ, các tổ chức khu vực và Lực lượng G5 Sahel trong triển khai các hoạt động chống khủng bố, duy trì hòa bình, an ninh và thúc đẩy tiến trình chính trị tại khu vực, đồng thời, kêu gọi các bên chú trọng bảo vệ thường dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, ủng hộ các biện pháp ngoại giao phòng ngừa, cảnh báo sớm, ngăn ngừa xung đột và hòa giải trong giải quyết xung đột tại khu vực.
Mỹ đưa Cuba trở lại danh sách 'nước bảo trợ khủng bố'
Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố đưa Cuba trở lại danh sách những nước bảo trợ khủng bố, động thái có thể làm phức tạp chính sách đối ngoại của Biden.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 11/1 thông báo Mỹ xác định Cuba "liên tục hỗ trợ hành động khủng bố quốc tế khi cấp nơi ẩn náu an toàn cho những kẻ khủng bố". Ông cũng cáo buộc Cuba có mối quan hệ với quân nổi dậy Colombia, "can thiệp ác ý vào Venezuela và phần còn lại của Tây Bán cầu".
"Với hành động này, chúng tôi sẽ một lần nữa buộc chính phủ Cuba phải chịu trách nhiệm và gửi thông điệp rõ ràng: Họ phải chấm dứt ủng hộ chủ nghĩa khủng bố quốc tế và hủy hoại công lý Mỹ. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân Cuba trong mong muốn của họ về chính phủ dân chủ và tôn trọng quyền con người, gồm tự do tôn giáo, biểu đạt và kết giao", Pompeo nói.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao tháng 11/2020. Ảnh: Reuters .
Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez cáo buộc hành động này là "đạo đức giả và bất chấp đạo lý". "Những người thực sự quan tâm đến tai họa của chủ nghĩa khủng bố và các nạn nhân của nó đều nhận ra chủ nghĩa cơ hội chính trị Mỹ", ông Rodriguez đăng Twitter.
Ben Rhodes, cựu phó cố vấn an ninh quốc gia thời Barack Obama, nhấn mạnh tuyên bố của Pompeo là "rác thải được chính trị hóa nhằm trói tay một chính quyền sẽ nắm quyền trong 10 ngày tới". "Cuba không phải nhà nước bảo trợ chủ nghĩa khủng bố", Rhodes đăng Twitter.
Cựu tổng thống Obama năm 2015 đưa Cuba khỏi danh sách đen các nhà nước bảo trợ khủng bố khi ông tiến tới bình thường hóa quan hệ với Havana. Obama cũng tuyên bố nỗ lực kéo dài nửa thế kỷ của Mỹ nhằm cô lập hòn đảo này đã thất bại.
Sau khi lên nắm quyền, Trump đảo ngược nhiều quyết định của Obama đối với Cuba và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Venezuela, lập trường giúp ông giành được sự ủng hộ của các cộng đồng nhập cư ở Florida, bang quan trọng trong các cuộc bầu cử Mỹ. Mỹ gần đây thêm một ngân hàng Cuba vào danh sách các tổ chức bị hạn chế, cáo buộc tổ chức tài chính này có quan hệ với quân đội Cuba và giúp tài trợ cho "sự can thiệp" của Cuba vào Venezuela.
Biden đã chỉ ra rằng ông muốn đảo ngược ít nhất một số cam kết bắt đầu dưới thời Obama và bị Trump chặn, gồm việc cho phép người Mỹ gốc Cuba thăm gia đình và gửi tiền. Để loại Cuba khỏi danh sách khủng bố, Antony Blinken, người được Biden đề cử làm ngoại trưởng, sẽ phải bắt đầu cuộc đánh giá cho thấy Havana không tham gia hoạt động khủng bố trong 6 tháng qua.
Pompeo cuối tuần trước cũng đã chỉ định phiến quân Huothi ở Yemen là nhóm khủng bố. Chỉ ba quốc gia khác nằm trong danh sách đen này là Iran, Triều Tiên và Syria. Trump cuối năm ngoái loại Sudan khỏi danh sách sau khi nước này thực hiện quá trình chuyển đổi, bồi thường các cuộc tấn công trong quá khứ và công nhận nhà nước Israel.
Lầu Năm Góc cảnh báo nguy cơ khủng bố ngày Biden nhậm chức Bộ trưởng Lục quân Mỹ McCarthy cảnh báo vẫn còn nhiều mối đe dọa bởi "những kẻ khủng bố tiềm tàng" trước và trong ngày Biden nhậm chức. "Bộ trưởng Lục quân Ryan McCarthy tiết lộ Lầu Năm Góc đã nắm thông tin về những mối đe dọa bắt nguồn từ những kẻ khủng bố tiềm tàng trong giai đoạn trước và trong...