HĐBA gia hạn nhiệm vụ Phái bộ gìn giữ hòa bình tại CH Trung Phi
Ngày 12/11, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua Nghị quyết 2605 gia hạn nhiệm vụ của Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ tại Cộng hòa Trung Phi (MINUSCA).
Binh lính gìn giữ hoà bình của LHQ tuần tra tại Bangui, CH Trung Phi ngày 25/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Nghị quyết được thông qua với 13 phiếu thuận và 2 phiếu trắng của Nga và Trung Quốc.
Phóng viên TTXVN tại LHQ cho biết với nghị quyết này, MINUSCA sẽ được gia hạn hoạt động thêm 12 tháng (tới ngày 15/11/2022) với quân số tối đa là 14.400 binh sĩ và 3.020 cảnh sát. MINUSCA có nhiệm vụ hỗ trợ bảo vệ thường dân, bảo vệ tiến trình hòa bình và thúc đẩy triển khai Thoả thuận hoà bình và hoà giải ký giữa Chính phủ CH Trung Phi với 14 nhóm vũ trang hồi tháng 2/2019.
Video đang HOT
Ngoài ra, phái bộ cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động nhân đạo, hỗ trợ chính quyền CH Trung Phi tiến hành đối thoại chính trị và bầu cử cấp địa phương vào năm 2022, cũng như thúc đẩy cải cách an ninh và luật pháp.
MINUSCA được thành lập trên cơ sở Nghị quyết 2149 năm 2014 và được gia hạn định kỳ 12 tháng/lần. Việt Nam hiện có 7 cán bộ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình tại phái bộ này, trong đó có một cán bộ nữ.
Azerbaijan sẽ xây dựng "làng thông minh" tại vùng Karabakh
Đại sứ quán Azerbaijan đã kỷ niệm một năm giành lại quyền kiểm soát Nagorno-Karabakh và các khu vực lân cận từ lực lượng Amernia, đồng thời hé lộ kế hoạch tái thiết khu vực này.
Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam Anar Imanov (Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Azerbaijan).
Ngày 8/11, Đại sứ quán Azerbaijan tại Hà Nội đã tổ chức lễ kỷ niệm nhân dịp một năm ngày giành lại Nagorno-Karabakh (Baku hiện định danh là Karabakh) và các khu vực lân cận từ Armenia, và Ngày Quốc Kỳ 9/11.
Sau sự kiện "Chiến tranh Karabakh lần 2", Azerbaijan đã chọn 8/11 là Ngày Chiến Thắng, đánh dấu ngày họ giành lại được thị trấn chiến lược Shusha - nơi Baku coi là "thủ đô văn hóa".
Vào ngày 10/11/2020, Azerbaijan thông báo ký "thỏa luận lịch sử" với Armenia do Nga làm trung gian nhằm chấm dứt chiến sự ở khu vực Karabakh, nhằm khép lại 6 tuần giao tranh quyết liệt giữa 2 bên. Nhờ đạt được lợi thế trên chiến trường, Azerbaijan đã giành lại được Karabakh, khu vực mà cộng đồng quốc tế công nhận là lãnh thổ Azerbaijan.
Phát biểu tại sự kiện hôm qua, Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam Anar Imanov đã nhắc đến cuộc chiến kéo dài 44 ngày mà Baku gọi là "Chiến tranh Vệ quốc", giúp nước này giành lại được lãnh thổ. Ông cho rằng, dấu mốc này đạt được là nhờ tinh thần dũng cảm của binh sỹ Azerbaijan, sự đoàn kết của nhà nước và nhân dân, cũng như sự lãnh đạo của Tổng tư lệnh, Tổng thống Ilham Aliyev.
Ông Imanov cũng nhắc tới việc các thành phố, làng mạc tại Karabakh bị phá hủy trong thời gian Armenia kiểm soát. Ông tuyên bố, Azerbaijan sẽ xây dựng lại cơ sở hạ tầng tại những khu vực này với hình thức "thành phố thông minh" và "làng thông minh". Tất cả các dự án đều thân thiện với môi trường.
Đại sứ Azerbaijan cũng kêu gọi Armenia cung cấp bản đồ bom mìn chính xác để Baku có thể đẩy nhanh tiến độ khôi phục các vùng lãnh thổ.
Khi xung đột kết thúc, Azerbaijan tuyên bố sẵn sàng bắt đầu phân định biên giới giữa Azerbaijan và Armenia, cũng như bắt đầu đàm phán về hiệp định hòa bình với Armenia, dựa trên sự công nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Ông Imanov cũng bày tỏ hy vọng rằng nền hòa bình, an ninh và ổn định đã được mong đợi từ lâu sẽ trở thành hiện thực ở khu vực Nam Caucasus. Azerbaijan sẽ tiếp tục nỗ lực nhất quán để đóng góp, củng cố hòa bình và phát triển khu vực.
Hàn Quốc nhấn mạnh ý nghĩa của xây dựng lòng tin với Triều Tiên Tuyên bố chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên do Hàn Quốc đề xuất, là cử chỉ mang tính biểu tượng cho thấy Seoul và Washington không muốn sự thù địch với Bình Nhưỡng để Triều Tiên sớm quay trở lại đối thoại. Đây là tuyên bố của ông Noh Kyu-duk, Đặc phái viên của Hàn Quốc về các vấn đề an...