HĐBA bất đồng về giải quyết khủng hoảng ở Syria
Ngày 30/5, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tiến hành phiên họp kín về tình hình Syria. Tuy nhiên, kết thúc phiên họp, HĐBA đã không đưa ra được bất kì quyết định cụ thể nào do bất đồng liên quan những bước đi tiếp theo nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tại quốc gia Trung Đông này, đặc biệt trong vấn đề trừng phạt Damascus.
Quan sát viên LHQ thị sát điểm nóng ở Syria (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo các nguồn tin ngoại giao, tại cuộc họp, ông Kofi Annan – đặc phái viên quốc tế về Syria, cho rằng cuộc khủng hoảng kéo dài hơn 1 năm qua tại đây có thể trở thành một cuộc “nội chiến toàn diện” nếu như chính quyền Dấmcus và phe đối lập vũ trang không tiến hành các cuộc đàm phán chính trị cụ thể. Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh vừa xảy ra vụ thảm sát tại làng Houla khiến hơn 100 dân thường thiệt mạng hôm 25/5 cũng như việc phát hiện thêm 13 thi thể khác tại Assukar gần Deir Ezzor, phía Đông Syria hai ngày sau đó.
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp, ông Jean-Marie Guehenno, Phó Đặc phái viên quốc tế về Syria, khẳng định các bên tại Syria cần tiến hành đàm phán chinh trị cùng với việc thực thi kế hoạch hòa bình 6 điểm theo đề xuất của ông Annan mới có thể phá vỡ vòng xoáy bạo lực hiện nay và vãn hồi hòa bình thật sự tại Syria. Theo ông Guehenno, điều tối quan trọng là phe đối lập vũ trang tại Syria cần phải hạ vũ khí. Ông cũng cảnh báo về khả năng các nhóm vũ trang và khủng bố bên ngoài sẽ lợi tình hình trạng bất ổn hiện nay tại Syria.
Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại LHQ, bà Susan Rice lại cảnh báo kịch bản xấu nhất rằng nếu kế hoạch hòa bình của ông Annan thất bại thì tình trạng bạo lực tại Syria sẽ leo thang và lan ra toàn khu vực. Chính vì thế, nếu HĐBA không kịp thời gia tăng sức ép lên Syria, Mỹ và đồng minh có thể cân nhắc “hành động” bên ngoài LHQ. Tuy nhiên, bà Rice không cho biết cụ thể “hành động” này là gì.
Trong khi đó, đại diện của Nga Đại sứ Nga tại LHQ, ông Vitaly Churkin đã lên tiếng phản đối việc gia tăng áp lực lên Damascus thông qua các biện pháp trừng phạt của LHQ. Ngoài ra, ông Churkin cũng cho rằng việc nhiều quốc gia trục xuất các nhà ngoại giao Syria có thể bị hiểu nhầm là một điềm báo trước cho hành động can thiệp quân sự tại Syria. Lập trường này cũng đã được người phát ngôn Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định trước đó cùng ngày.
Liên quan đến vụ thảm sát tại làng Houla, Đại sứ Syria tại LHQ, ông Bashar Jaafari khẳng định cuộc điều tra nội bộ của chính quyền Damascus sẽ tìm ra thủ phạm và đưa những đối tượng này ra trừng trị theo luật pháp Syria./.
Theo TTXVN
Các cường quốc đồng loạt "ra đòn" với Syria
Các cường quốc phương Tây hôm qua (29/5) đã đồng loạt tuyên bố trục xuất phái đoàn ngoại giao của Syria ra khỏi nước họ. Đây được xem là hành động "trả đũa" của phương Tây đối với vụ thảm sát 108 dân thường ở Syria hồi cuối tuần qua.
Syria chìm trong khủng hoảng chính trị suốt 15 tháng qua.
Các cường quốc phương Tây đang đổ lỗi cho quân của Tổng thống Bashar al-Assad đã gây ra vụ thảm sát hơn 100 người ở thành phố Houla, trong đó có gần một nửa là trẻ em. Sau khi thể hiện sự phẫn nộ bằng một loạt những lời chỉ trích, lên án kịch liệt, hôm qua, Mỹ, Pháp, Anh, Canada, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Australia và Bulgari đã quyết định trục xuất phái đoàn đại diện ngoại giao của chính phủ Syria ra khỏi nước họ.
9 nước trên đã cho phái đoàn ngoại giao Syria thời hạn vài giờ hoặc vài ngày để rời khỏi đất nước họ. Đây là một động thái của phương Tây nhằm cô lập hơn nữa chính quyền của Tổng thống Assad. Trước đó, một số nước đã trục xuất phái đoàn ngoại giao Syria hoặc hạ cấp quan hệ ngoại giao với đất nước Trung Đông này.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Syria là nơi chứng kiến sự đối đầu giữa các cường quốc thế giới. Các cường quốc phương Tây do Mỹ dẫn đầu mâu thuẫn với Nga và Trung Quốc về cách thức xử lý cuộc khủng hoảng Syria. Nếu như phương Tây muốn Tổng thống Assad phải từ chức thì Nga, Trung lại tìm cách chống lại nỗ lực thay đổi chính quyền ở đây. Nga - vốn là một đồng minh thân thiết của Syria, kiên quyết phản đối mọi sự can thiệp của phương Tây vào chính trường đất nước Trung Đông. Nga tuyên bố sẽ không để các cường quốc phương Tây biến Syria thành Libya thứ hai.
Sau vụ thảm sát ở Houla, các cường quốc phương Tây đang gây sức ép đòi Nga phải can thiệp vào tình hình Syria. Phương Tây tin rằng, Moscow có ảnh hưởng rất lớn với chính quyền Tổng thống Assad. Trong một động thái bất ngờ, Nga mới đây đã lên tiếng chỉ trích chính phủ Syria về tình hình bạo lực tràn lan ở nước này. "Chính phủ Syria phải chịu trách nhiệm chính cho những gì đang xảy ra. Bất cứ chính phủ nào ở bất cứ một quốc gia nào cũng phải chịu trách nhiệm đối với an ninh của dân chúng", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu.
Theo các nguồn tin chưa được xác nhận từ những nhà hoạt động ở Syria, hơn 12.600 người đã thiệt mạng kể từ khi cuộc nổi dậy chống chính quyền của Tổng thống Assad nổ ra hồi tháng 3 năm ngoái. Trong khi đó, Liên Hợp Quốc đưa ra con số người thiệt mạng là 10.000 người.
Theo VNMedia
Liên Hợp Quốc lên án vụ thảm sát tại Syria Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm qua lên án việc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hạng nặng trong vụ thảm sát tại một thành phố khiến 108 người chết và khoảng 300 người bị thương. Tử thi của những nạn nhân trong vụ thảm sát tại thành phố Houla hôm 25/5. Ảnh: AP. Cuộc họp khẩn của Hội đồng...