HD 981 vào vùng biển Việt Nam,Trung Quốc đang trả giá đắt!
Dân tộc Việt Nam buộc phải chấp nhận sự không cân sức bằng tất cả mọi nguồn lực mà trong đó phẩm chất trí tuệ mang tính quyết định thành bại.
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào thềm lục địa vùng biển Việt Nam định vị, thăm dò cùng với hơn 80 tàu bảo vệ các loại kể cả tàu chiến và máy bay, phun vòi rồng, tàu húc, ngăn cản lực lượng chấp pháp Việt Nam thực thi công vụ trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam… không phải là sự “đi qua vô hại” mà phải bị coi là hành vi xâm lược, gây hấn nguy hiểm.
Thế giới đã lên tiếng tố cáo hành động phi pháp này của Trung Quốc. Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước đã hết sức bất bình về hành động hung hăng của Trung Quốc đã xâm hại quyền chủ quyền trên biển của Việt Nam.
Trò độc diễn lố bịch của Trung Quốc
Cũng như khi chiếm đoạt bãi cạn Scarborough, Trung Quốc lu loa rằng Philipines khiêu khích, “bắt nạt” Trung Quốc?…
Không rõ kiểu tuyên truyền này dành cho đối tượng nào nghe khi thế giới đã bước vào thế kỷ XXI thì dân trí đâu có thấp như Trung Quốc tưởng. Chắc chắn, Trung Quốc chỉ tuyên truyền cho dân họ nghe bởi kết quả thu được là đã có không ít kẻ, kể cả tướng tá, học giả, đã bất chấp tất cả, đòi dạy cho nước này nước kia “một bài học”, đòi chém, giết…và tỏ ra rất láo xược khi đụng đến dân tộc khác.
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam để thực hiện khoan thăm dò phi pháp lại đổ tội cho Việt Nam “khiêu khích” bắt nạt” Trung Quốc, chiếm đoạt biển Trung Quốc…Khi bị thế giới lên án, bị Việt Nam kiên quyết ngăn cản, thì giở trò “yêu cầu Việt Nam rút tàu ra khỏi khu vực để đàm phán”. Nghe thấy rất nực cười và lố bịch!
Đây là “văn phong” của lối hành xử ngang ngược của những kẻ cậy đông, cậy mạnh, bất chấp phải trái, coi thường công pháp quốc tế của chính quyền Bắc Kinh.
Vị trí giàn khoan HD981 trong góc nhìn quân sự
Như đã nói, đưa giàn khoan khủng vào thềm lục địa Việt Nam gần 80 hải lý, Trung Quốc đã mở màn cho chiến lược chiếm trọn Biển Đông của mình. Trung Quốc đã đánh cược rất lớn vào nước cờ đầu này. Nếu Việt Nam nhún nhường, buông xuôi, bỏ cuộc như Philipines trong vụ Scarborough thì nước cờ hiểm thứ hai sẽ xảy ra…
Chúng ta hãy xem vị trí mà Trung Quốc đưa HD 981 vào “định vị” trong vùng biển Việt Nam bằng góc nhìn quân sự.
Đầu tiên, tại sao Trung Quốc không đưa giàn khoan HD 981 đến khẳng định chủ quyền ở khu vực Trường Sa? Vì Trung Quốc không đủ sức đề bảo vệ lâu dài tại một vị trí xa căn cứ, hơn nữa, tại những vị trí này sẽ bị Việt Nam phản ứng quyết liệt, không nhân nhượng trong bất kỳ tình huống nào. Còn ở đây, cách đảo Hải Nam 180 hải lý, đảo Tri Tôn 17 hải lý và “không quá sâu” vào trong vùng EEZ của Việt Nam, “chỉ 80 hải lý”, cho nên, Trung Quốc có điều kiện, phương tiện để thể hiện sức mạnh trấn áp và nếu khi tình hình căng thẳng lên cao bởi sự ngăn cản quyết liệt của Việt Nam buộc Trung Quốc phải xuống thang thì nếu đàm phán xảy ra, sẽ có nhiều sự lựa chọn cho Trung Quốc mà không bẽ mặt quá.
Nếu tại khu vực này, Việt Nam như Philipines với bãi cạn Scarborough thì nước cờ tiếp theo là Trung Quốc sẽ không ngại ngần thiết lập khu nhận dạng phòng không (ADIZ) đầu tiên trên Biển Đông. Nghĩa là sau khi đơn phương thiết lập chủ quyền trên vùng biển thì phải thiết lập chủ quyền vùng trời trên khu vực đó là logic của vấn đề…bành trướng.
Lập ADIZ tại khu vực này có thể phát huy hiệu quả khi có Hạm đội Nam Hải mạnh nhất của Hải quân Trung Quốc ở gần hỗ trợ.
Lập ADIZ trên khu vực này thì đối tượng bị thực thi chủ yếu là Việt Nam, do đó, Trung Quốc có thể tránh được sự bẽ mặt như khi tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông, hạn chế sự đối đầu quân sự với Mỹ.
Đó là sự tính toán khá hợp lý của Bắc Kinh khi sử dụng nước đi của giàn khoan HD981.
Video đang HOT
Vị trí giàn khoan HD 981 có tính chiến lược trong âm mưu chiếm Biển Đông của Trung Quốc
Trung Quốc sẽ trả giá đắt!
Trước hết về chính trị. Thế giới đều lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc là hung hăng, trắng trợn, bất chấp luật pháp quốc tế, đó là bành trướng, bá quyền nước lớn.
Hành động này khiến các quốc gia khu vực hết sức lo ngại, cảnh giác cao độ với Trung Quốc sẽ báo trước nguy cơ bị thất bại hoàn toàn trước cuộc chiến địa chính trị với Nhật Bản và Mỹ tại Tây TBD.
Nhà cầm quyền Trung Quốc đã lộ rõ dã tâm đối với nhân dân Việt Nam và vô tình kích hoạt tinh thần yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
>> 3 bước đuổi giàn khoan HD 981 khỏi vùng biển Việt Nam
Về kinh tế, thương mại. Như các nhà chuyên môn đã chỉ rõ, việc định vị và tiến hành khoan thăm dò trong một vùng biển sâu trên 1200m không phải là đơn giản.
Theo PetroTimes, trong điều kiện trời yên biển lặng, muốn định vị được trước hết, giàn khoan này phải được neo cố định bằng 12 sợi xích neo, mỗi sợi có chiều dài trên 3.000 mét. Mỗi sợi xích nặng khoảng hơn 100 tấn. 12 sợi xích này đảm bảo cho giàn khoan không bị dòng hải lưu cuốn trôi. Nhưng khi có sóng to, việc giữ cân bằng cho giàn khoan mới là công việc phức tạp.
Hiện nay, để duy trì cho một giàn khoan như thế này trên biển (chưa nói đến chuyện khoan xuống lòng biển) là khoảng 1,2 triệu USD mỗi ngày. Khi khoan, chi phí cực kỳ tốn kém. Nếu khoan ở mực nước sâu 40-70m, chi phí cho một giếng khoan sâu 3.000m là 20-25 triệu USD, còn chi phí cho một giếng khoan ở mực nước 90-120m là 200-250 triệu USD. Còn chi phí cho một giếng khoan ở mực nước sâu 1.200m thì không có giá dưới 500 triệu USD. Đó là chưa kể chi phí về dịch vụ và bảo vệ.
Trong khi đó sự ngăn chặn của lực lượng chức năng Việt Nam là quyết liệt với một quyết tâm cao nhất, bằng mọi biện pháp cần thiết, để buộc giàn khoan phi pháp của Trung Quốc phải rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam thì việc giàn khoan HD 981 hoạt động được là điều rất khó khăn tốn kém nếu như không nói là không thể chịu được!
Về quân sự. Ở vị trí này, Trung Quốc thừa biết việc đánh chìm nó với Việt Nam khi xung đột quân sự xảy ra thì không mấy khó khăn nhưng Việt Nam sẽ không bao giờ đụng đến nếu như không bị Trung Quốc gây ra xung đột quân sự.
Bởi thế, việc Trung Quốc dùng tàu tên lửa khu trục, tàu tác chiến nhanh, lượn lờ vòng ngoài chỉ là hù dọa những kẻ yếu bóng vía và chỉ chứng tỏ hành động đe dọa vũ lưc, cậy mạnh của Trung quốc trước khu vực mà thôi. Xung đột quân sự nếu xảy ra, không những giàn khoan tỷ USD là mồi ngon cho tên lửa bờ, không quân Việt Nam là chuyện nhỏ mà tuyến hàng hải huyết mạch kinh tế, năng lượng của Trung Quốc bị cắt đứt mới là chuyện lớn gấp bội…
“Đường sinh mạng” của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ được “quan tâm” đặc biệt khi xung đột quân sự xảy ra.
Tình hình đã cho thấy luôn xuất hiện và buộc phải đi qua trong vùng nóng giữa lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam và lực lượng bất hợp pháp của Trung Quốc là những tàu thương mại trong đó có Trung Quốc là rất không an toàn. Nguy cơ mất an toàn hàng hải luôn cận kề và càng tăng cùng với sự leo thang căng thẳng trên Biển Đông là hệ quả nguy hiểm mà Trung Quốc cần tính tới.
Một học giả Mỹ có nói rằng “Việt Nam không phải là Crimea, Ukraine không phải là Châu Á-TBD và Trung Quốc không phải là Nga” là hoàn toàn đúng về biểu tượng tình thế.
Việt Nam sẽ dùng mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền
Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình và không bao giờ bỏ qua một cơ hội nào dẫn đến hòa bình dù chỉ là mỏng manh, bởi hơn ai hết Việt Nam quá hiểu thế nào là chiến tranh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Việt Nam sợ chiến tranh mà đã từng tiến hành hàng chục cuộc chiến tranh vệ quốc vì chủ quyền biển đảo Việt Nam là tối thượng, bất khả xâm phạm.
Loại trừ một số kẻ có tư tưởng muốn Trung Quốc và Việt Nam đánh nhau để “đục nước béo cò”, “mượn gió bẻ măng”… thì số đông trong giới trẻ tỏ ra bức xúc căm giận trước hành động ngang ngược trắng trợn của Trung Quốc đã không ít băn khoăn tự hỏi: tại sao chúng ta mua sắm trang bị hiện đại cho Hải quân, không quân, tên lửa bờ…nhưng lại để cho Trung Quốc xâm phạm chủ quyền mà không ra tay trấn áp kẻ thù?
Tàu ngầm KILO, máy bay SU-30, tên lửa bờ…không phải dùng để tấn công vào giàn khoan HD 981 và các tàu chấp pháp Trung Quốc hay tàu cá của ngư dân Trung Quốc. Nếu chúng ta làm vậy là mắc bẫy Trung Quốc đang giăng sẵn. Trung Quốc cần một cái cớ hợp lý để phát động cỗ máy chiến tranh nuốt gọn biển Đông mà dư luận quốc tế khó lên tiếng kết tội Trung Quốc là xâm lược hay phát xít. Cái cớ ấy sẽ biến kẻ xâm lược, ăn cướp thành kẻ tự vệ.
Dùng biện pháp quân sự để đưa đất nước vào chiến tranh trong khi bằng biện pháp hòa bình, phi quân sự, chúng ta vẫn đạt được mục đích thì hành động đó là gì nếu như không phải là hành động thiếu lý trí hay đơn giản là võ biền?
Vẫn biết chúng duy trì gần 80 tàu các loại để bảo vệ giàn khoan, một lực lượng đông và mạnh hơn lực lượng chấp pháp của ta nhưng chúng ta có nhiều biện pháp để buộc chúng không thể hoạt động được theo ý muốn. (Chẳng hạn, một biện pháp nhỏ như chúng ta có thể chặt đứt các xích neo của giàn khoan vào những thời điểm thích hợp. Còn chặt đứt nó như thế nào là việc của người Việt Nam mà Hải quân Mỹ có nhiều kinh nghiệm trả lời)
Dưới áp lực chính trị bởi làn sóng phản đối của thế giới tố cáo trực diện vào hành xử ngang ngược bất chấp luật pháp quốc tế, dưới áp lực kinh tế từ an toàn hàng hải và đặc biệt trước ý chí kiên quyết bảo vệ chủ quyền bằng mọi giá của Việt Nam tạo nên sức mạnh tổng hợp cho chúng ta…là những biện pháp lớn, hữu hiệu không những buộc Trung Quốc phải rút lui mà còn đánh sập ý chí ngang ngược, cậy mạnh của tư tưởng bành trướng nước lớn.
Lịch sử đối đầu với các đạo quân xâm lược đông và mạnh, dân tộc Việt Nam buộc phải chấp nhận sự không cân sức bằng tất cả mọi nguồn lực mà trong đó phẩm chất trí tuệ mang tính quyết định thành bại. Việt Nam bảo vệ Tổ quốc của mình được như ngày hôm nay không chỉ bằng sức mạnh mà trí tuệ đã quyết định nên chiến thắng trước những kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới.
Theo Đât Viêt
Giàn khoan HD-981: Âm mưu của Trung Quốc thâm độc hơn nhiều
Theo các chuyên gia, để khai thác được dầu khí tại khu vực HD-981 đang hạ đặt, rất khó khăn. Điều này chứng tỏ âm mưu của Trung Quốc lần này không phải là dầu khí mà là một bước tiến mới để chiếm trọn Biển Đông.
Tàu Hải cảnh Trung Quốc điên cuồng tấn công tàu Kiểm ngư Việt Nam
Giàn khoan chỉ là cái cớ
Bắt đầu từ ngày 2/5, Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu có tên là Hải Dương Thạch Du 981 (gọi tắt là HD-981) di chuyển và chuẩn bị hạ đặt, khoan thăm dò trái phép trong vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Vị trí của HD-981 ở phía Nam đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) khoảng 17 hải lý (30km), cách đảo Lý Sơn về phía Đông khoảng 180 hải lý. Độ sâu trung bình của vùng biển này vào khoảng 1.000m và độ sâu của khu vực giàn HD-981 hạ đặt khoảng 1.100m.
Về tiềm năng dầu khí tại khu vực này, ông Đỗ Văn Hậu - Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam cho biết, tại khu vực lô 142, 143 nơi giàn khoan của Trung Quốc đang hạ đặt trái phép, chưa hề có phát hiện thương mại nào để khai thác dầu khí. Đây là lần đầu tiên ở khu vực này có khoan dầu khí. Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đã tiến hành nhiều đợt khảo sát tại khu vực này nhưng chưa khoan vì chưa đủ thiết bị để tiến hành.
"Chúng tôi tin rằng việc khoan thăm dò là một chuyện còn khai thác khó khăn hơn rất nhiều. Vì để khai thác dầu khí, cần xây dựng rất nhiều công trình cố định, thực hiện rất nhiều các hoạt động dầu khí như thăm dò thêm, thẩm lượng, xây dựng các công trình trên biển để có thể khai thác được dầu, đòi hỏi một chương trình đầu tư tốn kém, đặc biệt khó khăn. Chúng tôi không tin rằng trong một tương lai gần có thể khai thác dầu khí tại khu vực này", ông Đỗ Văn Hậu khẳng định.
Trên thực tế, có thể nói Trung Quốc biết khá rõ sự khó khăn này nhưng họ vẫn quyết tâm kéo giàn khoan HD-981 xâm phạm vùng biển Việt Nam bởi mục tiêu của họ là để phục vụ cho một mưu đồ sâu xa và thâm hiểm hơn đó là tạo ra một "sự cố chủ quyền".
Barry Sautman, chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong cho rằng, Trung Quốc đang cố gắng "làm một cái gì đó" để giữ cho những tuyên bố chủ quyền của họ đối với Biển Đông và cả đối với quần đảo trên Hoa Đông được "sống".
"Theo luật quốc tế, tất cả các nước có tranh chấp lãnh thổ phải định kỳ làm điều gì đó nhằm chứng tỏ họ có lợi ích thiết thực trong vùng lãnh thổ họ đang tuyên bố chủ quyền", vị chuyên gia này giải thích.
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc
Theo phân tích của các chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ, ý đồ đầu tiên của Trung Quốc trong vụ đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển của Việt Nam là để "phản ứng lại với chuyến thăm châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama", đồng thời thăm dò thái độ cụ thể của ASEAN và thái độ của Việt Nam... trong lúc tình hình thế giới đang có rất nhiều xáo trộn và biến động.
Ý đồ thứ hai của Trung Quốc là một bước tiến mới trong quá trình hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông. Theo phân tích của Tiến sỹ Trần Công Trục - Nguyên trưởng ban Biên giới của Chính phủ, đây là một cái bẫy mà Trung Quốc muốn giăng ra để họ đạt được yêu sách lớn nhất mà họ không bao giờ từ bỏ đó là đường biên giới chữ U - tức đường lưỡi bò. Trung Quốc ngang ngược tuyên bố việc hạ đặt HD-981 là "hợp pháp" vì họ lấy đảo Tri Tôn của quần đảo Hoàng Sa làm cơ sở để tính ra các vùng biển mà họ nói là "thuộc vùng đặc quyền kinh tế" của quần đảo này.
Tuy nhiên, đây không phải là "quốc gia quần đảo", và không có một quy định nào cho phép Trung Quốc quy định đường cơ sở bao quanh quần đảo. Thực tế, Tri Tôn là hòn đảo không có đời sống kinh tế riêng, không thích hợp với đời sống con người nên không có vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa mà chỉ có lãnh hải 12 hải lý.
Việc đưa HD-981 là Trung Quốc muốn nhân đây biến một vùng biển từ không có tranh chấp thành có tranh chấp và từ đó dần dần mở rộng sang các vùng khác để hiện thực hóa mưu đồ chiếm đoạt phần lớn diện tích Biển Đông.
Biển Đông và "sinh mệnh" của Trung Quốc
Theo phân tích của các chuyên gia địa chính trị quốc tế, Biển Đông đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sinh mệnh và tương lai của Trung Quốc. Chính vì điều này mà Trung Quốc quyết tâm bất chấp mọi thủ đoạn, bất chấp lý lẽ và luật pháp quốc tế để thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông.
Có một thực tế rõ ràng là tuy Trung Quốc có đường bờ biển dài nhưng tất cả các yếu hầu giao thông trên biển để Trung Quốc đi ra bên ngoài về hướng Bắc, Nam và Đông đều không nằm trong sự kiểm soát của Trung Quốc.
Nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ để mất biển, mất đảo.
Tại Thái Bình Dương, tuyến đảo thứ nhất do Mỹ thiết lập giống như một chiếc rào chắn kiên cố, ngăn cản mọi nỗ lực tiến ra biển lớn của nước này. Ở hướng Bắc, ngoài biển Hoa Đông và Hoàng Hải là 4 hòn đảo chính của Nhật Bản (Hokkaido, Honsu, Shikoku, Kyushu), quần đảo Điếu Ngư/Senkaku cũng nằm dưới sự kiểm soát thực tế của Nhật Bản. Ở hướng Đông, từ khu vực biển phía Đông của Đài Loan có thể trực tiếp tiến vào Thái Bình Dương nhưng cửa đi ra biển ở hướng này còn gặp nhiều khó khăn hơn.
Về hướng Nam, vị trí chiến lược của quần đảo Trường Sa của Việt Nam rất quan trọng. Biển Đông hiện nay đang nằm trong sự vùng chủ quyền và kiểm soát của một số nước Đông Nam Á. Khi xảy ra chiến tranh, cửa biển này sẽ trở thành cửa sinh tử của chiến lược phong tỏa và chống phong tỏa, bao vây và chống bao vây. Nếu mất Biển Đông, Trung Quốc sẽ mất quyền kiểm soát đối với tuyến đường sinh mệnh ra biển rất dài và tuyến quốc phòng của Trung Quốc cũng bị thu hẹp về đảo Hải Nam, con đường ra biển của toàn bộ khu vực miền Nam Trung Quốc sẽ bị chặn đứng.
Nhưng cưỡng chiếm biển đảo của Việt Nam là nhiệm vụ bất khả thi.
Theo Infonet
Xâm phạm lợi ích triệu người, vẫn không thể kiện Nếu một văn bản cá biệt xâm phạm lợi ích một người thì có thể bị kiện; nhưng nếu một văn bản quy phạm pháp luật xâm phạm lợi ích hợp pháp của hàng triệu người thì không thể bị kiện trước toà án hành chính Việt Nam. Bài 1: Đại án bầu Kiên, Dương Chí Dũng và chuyện minh bạch Dưới áp...