Hãy yêu người bằng cả trái tim
Cứ ngỡ rằng đã quên nhưng sao tin anh có người mới lại làm em như rơi tự do hụt hẫng. Tuy đó là vẫn là điều em mong “anh yêu đi, tìm một người anh có thể trao tấm chân thành thật sự, không phải như thái độ hời hời bao lâu với em”.
Biết vậy vẫn thật hụt hẫng, không muốn bước đi, chỉ muốn tìm một bờ vai thật vững tựa vào để khóc, khóc một lần nữa, một lần duy nhất từ khi quen anh cho trôi hết những uất ức trong lòng. Muốn nói với anh thật nhiều, nói hết những tình cảm chất chứa trong lòng, nói về cảm xúc thật những lúc vô tình đi qua con đường quen, nói về ngày cuối cùng ấy vô thức tìm về nơi lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng hẹn hò, mải suy nghĩ về anh đến nỗi đi lạc ngay trên lối về đã quá quen thuộc với em. Nói về cảm xúc hiện tại của em tưởng rằng chỉ là thói quen dễ hình thành và dễ mất đi hóa ra không phải.
Mọi người vẫn bảo em khổ vì anh. Em chỉ cười mà lý giải đủ lý do nhưng tất cả chỉ là ngụy biện vì đôi lúc giật mình nhận ra tình cảm dành cho anh đã quá nhiều. Sao anh không một lần thẳng thắn với em nói về những gì đã qua, về người mới bên cạnh anh giống như anh vẫn tâm sự với em ngày xưa? Em sẽ ra đi đến một nơi nào đó có thể là rất xa, một nơi không có anh, không có kỷ niệm làm em nhớ về anh. Có lẽ giờ em chưa đủ can đảm để nói về tình cảm đã, đang và sẽ còn vương vấn trong lòng. Vẫn biết rằng có tình cảm với nhau làm gì để rồi không còn tình cảm, tình bạn cũng phai nhòa. Hóa ra ngày xưa bạn em nói đúng à? Hai người có tình cảm với nhau khó quay lại với nhau đơn thuần tình bạn. Ngỡ rằng đã xác định với nhau ngay từ đầu nếu có tình cảm cùng cố gắng giữ còn không có gì thì nên dừng lại ngay từ đầu, thế mà cả hai đều không làm được, lao vào cuộc tình chóng vánh để đến cuối cùng được gì: không là gì mà tình bạn cũng không còn như xưa.
Em không tiếc nuối vì được làm những gì mình muốn, sống thực với lòng mình dù giờ kết quả có thế nào. Anh bảo thì vẫn là bạn, không hiểu sao em cảm thấy chua xót đến vậy. Anh cũng biết mà, biết rằng làm sao có thể quay lại như ngày xưa được nữa, cốc nước tràn ly có khi nào lấy lại được không anh? Em cười mà tim đau nhói, cũng chỉ biết “vâng”. Thà anh cứ nói thực tế đi rằng sau này chắc khó gặp nhau, mỗi đứa có một công việc riêng, những mối quan tâm riêng rồi vui với duyên mới có đâu thời gian để tìm đến nhau như ngày xưa. Khoảng cách vô hình do anh và em tự tạo ra biết bao giờ mới hết. Có lẽ em sẽ đỡ đau hơn. Quyết định ra đi của em có lẽ là lựa chọn tốt nhất lúc này. Em cũng muốn tìm cho mình một bờ vai vững chắc để dựa, một người có thể hy sinh vì em nhiều hơn những gì em làm vì họ. Và điều quan trọng là thật lòng với nhau, sống với nhau bằng cả trái tim chứ không phải nửa vời như anh. Em ra đi để anh không phải băn khoăn rằng anh sẽ tự rút lui để giữ cho em, em giữ cho anh hay anh giữ cho anh? Chúng mình cao thượng quá phải không anh? Chính sự cao thượng này nhen nhóm lên ngọn lửa tình cảm và chính nó cũng dập tắt đi tình cảm trong anh và em. Anh hãy tìm cho mình một bến bờ mới, bến bờ thực sự bình yên để tìm về. Giờ có thể em đau, đau lắm và rồi những con đường ngày xưa, những nơi anh và em đã đến chắc chắn em sẽ ít nhất một mình tìm đến, những lời hứa, những dự định của anh nhen nhóm cho em, em sẽ tự thực hiện được. Anh hãy cứ yên tâm, hãy cứ làm gì, nói gì về bến đỗ mà anh định dừng, đừng lập lờ như thế anh nhé! Anh có còn nhớ không? Cách giữ tình yêu chặt nhất là “yêu bằng cả trái tim mình”.
Video đang HOT
Theo Bưu Điện Việt Nam
Ngày sau sỏi đá...
Thời gian quý lắm, quý hơn tất cả, nhưng thời gian cũng bào mòn đi nhiều thứ quý giá khác của con người. Nhìn lại mình trong những thời khắc khác nhau của cuộc đời, anh và em đều có khi buồn: bên cạnh cái được, thấy mình cũng mất đi nhiều thứ. Đổ lỗi cho thời gian là cách dễ dàng hơn cả, nhưng hình như không chỉ có thời gian: mỗi chúng ta, một cách vô thức hay có ý thức, trong đời sống chung cũng đã bào mòn lẫn nhau đáng kể...
Long lanh lấp lánh tinh khôi...
Đấy là H.N., những ngày sinh viên non trẻ, đói ăn thiếu ngủ và mê chơi. Nàng là thiếu nữ 19 tuổi, say mê đá banh đến điên cuồng mà cái thành phố miền Trung thơ mộng ấy không chấp nhận nổi hình ảnh một nàng thiếu nữ chân son lại có thể bầm dập lăn mình trên sân cỏ, xuống tấn bắt banh trước khung thành, hay la hét nhảy choi choi trước mắt bàn dân thiên hạ. Có lần, nàng bị cha túm tóc lôi xềnh xệch từ sân banh về nhà, đánh một trận lên bờ xuống ruộng, trói vô cột nhà đứng tàn hai cây hương, vì cái tội trốn đi đá banh với lũ con trai cùng xóm. Bốn năm trời, chiều cuối tuần nào nàng cũng lếch thếch ôm cặp ôm áo cho chàng ra sân banh của trường đại học, mắt mở to tràn trề ngưỡng mộ nhìn chàng xé gió lao đi, tóc bay như bão táp, lồng ngực mở căng trong niềm hứng khởi tột cùng. Niềm đam mê bóng đá của nàng chiếm một tỷ trọng lớn trong tình yêu đối với chàng, nên cuộc tình của họ, chóng vánh như một loạt đá luân lưu, kết nụ đơm hoa ngay sau ngày tốt nghiệp. Chưa bao giờ nàng lừng chừng hay hối hận một giây.
Đấy là T.T., một thần tượng, tọc mạch tò mò thì có thể thấy gương mặt ấy trong giấc mơ của gần một phần ba số con gái ký túc xá, nhất là những ngày trường tổ chức các chương trình có đám sinh viên tụ tập vào đông đông một chút. Chàng ôm đàn hát, dù là Jazz hay Trịnh Công Sơn thì mắt kính vẫn làm trái tim các em đập dồn, nghĩ chàng đang nhìn riêng mình đó thôi. Tóc chàng khi bay phiêu bồng, khi rủ trên cần đàn khinh bạc. Dáng chàng cao, bàn tay gầy vẩy bung từng chùm âm thanh mê hoặc. Khi chàng yêu nàng năm cuối, công khai tay trong tay buổi chiều muộn trên giảng đường, nhiều nữ sinh viên đã gửi cho chàng những bức tình thư thống hận, trách người sao hờ hững với tấm chân tình của biết bao trái tim thơ ngây.
Đấy là L.H., một tài hoa sớm, thơ tình viết như hơi thở mỗi ngày, học giỏi, kiêu ngạo, ăn nói tửng tửng mà có duyên, cuốn hút bất ngờ, xinh xắn vừa đủ để nhiều anh xiêu đổ. Ngông nghênh bất cần, nàng đi học trễ, nhảy cửa sổ vào phòng học, nhưng thầy giáo chỉ cười. Nàng ngồi cà phê một mình, không ngán thằng cu cái tí nào. Nàng là mục tiêu cá độ của nhiều anh, cũng là đề tài hay, là cái tên viết tắt trong lời đề tặng của nhiều bài thơ tình lưu truyền trong giới sinh viên hai trường tổng hợp và sư phạm ngày ấy. Ra trường, đi biệt xứ, nghe đâu nàng lấy chồng là một anh rất lành tính, chỉn chu, nghe đâu nàng trở thành giáo viên dạy giỏi, mãi đến sau 20 năm trời khi họp mặt lớp, trái ngược với bao dự đoán hay đồn đãi của giang hồ, nàng vẫn chưa ly dị hay ly thân gì cả.
Trong cuộc gặp gỡ bạn bè cũ, rất nhiều câu hỏi kiểu như "T. đây sao? Ôi thay đổi nhiều ghê quá!" "Sao ông/bà chẳng thay đổi gì hết trơn vậy?". Cả bọn vui đến nổ trời, nhắc chuyện xưa nói cười nghiêng ngả, rồi bất chợt nhìn lại thấy thực ra thì ai cũng thay đổi nhiều, kể cả người có vẻ ít thay đổi nhất. Cô bạn mê đá banh ngày trước nay cùng chồng lập nghiệp ở Nga, vừa trở về Việt Nam được hơn tuần. Nhìn H.N. ngồi chật căng trong cái ghế salon cỡ đại, áo da, nhẫn kim cương đắp lên gần 80 ký thịt ngút mắt, chợt nghĩ: không biết cuộc đời đã vỗ, đã đập, đã nhào nặn vo nắn thế nào mà bạn mình ra nông nỗi ấy? Bây giờ, niềm đam mê của nàng có còn lăn trên cỏ xanh, có còn xé gió lao đi như bão táp nữa không, hay đã chuyển thành những tập tiền, những container hàng lạnh lùng vô cảm?
...và va đập, bào mòn nhẵn nhụi
Ai bào mòn anh/em? Không ai khác, chúng ta tự bào mòn lẫn nhau trong quá trình thích nghi và chung sống. Những nét tính cách mạnh mẽ thường là nét riêng của mỗi người, thường là điểm sáng thu hút ta đến với nhau, nhưng cuộc sống chung thường lại không dành chỗ cho nó. Hơn nữa, ý thức tự vệ, ý thức sở hữu ngầm xui ta giữ riêng điểm sáng ấy cho mình, đồng nghĩa với việc che nó đi, thậm chí tắt hẳn, để không còn ai nhìn thấy mà bị hấp dẫn nữa. Khi những lấp lánh mờ dần, khi những long lanh không còn nữa, bản thân người trong cuộc cũng coi thường, quên lãng. Chúng ta sống bên cạnh nhau trong một không khí thường nhật mờ nhạt, mỗi ngày một chút tự "biên tập" lấy bản thân mình cho phù hợp với khuôn khổ của gia đình, mỗi ngày một chút mài mòn bớt bạn đời, và phủ bụi lên lẫn nhau cho đến ngày cả hai đều thấy mình giống người kia một ít, người kia giống mình một ít, đều phải phép, đều phù hợp, và đều không phải là mình của ngày xưa.
Nếu biết mình cũng là một lưỡi dao sắc cỡ... dao cạo râu, chắc chồng mình sẽ cẩn trọng hơn. Nhưng thường thì chẳng ai dại gì giơ dao ra dọa, người ta cứ lặng lẽ mà cạo bớt, từng chút một. Cắt một nhát, cứa một nhát đôi khi là máu chảy thành dòng, là vết thương toang hoác, là giật mình đề phòng ngay. Nhưng cứ cạo dần từng lớp mỗi ngày, mỏng thôi, thì không ai phản ứng gì mấy, thì sẽ dễ dàng chấp nhận hơn, cho đến khi mòn nhẵn. Ngày L.H. 20 - 22 tuổi, dễ gì gỡ những giấc mơ ngông cuồng ra khỏi cô sinh viên thông minh sắc sảo, nhưng 20 năm sau, nàng đã yên, đã thu mình cho vừa trong chiếc tổ xinh xinh gọn ghẽ, với những quy tắc mô phạm của một nhà giáo. Chồng nàng yên tâm vợ mình đã qua thời bồng bột, còn nàng nhìn lại mình ngày xưa với đôi mắt bao dung của một cô giáo nhìn một đứa học trò.
Chẳng có gì mới mẻ - quá trình bào mòn ấy, hình như ai cũng biết cả. Cái này mòn đi khi cái khác lớn lên, lớp trước lụi tàn để lớp sau tiếp tục sinh sôi nảy nở. Khác nhau chỉ là: có sự bào mòn mang ý nghĩa tái sinh, nếu biết dùng mình làm chất liệu để vun trồng cho cái mới. Mỗi cá nhân cố chịu mòn đi một chút, thì mới có thể khớp vào nhau mà dựng nên một chỉnh thể vững chắc khác - gia đình. Nhưng cũng có sự bào mòn vô tội vạ, theo kiểu níu nhau cùng chìm xuống, theo kiểu cùng làm méo mó, biến dạng lẫn nhau mà không biết. Cho đến ngày chẳng còn gì ngoài cát bụi, họ mới nhận ra mình đã hủy hoại lẫn nhau một cách kiên trì và tàn nhẫn biết bao!
Đá cuội vốn là những mảnh đá vỡ ra từ những hòn đá lớn. Ban đầu, đá sắc cạnh, và khi nào cũng phô những cạnh sắc của mình ra, xoay về phía nào cũng sắc lẻm. Ai giẫm chân lên những cạnh sắc ấy đều đau đớn, có khi còn rách tay rách chân, chảy máu nữa. Thế rồi những hòn đá ấy bị xô đẩy vào nhau, va đập lẫn nhau. Những cạnh sắc của hòn đá này đập vỡ, làm mẻ những cạnh sắc của hòn đá kia. Đau lắm, tức giận lắm, nhưng rồi sau một thời gian, mỗi hòn đá đều tròn dần đi.
Nhìn những viên đá cuội tròn nhẵn, nhớ nhạc sĩ họ Trịnh từng có câu hát nổi tiếng, nghe hoài chưa hiểu hết, nhưng biết trong sâu xa có một nhắn nhủ ân tình: " ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau...". Vì cái " cần nhau" ngày sau ấy, có thể người ta sẽ bớt vội vàng, bớt tàn nhẫn, và có "quy hoạch" hơn, để gìn giữ lẫn nhau trong cuộc cọ xát mỗi ngày, để còn nhau dù " ngày sau sỏi đá...".
Theo PNO
Tôi có nên lấy người mà bố mẹ phản đối quyết liệt Bố mẹ tôi phản đối cậu ấy chỉ vì cậu ấy quá thấp bé. Mình và cậu ấy học cùng nhau cấp 3 nhưng cũng không thân, nói chuyện với nhau cũng chỉ khoảng 3- 4 lần. Ra trường cũng không gặp lại vì mỗi đứa học một nơi. Mãi đến cuối năm kia chúng mình mới gặp lại trong đám cưới 1...