Hãy yêu mình, sống rực rỡ lên
‘Từ khi có bé Sony đến giờ, mình thấy Hương bớt sửa soạn hẳn. Áo quần cả năm chỉ mua vài ba bộ.
Coi này, da mặt sạm đi nhiều lắm nhé. Việc nhà cực lắm phải không? Hay xin việc làm lại đi Hương, ít nhiều gì có công việc vào người mình khác hẳn’. Lời quan tâm của cô bạn thân lâu ghé thăm nhà khiến Hương bối rối. Trong một thoáng, Hương nhìn lại khoảng thời gian qua.
Nhiều phụ nữ tham gia các lớp thể dục để chăm sóc sắc đẹp, giữ gìn vóc dáng
Chấp nhận lùi lại phía sau
Lấy chồng, có thai được 3 tháng thì chị Nguyễn Quỳnh Hương (34 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TPHCM) bị động thai. May mắn đi bệnh viện kịp thời, giữ được đứa bé nên sau đó cả chồng và gia đình nội ngoại hai bên khuyên Hương nghỉ việc. Từ đó đến nay là 3 năm, sinh con xong, Hương tối ngày bận rộn với núi việc của phụ nữ nội trợ.
Chồng Hương làm cho một công ty nước ngoài, lương khá cao nên khuyên vợ ở nhà luôn. Con không ai chăm, việc nội ngoại một tay Hương lo lắng nên cô chấp nhận từ bỏ công việc của một nhà thiết kế. “Thật sự, nghỉ việc 3 năm, tôi mất hết tự tin trong nghề nghiệp. Các mối quan hệ trước đó ở bên ngoài cũng dần thu hẹp. Tôi chỉ còn biết nhà nội, nhà ngoại, chồng và con.
Video đang HOT
Những sở thích thời còn con gái như mua sắm, đi spa, tập yoga, tôi đều không có thời gian. Tới tận bây giờ, vóc dáng tôi không quay lại được như xưa nhưng không ai chăm con giúp để đi tập tành cải thiện vóc dáng. Có lúc bạn bè trêu mình xấu xí này nọ, cũng bực bội lắm nhưng thôi chịu”, chị Hương kể.
Nhà không thuê người giúp việc, Hương quán xuyến tất cả công việc từ nấu cơm, giặt giũ, dọn nhà, chăm con… Vì quá bận rộn, Hương bớt trau chuốt, bớt làm đẹp, chỉ chú tâm chăm lo bữa cơm gia đình thật ngon, nhà cửa gọn gàng ngăn nắp… Riêng bản thân, Hương thường mặc quần áo ở nhà tiện lợi cho việc di chuyển nhiều. Điều này lâu dần khiến Hương mất vẻ quyến rũ như trước. Tuy nhiên, điều khiến chị buồn là chuyện khác.
Có lần, Hương vô tình nghe mẹ chồng “than” với hàng xóm: Con dâu ăn bám chồng, không làm ra được đồng tiền, chỉ biết ru rú ở nhà không được tích sự gì. Hương chực trào nước mắt. Chị tâm sự: “Có lẽ, tôi đã sai khi bỏ quên bản thân mình quá lâu, khi rời xa công việc và nhiều mối quan hệ bên ngoài. Chồng thì hiểu và thương vợ nhưng mẹ chồng lại có suy nghĩ khác. Việc chấp nhận ở nhà, hy sinh vì chồng vì con, giờ có lúc lại khiến tôi cảm thấy như mất đi giá trị, vô dụng. Có phải tôi nên thay đổi, cần yêu thương bản thân nhiều hơn chăng?”.
Đến dự đám cưới lần hai của người bạn, nhìn đứa con của anh và người vợ trước cũng là bạn thân với mình, chị Nguyễn Thị Thanh Tâm (ngụ quận 9, TPHCM) rơm rớm. Chị kể: “Mới chưa đầy 1 năm trước, bạn mình qua đời để lại chồng và con bé 9 tuổi. Cô ấy bị bệnh nặng rồi đột ngột mất. Đó là một người phụ nữ đảm đang, chịu thương chịu khó, cái gì cũng suy nghĩ cho chồng con và người lớn trong nhà. Bệnh vậy mà không chịu đi khám rồi chữa trị, sợ chồng phải nặng gánh lo toan, rồi không muốn bỏ bê con nhỏ, cứ chịu đựng một mình. Cuối cùng thì sao? Ngày mất, chồng khóc ngất lên ngất xuống, bảo rằng không thể sống nổi khi thiếu vợ trong đời. Vậy mà giờ, chưa đầy 1 năm ảnh đã lấy vợ khác”.
Trách đàn ông cũng không được, bởi người mất thì đã mất, người sống vẫn phải tiếp tục cuộc đời. Với nhiều phụ nữ, việc lo cho gia đình là nghĩa vụ phải thực hiện, đến mức quên đi bản thân. Mà nào phải cứ hy sinh là tốt, cứ nhịn ăn nhịn mặc lo chồng con, còn mình ăn gì cũng được, mặc gì ra đường cũng xong là hay.
Bỏ khái niệm hy sinh
Chị Lê Thị Lan Anh (29 tuổi, ngụ quận 3, TPHCM) chia sẻ: “Đó giờ, tôi thường hay nghe ba mẹ nói, sau này lấy chồng phải biết hy sinh, biết nhẫn nhịn, nghe lời chồng như chị gái, nếu không sẽ ế suốt đời. Nhưng khi nhìn chị gái tôi suốt ngày bận rộn phía sau gian bếp, thấm đẫm mồ hôi và nhiều nhọc nhằn, ít ngày vui, nhiều ngày buồn, tôi từng tự hỏi: Sống như chị có hạnh phúc thật không?”.
Lan Anh nói thêm về quan điểm của mình: Phụ nữ bây giờ đã không quá nặng nề kiểu cam chịu. Tôi khác chị hai và tôi cũng không muốn chỉ ở trong bếp. Mình có khả năng mà, phải ra xã hội nhiều hơn, làm này làm kia, có vị trí nhất định trong xã hội. Phải yêu thương mình, dám thể hiện mình. Mỗi phụ nữ đóng vai trò quan trọng lắm, nên là kiểu gì cũng phải khỏe đẹp, tự tin làm tốt công việc của mình, sau đó chăm sóc cho những người khác. Còn sau này có gia đình, nếu thấy không được trân trọng, không tìm được tiếng nói chung thì tôi cũng sẵn sàng từ bỏ.
Theo chuyên gia tâm lý Phạm Thị Thúy, trong xã hội hiện đại, tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình mà người phụ nữ có thể lùi lại chăm lo con cái, chăm lo chuyện bếp núc, hoặc có thể ra xã hội nhiều hơn. Nhưng nhìn chung, xu hướng phụ nữ hiện đại ra ngoài phát triển chuyên môn ngày càng nhiều. “Nếu có lời khuyên rằng phụ nữ hãy hy sinh bản thân thì đó là lời khuyên không đúng. Chúng ta quên đi bản thân là tự mình rời bỏ hạnh phúc của chính mình. Không có khái niệm hy sinh mà là chuyện vợ chồng cùng nhau phát triển, cùng phấn đấu, cùng giúp đỡ nhau. Chuyện một người hy sinh, một người không sẽ làm mất cân bằng trong gia đình. Một bên sẽ càng trở nên yếu thế, mất dần tiếng nói. Bên còn lại cũng sẽ không cảm thấy thoải mái, thậm chí là khó chịu nếu như mình không đối tốt lại được. Sự hy sinh này sẽ làm khó cho cả hai. Phụ nữ cần phải chăm lo thật tốt cho bản thân mình trước, sau đó toàn vẹn cho gia đình”, chị Thúy chia sẻ.
Phụ nữ hôm nay đã, đang có những bước chuyển mình rõ rệt, biết chăm sóc sức khỏe, quan tâm đến bản thân nhiều hơn từ ngoại hình cho đến đời sống tinh thần. Họ năng động, tự lập tài chính, độc lập trong suy nghĩ và có vị trí ngoài xã hội. Dù có như thế nào cũng đừng đưa khái niệm hy sinh vào đời sống gia đình nữa. Hãy yêu mình, sống rực rỡ lên.
Có nên tiếp tục tha thứ lần thứ 3?
17 năm chung sống nhưng đã 2 lần vợ bỏ nhà đi một thời gian rồi lại quay về. Nay lại còn nhắn tin xưng chồng - vợ với người đàn ông khác....
Năm nay tôi 41 tuổi. 17 năm trước, tôi kết hôn với người con gái cùng làng kém tôi 2 tuổi. Vợ tôi là người không xinh đẹp nhưng ưa nhìn, ít nói, ngại va chạm. Ngay sau khi cưới, bố mẹ tôi đã cho 2 vợ chồng ở riêng trên khu đất các cụ để lại. Gần 1 năm sau, con trai chúng tôi ra đời trong niềm vui khôn tả của cả 2 bên nội ngoại.
Ảnh minh họa.
Sống với nhau chừng đó thời gian, ngẫm lại tôi thấy sau khi con trai ra đời là quãng thời gian hạnh phúc nhất của vợ chồng tôi. Khi đó, vợ tôi ở nhà chăm sóc con cái, sức khỏe lại yếu nên chẳng làm được gì, tôi thì ai thuê gì làm nấy nên kinh tế rất khó khăn. Thấy anh em trong làng đi làm xa, có tiền gửi về cho vợ con, kinh tế khá giả, tôi đã bàn với vợ cho tôi lên thành phố làm việc.
Ban đầu cô ấy không đồng ý vì sợ ở nhà chỉ có 2 mẹ con sẽ buồn và còn sợ tôi lên thành phố, thiếu hơi ấm của vợ sẽ nảy sinh chuyện tình cảm "ngoài luồng". Tôi ra sức thuyết phục, cuối cùng cô ấy cũng đã đồng ý. Cứ dăm bữa, nửa tháng, tôi lại về thăm vợ, mỗi lần về, căn nhà nhỏ luôn rộn rã tiếng cười. Đây cũng là động lực để tôi cố gắng.
Khi con được hơn 10 tuổi, cô ấy nói với tôi để cô ấy đi làm phụ hồ ở gần nhà vừa có thể đỡ đần chồng về kinh tế lại vẫn chăm được con, tôi cũng đã đồng ý, thế nhưng sự việc lại bắt nguồn từđây. Đi làm được vài tháng, cô ấy đã thay tính, đổi nết. Mỗi lần tôi về thăm nhà, cô ấy không vồn vã như trước mà luôn lảng tránh chồng, tôi cũng đã nghe người nọ, người kia nói rằng cô ấy có qua lại với một người đàn ông khác. Khi chồng gặng hỏi, cô ấy còn chối cãi: Mọi người chỉ đơm đặt, làm gì có chuyện đó.
Tôi cũng không làm lớn chuyện vì chưa bắt được tận tay nhưng cũng khuyên nhủ vợ, nếu có thì hãy bỏ tính trăng hoa, toàn tâm, toàn ý chăm lo cho gia đình. Vài tháng sau, có người lại nói đến tai tôi, vợ tôi ở nhà có người đàn ông khác, tôi tức tốc về ngay để xem thực hư ra sao. Khi thấy tôi về, cô ấy lại còn bù lu bù loa lên rằng tôi không tin vợ lại đi nghe lời những kẻ chẳng ra gì, rằng cô ấy vất vả cũng chỉ vì chồng, vì con còn tôi ở xa không lo làm ăn lại còn về bắt bẻ, lăng mạ vợ.
Không kiềm chế được cơn bực tức dồn nén bấy lâu, tôi đã tát cô ấy vài cái, vậy là cô ấy khóc lóc ầm ĩ, gọi họ hàng đôi bên đến nói rằng từ ngày tôi đi làm sinh ra thói vũ phu, sau đó cô ấy bỏ nhà đi đâu không rõ, bỏ mặc tôi và con, hơn 1 tuần sau cô ấy mới trởvề nhưng vẫn lạnh nhạt với tôi. Trước tình cảnh này, một mặt, tôi phải nhún nhường xin lỗi, giải hòa, một mặt tôi phải chuyển công việc về gần nhà để cứu vãn tình cảm vợ chồng, cũng là vì thương con, khi thấy bố mẹ "cơm không lành, canh không ngọt", cháu cũng rất buồn. Với những nỗ lực của mình, cô ấy đã chấp thuận và vui vẻ trở lại.
Vợ chồng chăm chỉ làm ăn nên cũng có của ăn, của để, 5 năm sau, chúng tôi bàn bạc với nhau sửa sang lại nhà cửa và khu vệ sinh cho khang trang, sạch sẽ. Sẵn có nghề nên vợ chồng tôi đã quyết định không thuê thợ mà tự làm, vừa theo ý mình lại vừa tiết kiệm được tiền. Mới bắt tay vào làm được vài ngày, chúng tôi lại xảy ra mâu thuẫn. Sẵn mệt mỏi, bực dọc trong người, tôi lại đánh cô ấy. Một lần nữa, cô ấy lại bỏ nhà đi, mặc cho mọi việc đang ngổn ngang. Lúc này, tôi phải nhờ anh em, họ hàng giúp đỡ nên mọi việc rồi cũng ổn. Nhà cửa vừa gọn gàng, sạch sẽ được vài hôm thì bỗng dưng cô ấy quay trở về. Ban đầu tôi không chấp nhận nhưng cô ấy khóc lóc van xin, thêm vào đó anh em khuyên nhủ nên tôi đành chấp nhận với điều kiện, đây là lần cuối cùng. Nếu bỏ đi lần nữa sẽ không có ngày trở về. Cô ấy đã đồng ý.
Vì có bao nhiêu tiền, tôi đều dồn hết vào việc sửa sang nhà cửa nên kinh tế lại khó khăn, một lần nữa tôi lại lên thành phố làm ăn, dự định khi nào tích lũy được chút vốn thì lại chuyển về quê. Nhưng mấy năm nay việc làm ít, thu nhập giảm nên tới nay tôi vẫn chưa thể trở về quê như suy tính ban đầu.
Cách đây vài tháng, vợ tôi bị tai nạn. Vì không có tiền nên tôi đã phải vay anh em đồng nghiệp 15 triệu về quê đưa vợ đi viện. Trong thời gian nằm viện, tôi lại phát hiện cô ấy nhắn tin thân mật với một người đàn ông khác và còn xưng là vợ, là chồng. Tôi đã hỏi chuyện này là sao, cô ấy nói rằng đó chỉ là trong lúc buồn thì nhắn tin đùa cho vui thôi chứ không có chuyện gì cả. Thế nhưng xâu chuỗi các tin nhắn và nội dung tin, tôi không tin đó là chuyện đùa. Cô ấy còn bảo, nếu tôi không thích thì lần sau sẽ không làm như vậy nữa. Nhưng tôi nghĩ sẽ không tha lỗi cho cô ấy như những lần trước, tôi sẽ gửi đơn ra Tòa trong thời gian sớm nhất.
Thực sự lúc này tôi đang rất hoang mang và bế tắc. Liệu rằng quyết định của tôi có sai lầm hay không? vì nếu chúng tôi chia tay, con tôi sẽ bơ vơ, không có một gia đình trọn vẹn, còn nếu tôi tha thứ thì sợ rằng cô ấy lại vẫn "chứng nào tật nấy"./.
Làm sao để cân bằng giữa mẹ và gia đình bên nội Hoàn cảnh tôi hơi éo le, bố mẹ ly hôn từ lúc tôi mới mấy tuổi. Sau đó, bố tôi ở cạnh nhà ông nội, còn mẹ ra phố mua nhà ở. Tôi 26 tuổi, có bạn trai và đang tính kết hôn trong năm nay. Từ hồi bé xíu, tôi được ông nội và một bác gái (bác ở vậy không chồng...