‘Hãy vỗ tay cho các y bác sĩ, nhưng quan trọng hơn là bạn ở trong nhà’
Từ Vũ Hán đến Italy, Tây Ban Nha, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ, người dân đã ra ban công để thể hiện lòng biết ơn những nhân viên y tế đang ở tuyến đầu chống dịch.
Vỗ tay trở thành một hành động được nhiều người thực hiện. Với hơn 1/3 dân số thế giới sống dưới c ảnh phong tỏa, việc bước ra ban công vào buổi tối, mở tung cửa sổ, và cổ vũ các y bác sĩ trong cuộc chiến chống Covid-19 đã lan rộng ra toàn cầu.
Hành động này – cũng virus và các biện pháp phong tỏa – đã lan từ Vũ Hán, Trung Quốc đến các ngôi làng có từ thời trung cổ của Lombardy, từ Milan đến Madrid, đến Paris, và giờ là London.
Tại Istanbul, Atlanta, Buenos Aires và Tamil Nadu, Ấn Độ, người dân còn đứng lên hoan hô các nhân viên y tế.
Mọi người cổ vũ các nhân viên y tế từ căn hộ của mình ở Rivas-Vaciamadrid, Tây Ban Nha. Ảnh: AP.
“Chúng tôi nợ họ rất nhiều”
ỞAnh, hàng triệu người vào tối 26/3 đã ra ban công cổ vũ các nhân viên của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS). Các nhân viên này đang phải chuẩn bị đón làn sóng bệnh nhân vào các phòng chăm sóc đặc biệt. Các y tá đã kiệt sức, một số người mặc túi đựng rác vì thiếu đồ bảo hộ.
Gần như ngay lập tức, hàng nghìn bài viết, hình ảnh và video clip ngắn về những người vỗ tay đã xuất hiện trên Twitter. Từ Thủ tướng Anh Boris Johnson, cư dân ở phía nam London, đến Hoàng tử George, Công chúa Charlotte và Hoàng tử Louis. Những địa điểm từ lớn đến nhỏ, từ London Eye đến Shard đến các thư viện địa phương, đều sáng lên “màu xanh NHS”.
“Chúng tôi nợ họ rất nhiều”, ông James O’Neill, 58 tuổi, người vỗ tay từ khu vườn phía sau nhà của ông ở khu phố Battersea của London nói với Washington Post.
Người dân vỗ tay từ ban công ủng hộ nhân viên y tế tại Brussels vào ngày 25/3. Ảnh: AP.
Ông là một trong số 1,5 triệu người Anh có nguy cơ bị nhiễm và không được rời khỏi nhà trong ba tháng. “Làm việc trong bệnh viện tại thời điểm này chắc rất đáng sợ. Chỉ việc đi bộ xung quanh đã khiến tôi sợ hãi”, ông nói.
Hiện tượng người dân reo hò vào buổi tối bắt đầu vào giữa tháng 1 tại thành phố Vũ Hán bị phong tỏa ở Trung Quốc. Mạng xã hội tại đây đã lan truyền bài đăng về giọng nói hét lên từ các tòa nhà chung cư cao tầng. Họ đã hét lên “jiyóu!” – từ có nghĩa đen là có nghĩa là thêm dầu nhưng cũng được dùng với ý nghĩa “hãy tiếp tục chiến đấu”.
Video đang HOT
Phong trào này lan sang Italy. Những người dân trong khu vực bị phong tỏa đập vào chậu, chơi đàn accordion và vẫy cờ. Và, vì là người Italy, họ cũng đã hát, từ opera đến tiếng hô cổ vũ bóng đá.
Ở Siena, người dân thể hiện bài hát dân gian truyền thống của vùng Tuscany “Il Canto della Verbena (Và trong khi Siena ngủ)” có từ thời Trung cổ.
Đến giữa tháng 3, những nhóm đầu tiên thực hiện việc này ở Italy đã dùng mạng xã hội kêu gọi vỗ tay cùng nhau để cổ vũ các bác sĩ và y tá mạo hiểm mạng sống của họ trong các bệnh viện để chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm virus.
Tuy nhiên, việc cổ vũ ở Italy cũng chuyển sang những hình thức ít gây tiếng động và ít thường xuyên hơn khi lệnh phong tỏa đã bước sang tuần thứ ba.
Thành phố Florence tại Italy tuần trước đã ngưng vỗ tay để tôn trọng người chết, thể hiện sự đoàn kết với những người đang đau khổ và thương tiếc người thân họ, theo tờ Corriere della Sera.
Những “anh hùng” của đất nước
Đối mặt với tình trạng số ca nhiễm và số người tử vong tăng vọt, người dân Tây Ban Nha trong tình trạng phong tỏa cũng chia sẻ các lớp học trực tuyến với nhau, học yoga bằng ứng dụng Zoom, chơi trò chơi qua ban công và gặp nhau qua ứng dụng gọi video Houseparty.
Nhưng có lẽ điểm nổi bật mỗi ngày là lúc 8 giờ tối. Người dân sẽ nhoài ra cửa sổ để chúc mừng các “anh hùng” – cách người dân gọi các nhân viên y tế và lực lượng an ninh của đất nước.
“Tiếng vỗ tay lúc 8 giờ tối cho chúng tôi, những người đã sống dưới lệnh phong tỏa 13 ngày và có thể còn hơn thế nữa, cảm giác thoải mái”, ông Emanuel Diaz, người sống ở trung tâm Madrid nói với Washington Post. “Nói thật là đó là điều tôi mong đợi mỗi ngày”.
Đối với Diaz và những người khác, khoảnh khắc vỗ tay hàng đêm mang lại cho họ cảm giác ở trong cộng đồng.
“Thật kỳ lạ khi sống ở một nơi mà không biết ai ở đó. Tôi sống ở đây như một con ma cho đến khi tôi bắt đầu đi ra ban công và làm quen với hàng xóm của mình”, ông nói.
“Hàng xóm của tôi trên ban công đã nói với tôi đêm qua rằng khi chuyện này kết thúc, ông ấy sẽ qua đường và uống bia với tôi”, ông Diaz kể.
Trong tuần này, cảnh sát và xe cứu thương ở Tây Ban Nha cũng tham gia vào khoảnh khắc đó bằng cách nháy đèn báo động trước sân trượt băng Madrid, nơi đang được trưng dụng làm nhà xác.
Ở Paris, âm thanh cổ vũ rất lớn. Nó vang vọng xuống những đại lộ rộng, xuyên qua những bức tường đá dày và vào cả những khoảng sân yên tĩnh, nơi người Paris tụ tập để vỗ tay, ngay cả khi căn hộ của họ không đối diện với mặt đường.
Trong một bài xã luận hôm 26/3, tờ Le Monde của Pháp lập luận rằng việc hỗ trợ cho nhân viên y tế là điều cần thiết nhưng phải vượt ra ngoài tiếng vỗ tay hàng đêm. Cách thực sự để hỗ trợ các chuyên gia y tế là thực hiện nghiêm túc các quy tắc cách ly xã hội, tờ Le Monde viết. Một số người ở Pháp và trên khắp châu Âu đã từ chối tuân theo các hướng dẫn của chính phủ.
“Bằng cách tôn trọng và thực thi các quy tắc ngăn chặn dịch và bằng cách đặt thay đổi hành vi của họ theo lợi ích chung, mọi người có thể gián tiếp giảm bớt gánh nặng cho nhân viên y tế”, Le Monde viết trong bài xã luận. “Không ai nên cảm thấy mình không có trách nhiệm trong việc này”.
Ở Đức, nhiều người đã cố gắng bắt đầu phong trào vỗ tay thường xuyên cho nhân viên y tế, nhưng việc này không đạt được hiệu quả như ở các thành phố khác.
Chính quyền Berlin cho biết, những tràng pháo tay vào ngày 20/3 đã xuất hiện trên “một số đường phố” tại khu vực lân cận Prenzlauer Berg và Kreuzberg “trong vài phút”.
Thỉnh thoảng có thể nghe thấy tiếng hoan hô, một thông cáo báo chí ghi nhận. Các bệnh viện Đức vẫn chưa chịu áp lực ở những nơi khác ở châu Âu, nhưng các cơ quan y tế Đức nhấn mạnh rằng nước này chỉ “chưa” chịu áp lực.
Nhân viên y tế đáp lời khi họ được cổ vũ bởi những người bên ngoài bệnh viện Fundación Jiménez Díaz ở Madrid vào ngày 25/3. Ảnh: Washington Post.
Cư dân của các thành phố trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu cổ vũ các nhân viên y tế vào tuần trước, cùng với đèn phòng khách chớp tắt, tiếng còi xe và huýt sáo.
“Cảm ơn vì lần cổ vũ thứ ba tại Thổ Nhĩ Kỳ của các bạn!”, ông Fahrettin Koca, Bộ trưởng Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ đã viết trên Twitter hôm 21/3 trong một bài đăng về phong trào cổ vũ mỗi tối lúc 9h.
“Hãy thể hiện sự ủng hộ nhân viên y tế mỗi khi có cơ hội”, ông viết.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và bà Emine Erdogan, đệ nhất phu nhân, cũng đã tham gia phong trào và vỗ tay từ ban công của họ ở Istanbul.
Mỹ giảm nhân viên y tế ở Trung Quốc trước khi Covid-19 bùng phát
Chính quyền Trump cắt giảm hơn 2/3 nhân viên tại cơ sở y tế công cộng quan trọng ở Trung Quốc trước khi Covid-19 bùng phát tại nước này.
Hầu hết việc cắt giảm diễn ra tại văn phòng Bắc Kinh của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) trong hai năm qua, theo tài liệu công khai của CDC mà Reuters có được và cuộc phỏng vấn với 4 người am hiểu vấn đề.
CDC có trụ sở tại Atlanta, thuộc bang Georgia của Mỹ, là cơ quan phòng chống dịch bệnh hàng đầu của Mỹ, hỗ trợ y tế công cộng cho các quốc gia trên thế giới và phối hợp với họ để giúp ngăn chặn sự bùng phát các bệnh truyền nhiễm lây lan toàn cầu. Cơ quan này đã hoạt động tại Trung Quốc 30 năm qua.
Số lượng nhân viên của CDC tại Trung Quốc đã giảm từ 47 xuống còn 14 người từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức tháng 1/2017, tài liệu cho thấy. Bốn nguồn tin giấu tên nói rằng những người được rút về bao gồm các nhà dịch tễ học và chuyên gia y tế.
"Văn phòng CDC tại Bắc Kinh bây giờ chỉ còn là cái vỏ của chính nó", một nguồn tin cho biết. Người này là quan chức Mỹ làm việc ở Trung Quốc tại thời điểm nhân viên CDC Bắc Kinh bị rút về nước.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng các quan chức cấp cao tại buổi họp báo về Covid-19 ở Nhà Trắng hôm 20/3. Ảnh: Reuters.
Ngoài ra, Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), chương trình cứu trợ toàn cầu có vai trò giúp Trung Quốc theo dõi và đối phó dịch bệnh, cũng đóng cửa các văn phòng ở Bắc Kinh dưới thời Trump. Trước khi đóng cửa, mỗi văn phòng đều có một quan chức Mỹ. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) còn rút khỏi Trung Quốc quan chức quản lý chương trình giám sát dịch bệnh động vật vào năm 2018.
Các nguồn tin cho rằng những chuyên gia y tế, nhà khoa học và chuyên gia khác bị rút về Mỹ đều là những người có thể giúp Trung Quốc phản ứng với Covid-19 cũng như cung cấp cho chính phủ Mỹ nhiều thông tin hơn về những gì sắp xảy ra. Chính quyền Trump hồi tháng 2 chỉ trích Trung Quốc vì kiểm duyệt thông tin dịch bệnh và không cho chuyên gia Mỹ vào nước này để hỗ trợ chống Covid-19.
"Các chuyên gia Mỹ đã có nhiều hoạt động ở Trung Quốc, nhưng họ bị rút về dưới thời Trump, trong đó có những người phải về nước vài tháng trước khi dịch bệnh bùng phát", một trong những người chứng kiến việc rút nhân viên y tế Mỹ cho hay. "Rất có thể việc rút nhân viên này đã khiến thảm họa dễ xảy ra hơn hoặc khó ứng phó hơn".
Nhà Trắng từ chối bình luận hoặc trả lời câu hỏi liên quan đến việc Mỹ rút nhân viên tại Trung Quốc. CDC không trả lời các câu hỏi chi tiết về việc cắt giảm, song khẳng định số lượng nhân sự không cản trở phản ứng của Mỹ đối với Covid-19. "Có rất nhiều yếu tố dẫn đến quyết định liên quan vấn đề nhân sự", CDC cho biết.
Một số chuyên gia y tế cho rằng việc có nhiều nhân viên CDC bên trong Trung Quốc khó tạo ra khác biệt trong việc ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. Trung Quốc đã bị cáo buộc không cho quan chức y tế công bố thông tin dịch bệnh ngay khi nó khởi phát ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc.
"Vấn đề là ở Trung Quốc, không phải do chúng tôi không có nhân viên CDC ở đó", Scott McNabb, cựu chuyên gia dịch tễ học của CDC, hiện là giáo sư nghiên cứu của Đại học Emory, cho biết. Ông cho rằng việc Trung Quốc che giấu thông tin là thủ phạm chính trong sự lây lan của đại dịch, tới nay đã khiến hơn 470.000 người nhiễm và hơn 21.000 người tử vong.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cũng từ chối bình luận về thông tin Mỹ rút nhân viên y tế khỏi Bắc Kinh.
Việc rút bớt nhân viên Mỹ ở Trung Quốc diễn ra trong lúc quan hệ song phương căng thẳng vì chiến tranh thương mại, khiến hai nước áp thuế với hàng tỷ USD hàng hóa nhập khẩu.
Quan chức Mỹ - Trung đang đổ lỗi cho nhau về kiểm soát Covid-19. Trump gọi nCoV là "virus Trung Quốc", trong khi một số quan chức Trung Quốc cáo buộc quân đội Mỹ đưa virus đến Vũ Hán. Trung Quốc dường như đã kiểm soát được dịch bệnh và đang cố khẳng định vai trò lãnh đạo toàn cầu bằng cách viện trợ cho Italy và các nước khác, trong khi Mỹ đang chật vật ứng phó và có nguy cơ trở thành tâm dịch toàn cầu mới.
Huyền Lê
Nhân viên bệnh viện Mỹ nhiễm virus tử vong cạnh con trai 4 tuổi Một nhân viên bệnh viện tại Georgia, Mỹ, được tìm thấy đã tử vong tại nhà cùng con trai 4 tuổi bên cạnh. Kết quả xét nghiệm sau đó cho thấy nhân viên này dương tính với Covid-19. Một nhân viên bệnh viện 42 tuổi ở Georgia, Mỹ dương tính với Covid-19 đã chết tại nhà cạnh đứa con trai 4 tuổi của...