Hãy vặn nhỏ “volume” để không có “những người Việt ồn ào”
Người Việt đi đâu cũng bị cho là hay tụ tập và ồn ào. Có giả thuyết cho rằng chúng ta ồn ào là do văn mình lúa nước, khi làm việc trên đồng ruộng, người ta thường phải gọi nhau rất to để bên kia ruộng mới nghe được.
Vậy tại sao người Mỹ ở California, tiểu bang nông nghiệp lớn nhất Hoa Kỳ vẫn nói rất nhỏ? Vậy là nói to không phải là do văn hoá mà có thể là thói quen. Vậy, nói nhỏ là một kỹ năng có thể học tập và rèn luyện được. Mà kỹ năng thì được xây dựng ở nhà trường và thực hành ngoài xã hội. Một bà mẹ thường đứng ở dưới bếp và gọi đứa con đang ngồi trên lầu bằng một giọng nói rất to là: “Na ơi, xuống ăn cơm!” Đứa bé mà chưa muốn ăn thì sẽ dùng âm lượng tương xứng trả lời: “Con đang làm bài, mẹ đợi chút”. Trong nhà hàng cũng vậy. Bàn bên cạnh ồn thì chúng ta sẽ nói lớn lên để bạt tiếng họ. Và dĩ nhiên họ sẽ nói to theo để bạt tiếng chúng ta. Đó là “hiệu ứng quảng cáo”. Khi bạn xem tivi, các nhà đài biết rằng khi đến chương trình quảng cáo, bạn sẽ bỏ đi nơi khác hoặc chuyển kênh nên họ lúc nào cũng làm âm thanh lớn hơn để gây chú ý, hoặc để bạn có bỏ đi cũng có thể nghe thấy âm thanh.
Hương Lan từng nói với Việt Hương về chuyện ồn ào của một người dẫn chương trình.
Vì vậy người Mỹ mới ra đạo luật Commercial Advertisement Loudness Mitigation Act, tạm dịch là luật chống quảng cáo ồn ào. Bộ luật này được phê chuẩn vào ngày 29.9.2010, buộc các chương trình quảng cáo tivi phải có âm lượng tương đương với chương trình đang phát trước khi có quảng cáo. Người Mỹ không muốn con cái họ vô tình học thói quen nói to khi quảng cáo của cái tivi.
Người Mỹ dạy trẻ nói âm lượng đủ nghe từ lúc còn nhỏ. Đầu tiên họ dạy cho các bé biết rằng ai cũng có hai giọng nói: “giọng bên trong” và “giọng bên ngoài”. Ở trong nhà, trong lớp, trong thư viện, trong bất cứ cái gì thì dùng giọng bên trong. Khi ra ngoài công viên, ngoài biển, ngoài đường … thì dùng giọng bên ngoài.
Tại nơi tôi làm việc là trung tâm hỗ trợ người tự kỷ tên Nhân Văn ở Bình Thạnh, chúng tôi luôn nhắc nhau nói nhỏ, không đứng đầu phòng gọi xuống cuối phòng. Thậm chí chúng tôi có cả máy đo độ ồn decibel để biết mình ồn ra sao. Đi nghe nhạc rock là 120 decibel. Ngồi trong nhà, xe máy chạy ngoài đường là 90 decibel. Một lớp học im như tờ, không ai nói gì là 40 decibel. Ở trung tâm Nhân Văn, lớp học chúng tôi đang ở mức khoảng 70 – 80 decibel.
Để thay đổi thói quen, muốn thế hệ kế tiếp nói vừa đủ nghe thì trẻ phải được dạy từ khi còn nhỏ: không tạo ra “hiệu ứng quảng cáo” ở mọi nơi, ví dụ trong nhà hoặc trong lớp học, nghĩa là không nói to khiến trẻ cũng nói to theo; dạy cho trẻ biết ở môi trường nào thì được nói to, ở đâu phải nói nhỏ, con người có mấy giọng nói để sử dụng ở các nơi khác nhau. Dạy từ lý thuyết sau đó chuyển ra thực tế.
Muốn vậy, cần làm các bước sau: thứ nhất, đối với trẻ nhỏ (dưới ba tuổi) chưa nhận ra số đếm, chỉ biết phân biệt hai không gian trong và ngoài thì dạy trẻ biết rằng chúng ta có hai giọng nói: giọng bên trong dùng để nói trong nhà, giọng bên ngoài dùng để nói ở sân chơi, ngoài trời, và dĩ nhiên thì bên ngoài được nói to hơn, trong nhà thì phải nói nhỏ. Đó là tầng thứ nhất.
Tầng thứ hai đối với trẻ lớn hơn thì dạy tiếp giọng nói bên trong có năm mức từ 1 – 5 với 1 là thì thầm, 3 là nói bình thường, 5 là hơi cao giọng một chút. Giọng bên ngoài từ 6 – 10 với 6 là nói to 10 là hét to. Như vậy, ở sân chơi được nói số 7, lớp học chỉ nói số 3, trong rạp chiếu phim, nơi công cộng nói số 1 hoặc 2. Tuỳ theo bài học mà giáo viên soạn cho trẻ học trên bàn trước, sau đó áp dụng ngoài thực tế. Khi trẻ ồn ào, chỉ cần nhắc: “số 3″ là trẻ đã hiểu.
Có nhiều cách dạy khác nhau. Ban đầu xem nó như là trò chơi, bạn đưa thẻ số, và dùng âm lượng trong giọng nói của mình để minh hoạ. Ví dụ, bạn cầm thẻ số 3 và nói giọng vừa đủ nghe, sau đó đưa trẻ cầm thẻ và nói theo mình, tương tự làm với các số còn lại. Lâu dần, trẻ sẽ có ý thức hình thành thói quen nói đúng âm lượng thích hợp. Ngoài ra, chính người lớn cũng phải làm gương bằng cách không nói to. Có nhiều việc nhỏ cần chú ý: không đứng từ đằng xa gọi trẻ. Khi đứng đằng xa gọi trẻ, chẳng những lời yêu cầu không có tác dụng mà còn làm cho trẻ có thói quen nói to để át tiếng người khác và nghĩ “nói to là chuyện bình thường”. Muốn gọi trẻ thì đến gần, nhìn thẳng vào mắt trẻ và dùng giọng điệu nhỏ nhẹ nhưng rõ ràng để đưa ra yêu cầu. Khi yêu cầu bằng cách này, không những rèn được cho trẻ kỹ năng nói nhỏ mà còn giúp cho lời yêu cầu của bạn có tác dụng. Theo thống kê của chúng tôi, có đến 90% lời yêu cầu được đưa ra một cách trực tiếp như thế này được thực hiện ngay lập tức.
Theo Trần Lê Tường Vy ( Thế Giới Tiếp Thị)
Video đang HOT
"Việt Hương là đàn con cháu, tại sao tôi phải ghen ghét?"
Nữ danh ca Hương Lan nói về ồn ào với Việt Hương và thực trạng hài nhảm, hài tục hiện nay.
Danh ca Hương Lan lần đầu xuất hiện trước công chúng sau ồn ào "răn đe" Việt Hương diễn hài tục.
Gặp lại danh ca Hương Lan tại một sự kiện ở TP.HCM tối 3/5, nữ nghệ sĩ tỏ ra khá thoải mái, thẳng thắn khi chúng tôi nhắc lại "ồn ào" với Việt Hương cách đây vài tháng.
Cô cho biết, sau lùm xùm trên, có không ít ý kiến tiêu cực cho rằng cô ghen ghét, tị nạnh nên cố tình nói xấu làm bẽ mặt nữ danh hài. Tuy nhiên, nữ danh ca thẳng thừng phủ nhận điều này và cho rằng chẳng có lý do gì để ganh đua, tị nạnh với một người là đàn con, đàn cháu mình. Bản thân là bậc tiền bối trong nghề, Hương Lan cũng không thể làm ngơ khi thấy lớp trẻ làm sai, thốt ra những lời tục tĩu trên sân khấu.
"Việt Hương là đàn con, đàn cháu của tôi"
- Cách đây không lâu, chị từng gây xôn xao dư luận khi lên tiếng "nhắc nhở" Việt Hương trên trang cá nhân về việc diễn hài thô tục. Nhiều khán giả tò mò mối quan hệ giữa chị và Việt Hương hiện nay ra sao?
Tôi là người lớn, là đàn chị trong nghề. Tôi chỉ nói ra những điều phải nói, mang tính chất góp ý, xây dựng chứ không dằn mặt hay đả kích ai cả. Trước đó, tôi biết có nhiều người cũng bức xúc giống tôi nhưng họ ngại không nói ra, còn tính tôi thẳng thắn, nếu chứng kiến tận mắt sự việc mà tiếp tục giữ im lặng thì không phải là tôi. Với tư cách là một người lớn, hoạt động hơn 50 năm trong nghề, tôi không thể làm ngơ trước những sự việc như vậy.
- Cách phản ứng của chị cũng nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều từ khán giả. Chị nghĩ sao về điều này?
Tôi biết sau vụ việc này, có nhiều người bảo tôi tị nạnh, ghen ghét Việt Hương nên cố tình nói xấu cô ấy. Nhưng rõ ràng chúng tôi hoạt động ở hai lĩnh vực khác nhau, một ca hát, một diễn xuất, nói tôi ghen tị thì có gì để ghen tị? Chưa kể xét cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề, Việt Hương không phải đàn em mà là đàn con, đàn cháu của tôi. Với những người vô ý thức với nghề, tôi nghĩ mình cần phải lên tiếng để chấn chỉnh kịp lúc.
- Nhiều ý kiến cho rằng, chị nên góp ý nhẹ nhàng với Việt Hương sau hậu trường thay vì đưa mọi chuyện công khai trên mạng xã hội?
Ngay khi đang bức xúc, tôi đã lập tức đứng dậy đi về. Nhiều người cũng hỏi tại sao tôi không kêu Việt Hương lại và nói chuyện với cô ấy, nhưng nếu nói như vậy thì Việt Hương có nhận lỗi hay không? Đó là lý do tôi chỉ muốn nói một lần rồi thôi, không bàn đi bàn lại nữa.
Nếu cô ấy thấy những lời tôi góp ý là đúng thì sẽ biết sửa sai để bản thân trở nên tốt hơn. Còn nếu cảm thấy tôi sai, cô ấy cứ tiếp tục làm những gì mình thích, phản ứng của khán giả sẽ là câu trả lời chính xác nhất.
Với một nghệ sĩ đứng trên sân khấu, khán giả chấp nhận mình là điều quan trọng nhất. Đôi lúc, họ phải dẹp bớt cái tôi để đón nhận những lời góp ý, phê bình từ người xem. Bởi cuộc đời này chẳng có ai toàn vẹn hết, nếu họ chỉ nhận được những lời khen, không biết đâu là sai để xin lỗi thì sẽ không bao giờ đứng trên sân khấu lâu dài được.
Nếu họ cho rằng "Tôi thích thì tôi hát, ai không thích thì tắt tivi đi" thì đó không phải là một nghệ sĩ. Những ai cứ giữ khư khư cái suy nghĩ "Tôi là tôi, tôi muốn làm gì thì làm" thì về nhà đi, đừng làm nghệ sĩ nữa.
Bởi nghệ sĩ là người của công chúng, mỗi việc mình làm, mỗi lời mình nói ra đều là tấm gương để người trẻ bên dưới nhìn vào và học tập. Là người làm văn hoá thì những câu nói mình thốt ra cũng phải có văn hoá, kể cả khi kể chuyện tiếu lâm cũng cần có chừng mực, không thể cứ đứng trước người lạ thì muốn nói gì cũng được.
"Không chửi bới nhau để giành khán giả"
Ồn ào giữa Hương Lan và Việt Hương từng gây xôn xao dư luận.
- Chị không sợ mất lòng nhiều bạn bè, đồng nghiệp khi nói ra những lời thẳng thắn như thế?
Tôi là nghệ sĩ đứng trên sân khấu 50 năm, tôi nghĩ mình hoàn toàn có quyền để đưa ra những lời góp ý mang tính xây dựng với các đàn con, đàn cháu của mình. Tôi hoàn toàn không có ý định đả phá bất cứ ai, bởi mỗi nghệ sĩ đều có khán giả riêng, chẳng có lý do gì để tôi chửi bới nhau để giành giật khán giả.
Với tôi, tôi sống vì khán giả, sống nhờ khán giả nên không thể để mất tình cảm của khán giả được. Bởi chính tình cảm của họ đã nuôi tôi cho tới ngày hôm nay. Tôi nghĩ bất cứ nghệ sĩ nào cũng hiểu được điều này.
- Nếu có dịp gặp lại Việt Hương, chị sẽ phản ứng ra sao?
Vẫn như bình thường, vì tôi chỉ góp ý chứ không ganh đua, ghét bỏ cô ấy. Với tôi, chuyện gì đã qua thì không để tâm đến nữa.
Tôi nói ra như vậy là để những người làm văn hoá phải làm sao cho đẹp, cho sạch, để người trẻ nhìn vào họ biết rằng không được phép nói những điều thô tục trên sân khấu.
Nhân đây, tôi cũng muốn gửi lời khuyên đến các con, các cháu sau này rằng, khi đứng trước công chúng và cầm micro để nói thì phải nói thật cẩn thận. Kể cả khi bên dưới chỉ có một khán giả, mình là người làm văn hoá cũng phải nói ra những điều tốt đẹp, sạch sẽ.
Nếu họ cho rằng "Tôi thích thì tôi hát, ai không thích thì tắt tivi đi" thì đó không phải là một nghệ sĩ
- Thời gian gần đây, vấn đề hài nhảm, hài tục cũng đang trở thành vấn đề gây tranh cãi từ dư luận. Là bậc tiền bối hoạt động lâu năm trong nghề, ý kiến của chị ra sao?
Về góc độ cá nhân, tôi không tiện đưa ra ý kiến vì bản thân tôi có rất nhiều đàn em, đàn cháu đang hoạt động trong lĩnh vực này. Thế nên hài nhảm hay không, tôi nghĩ chỉ có khán giả mới là những người có cái nhìn công tâm nhất.
- Là một trong những nghệ sĩ rất được khán giả Việt Nam yêu mến, vì sao thời gian qua chị ít về nước đến thế?
Thời gian qua, tôi ít về Việt Nam ca hát phần lớn là vì lý do sức khoẻ. Chân tôi bị đau, từng phải mổ ở đầu gối nên việc đi lại của tôi rất khó khăn. Khi ở Mỹ, vấn đề về y tế được kiểm tra rất nghiêm ngặt, họ cũng không cho phép tôi đi xa quá lâu. Thời gian gần đây, tôi thấy nhiều nghệ sĩ hải ngoại lần lượt về nước, bản thân tôi cũng muốn về lắm chứ, nhưng lại không được.
Thời gian tới, tôi sẽ cố gắng trở về nhiều hơn vì dù sao tuổi của Hương Lan cũng đã lớn, tôi chẳng biết mình sẽ hát được bao lâu nên chỉ mong sẽ có thêm nhiều thời gian để mang lời ca, tiếng hát phục vụ khán giả quê nhà.
- Nếu được mời làm giám khảo gameshow hay các chương trình về nhạc dân ca, Bolero, chị có nhận lời?
Trước đây cũng từng có một số chương trình ngỏ lời mời, nhưng tôi không nhận lời vì sức khoẻ không cho phép. Để quay các chương trình này, nghệ sĩ phải ở Việt Nam ít nhất vài ba tháng, trong khi tôi lại không ở lâu được.
- Cảm ơn chị về những chia sẻ!
Theo Danviet
Trấn Thành nói không sai, hãy tắt tivi nếu thấy nhảm nhưng anh lại quên mất điều này! Phát ngôn của Trấn Thành về chuyện nhảm hay không nhảm của các gameshow hài trên truyền hình hiện nay đang gây rúng động dư luận. Nhưng có đến 90% nội dung phát ngôn của nam MC kiêm diễn viên hài hàng đầu showbiz là hoàn toàn chuẩn xác. Rẻ tiền, nhảm nhí sao vẫn xem? Thực trạng các gameshow truyền hình hiện...