Hãy thừa nhận đi, Diablo giờ đã hết cái hay rồi
Công thức thành công đầy “ma thuật” của cả dòng game Diablo đã hết sau khi phần thứ 3 ra mắt năm 2012 rồi.
Diablo, series game nhập vai huyền thoại đã bước qua tuổi 20. Bản thân dòng game cũng đã trải qua biết bao thăng trầm cùng lịch sử, nhưng vẫn còn đó là một tượng đài mà bất kỳ ai yêu thích game cũng phải biết tới, hoặc đã từng chìm đắm trong thế giới ảo đầy lôi cuốn mà Blizzard tạo ra. Thế nhưng, đã là người hâm mộ, thì lúc nào họ, hay đúng hơn là chính chúng ta, đều cực kỳ tham lam. Sau khi chơi chán Diablo 3, với bản mở rộng Reaper of Souls, chúng ta đòi hỏi Diablo 4. Cũng phải thôi. Ai mà chẳng muốn chơi game mới cơ chứ. Nhưng đời thì đâu phải lúc nào cũng đẹp và tươi sáng như một giấc mơ toàn màu hồng?
Hồi tháng 11 vừa qua, tại BlizzCon, hàng chục ngàn người đã không khỏi thất vọng vì không có Diablo 4. Diablo 3 cũng chẳng còn mới mẻ gì nữa. Nó đã ra mắt được 5 năm trời, vì thế dù có ra mắt thêm bản mở rộng đi chăng nữa, nó cũng chẳng thể nào lôi kéo được người chơi mới hoặc những người đã chán D3 trở lại với game như xưa. Dù rằng trong khoảng thời gian 5 năm trời, Blizzard đã làm mọi thứ để lấy lại niềm tin của cộng đồng lại Diablo 3 sau những lùm xùm không đáng có xoay quanh Auction House và những nội dung gameplay sau khi đã kết thúc mục chơi đơn, khiến game thủ chẳng còn chút hứng thú ngồi lại với game tiếp tục cày cuốc kiếm đồ, vốn là thế mạnh của mọi game nhập vai trên thế giới.
“Giờ đã đến lúc cho phiên bản mới”, bạn sẽ nghĩ thế. Nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy.
Thế giới của Diablo đã chẳng còn hấp dẫn
Sau ba phiên bản, thế giới Tristram và bản thân gã quỷ Diablo đã trở thành nhàm chán. Các bạn có thể thấy bản thân DLC Reaper of Souls cũng chẳng có sự hiện diện của anh chàng da đỏ đã trở thành thương hiệu của cả dòng game này. Chẳng ai muốn đấu tiếp với Diablo nữa. Họ cần một thứ gì đó mới mẻ. Bản thân cả dòng game cũng chẳng thể nào sánh với những huyền thoại khác của Blizzard.
StarCraft là một câu chuyện chẳng kém gì Star Wars với tình yêu, âm mưu, thủ đoạn, những trận chiến hoành tráng. Còn Warcraft lại là thiên đường cho các fan của những câu chuyện huyền bí của các đại văn hào lão luyện như J.R.R.Tolkien hay C.S.Lewis. Họ mê mẩn những biến cố của các chủng tộc huyền bí, cuộc chiến giữa con người với những giống loài mọi rợ, và họ ái mộ những nhân vật huyền thoại trong game, với câu chuyện xứng đáng làm nên cả pho sử thi đầy bi tráng.
Thế còn Diablo? Nó là câu chuyện của chúa quỷ, và một người anh hùng vô danh, kẻ đơn thương độc mã dám đứng lên chống lại bạo tàn. Nó giống như một kiểu thiên anh hùng ca của những kẻ yếu thế, mơ mộng vào một hình tượng đấng anh hùng phá bỏ bất công và chèn ép. Nói ngắn gọn, Diablo chẳng khác gì phim hành động Mỹ với chủ nghĩa anh hùng cá nhân. Yếu điểm đầu tiên và cũng là lớn nhất, thể loại này rất chóng chán.
Video đang HOT
Phần nào cũng vậy. Diablo trỗi dậy, anh hùng của chúng ta vùng lên giết chết (đại loại là thế) tên ác quỷ và phong ấn hắn, cho đến phần tiếp theo.
Nếu như thế, nếu Diablo 4 ra mắt, và chúng ta lại trở thành anh hùng đơn độc chống lại chúa quỷ tàn ác, thì liệu bạn sẽ cho nó bao nhiêu điểm? Chắc chắn là không thể cao được rồi!
Chính bản thân cốt truyện đã trở nên nhàm chán như vậy mà đến chính Blizzard cũng chẳng biết phải làm cách nào để tạo ra một câu chuyện đủ cuốn hút và đậm chất điện ảnh như 20 năm về trước nữa. Ngay cả việc làm mới dòng game cũng là một bước chuyển không ai dám liều mạng thay đổi. Phần nào cũng có xác sống, cũng có quỷ dữ, những con succubus, goatmen, ghoul, vân vân và mây mây… Những ý tưởng đó qua thời gian đã bị sử dụng đến cạn kiệt, tạo ra một thế giới thiếu sáng tạo và đầy mệt mỏi cho người chơi.
Ấy là chưa kể lớp nhân vật. Trong Diablo 3, hầu hết mọi nhân vật đều có nguồn gốc tương đồng với nhiều class trong Diablo 2, ra mắt cách đó hơn chục năm trời. Chỉ có Monk là khác biệt hơn cả, nhưng những nhà sư này đã bị “bóc phốt” là quá giống những nhân vật đã xuất hiện trong bản mở rộng mang tên Hellfire rồi. Việc Diablo 3 đưa vào những nhân vật mới (dựa trên các class cũ) là điều ai cũng thích, nhưng chơi lâu sẽ nhàm, còn nhân vật mới toanh thì lại mất rất nhiều thời gian phát triển.
Việc Diablo 3 sắp ra mắt lớp nhân vật Necromancer chính là ví dụ điển hình cho thực trạng đó.
Bước chuyển mang tính quyết định, đưa Diablo ra khỏi thế giới gothic tây phương, trao cho nó một bộ cánh mới toanh là điều rất nên làm, nhất là khi ở thời điểm hiện tại, Diablo 3 cũng đang bị phàn nàn nhiều về tạo hình nhân vật nữ trong game. Thậm chí đến cô bé Leah, người đã giúp chúng ta cả tựa game đến cuối lại bị biến thành ác quỷ mà chẳng biết số phận ra sao sau khi Diablo bị đánh bại ở cổng thiên đàng.
Diablo RẤT CẦN một sự thay đổi, loại bỏ bầu không khí gothic vốn đã làm nên thương hiệu của cả dòng game. Chỉ bằng cách duy nhất này, một cốt truyện hoàn hảo với mục tiêu rõ ràng của từng nhân vật mới có thể được khắc họa một cách chân thực và sống động nhất, đặc biệt là trong thời điểm mọi cốt truyện gần như đã bị khai thác đến cạn kiệt như hiện nay.
Sẽ ra sao nếu chúng ta được đóng vai quỷ dữ?
Còn nhớ trong Diablo 1, kết thúc của game đầy ám ảnh. Người anh hùng bị quyền lực dụ dỗ và trở thành chính con quỷ Prime Evil. Đến phần 2, một người anh hùng khác lại xuất hiện và hạ gục chính nhân vật trong phần đầu tiên. Bản thân câu chuyện thiện ác đối đầu với nhau vẫn không bao giờ là cũ, nhưng nó có “hạn sử dụng” riêng. Bản thân những game và phim ảnh hiện đại đều khắc họa những nhân vật không nghiêng hẳn về một cán cân chính hay tà. Deadpool là ví dụ điển hình, dù rằng so sánh vậy có hơi khập khiễng.
Giờ đây khi thiện và ác chẳng còn rạch ròi như xưa, việc chúng ta vào vai những con quỷ dữ trong một cốt truyện đầy tính đột phá liệu có phải thứ quá khó để thực hiện?
Một khả năng khác là Diablo không xuất hiện trong phần 4. Nếu thế thì Blizzard làm gì dám đặt tên cho game là Diablo 4 nữa! Nhưng điều đó không có nghĩa Blizzard không nên thử. Một tựa game nhập vai nơi công nghệ và phép thuật cùng tồn tại, giống như Dishonored nhưng ở tương lai rất xa cũng là một thứ fan rất mong muốn xuất hiện. Biết đâu đấy, StarCraft cũng có thể là một thế giới hợp lý nơi những sự kiện của tựa game này diễn ra?
Tổng kết lại, giờ đây nếu chúng ta muốn có Diablo 4, hãy thực sự kiên nhẫn nếu không muốn nhận trái đắng, đơn giản vì công thức thành công đầy “ma thuật” của cả dòng game Diablo đã hết sau khi phần thứ 3 ra mắt năm 2012 rồi.
Theo GameK
Huyền thoại Diablo 1 chính thức tròn 20 tuổi, bạn đã thấy mình già chưa?
Diablo, một trong những tuyệt phẩm của làng game thế giới, một game nhập vai đặt ra tiêu chuẩn cho cả thị trường rất nhiều năm về sau, với vô vàn những sản phẩm copy cũng như ăn theo
Ngày 31/12/1996, Diablo chính thức ra mắt. Điều này có nghĩa là, tựa game nhập vai huyền thoại, đã phá tan nát biết bao chú chuột chơi game của anh em game thủ chúng ta đã chính thức tròn 20 tuổi.
Ban đầu, dự án Diablo được phát triển như một game nhập vai theo lượt. Thậm chí ý tưởng tạo ra một game nhập vai có cơ chế chiến đấu theo thời gian thực đã khiến trưởng bộ phận thiết kế Diablo bất đồng đến mức ông, David Brevik miễn cưỡng làm lại hệ thống combat bằng cách... tăng lượt đánh của người chơi cũng như quái vật trong game lên tới 20 lượt mỗi giây, đủ nhanh để người chơi tưởng rằng game đang diễn ra theo thời gian thực!
Vào thuở sơ khai khi mà vũ trụ của thế giới Diablo còn chưa hình thành, chỉ tồn tại duy nhất một thứ đó là viên ngọc trai. Bên trong viên ngọc đó tồn tại một linh hồn đang say ngủ với sức mạnh vô biên, là tổng hợp của mọi thứ: thiện và ác, áng sáng và bóng tối, vật chất và phi vật chất,...
Linh hồn đó mang tên Anu. Trong giấc ngủ vĩnh hằng của mình, Anu dần dần nhận thức được những gì ở bên trong bản thân mình, bao gồm cả tốt lẫn xấu. Mong muốn trở nên thuần khiết và hoàn hảo, Anu quyết định vứt bỏ toàn bộ những phần xấu xa, tà ác của bản thân, và từ đó những xung đột bên trong nó chấm dứt. Thế nhưng những gì mà Anu vứt bỏ không biến mất, chúng dần tập hợp lại với nhau, hòa quyện lại tạo nên Prime Evil.
Dưới hình hài của một con rồng có 7 đầu, Prime Evil hay với tên gọi khác là Tathamet là hiện thân của tất cả những gì xấu xa nhất, đối lập hoàn toàn với Anu. Và chính vì sự mâu thuẫn ấy không thể tồn tại được bên trong viên ngọc trai mà một cuộc chiến giữa Anu và Tathamet là điều không thể tránh khỏi.
Đó chính là những sự kiện đầu tiên đặt nền móng cho series game lấy tên chúa quỷ hung hãn nhất toàn bộ dòng game nhập vai này. Nếu như Warcraft là cuộc chiến quy mô lớn giữa các chủng tộc, giữa những kẻ có âm mưu quyền lực, thì Diablo lại giống như một cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa thiên thần và ác quỷ, giữa bản ngã con người và nhân tính. Nó cá nhân hơn rất nhiều so với Warcraft, và quy mô cũng chẳng hề kém cạnh so với tựa game huyền thoại ra mắt năm 1994.
Câu truyện bắt đầu bởi một nhóm quỷ cấp thấp tại địa ngục đứng đầu là Azmodan và Belial nổi loạn chống lại tam đại ác quỷ ( Diablo(nhân vật), Mephisto,Baal). Sau đó bộ ba ác quỷ bị trục xuất lên Sanctuary, ngay lập tức thiên thần Tyrael tập hợp các chiến binh loài người thành lập hội pháp sư Horadrim nhằm bắt nhốt chúng lại trong các viên linh thạch.
Mephisto bị bắt gần khu rừng Kehjistan và bị giam cầm trong một ngôi đền ở Zakarum mà sau này có tên là Kurast Bazaar. Baal bị truy lùng đến sa mạc gần thành phố Lut Gholein. Tal Rasha, lãnh đạo nhóm Horadrim, đã hy sinh thân mình để bắt giữ Baal và nhốt trong một linh thạch bị hư hại. Diablo bị bắt bởi một nhóm thầy tu Horadrim dẫn đầu bởi Jered Cain.
Các thầy tu chôn viên linh thạch chứa Diablo gần dòng sông Talsande ở Khanduras, và xây dựng tu viện của Horadrim với một mạng lưới mê cung chằng chịt được xây dựng lên để che giấu nơi chôn cất này. Thị trấn Tristram mọc lên xung quan tu viện này, tu viện này sau đó bị bỏ hoang, dần dần cả hội pháp sư Horadrim cũng rơi vào quên lãng. Rồi đến một ngày có một vị vua tên là Leoric đến từ phương Đông làm chủ nơi này. Nhà vua cải tao tu viện thành nhà thờ Zakarum. Tổng Giám mục Lazarus bí mật giải thoát cho Diablo, sau đó Diablo tìm cách chiếm hữu linh hồn của nhà vua.
Cuối cùng Leoric hóa điên trong cuộc đấu tranh chống lại Diablo. Vua Leoric, trong cơn loạn trí đã tuyên chiến với vương quốc Westmarch cùng lúc Diablo bắt cóc và chiếm hữu hoàng tử Albrecht. Không chịu nổi chính sách hà khắc của nhà vua chỉ huy Lachdanan sau khi tham chiến trở về đã ra tay giết Leoric. Sau khi chết Leoric trở thành Skeleton King tấn công Lachdanan và quân lính. Về phần mình, tổng Giám mục Lazarus dẫn dân làng vào nhà thờ để tế cho một con quỷ Butcher, người dân kinh hoàng chạy khỏi Tristram, giờ đây thị trấn bị bỏ hoang.
Tới phần diễn biến trong game, nhân vật tới thị trấn Tristram đơn độc chống lại bọn quỷ dữ. Anh (hoặc chị tùy người chơi chọn) đi qua mười sáu hầm ngục bên dưới thị trấn Tristram lần lượt tiêu diệt Butcher, Lazarus, Skeleton King và cuối cùng là Diablo. Sau đó người anh hùng cố chiếm giữ Diablo nhưng lại bị khuất phục và đánh mất linh hồn về tay hắn và trở thành "lữ khách bóng đêm" (Dark Wanderer) rời khỏi Tristram trước khi đàn quái vật tiến công tiêu diệt thị trấn này.
Dù gì đi chăng nữa, nếu bạn chưa từng thưởng thức Diablo I mà mới chỉ đến với phần 2 và phẩn 3, thì bạn vẫn là một game thủ vô cùng may mắn được thưởng thức một trong những tuyệt phẩm của làng game thế giới, một game nhập vai đặt ra tiêu chuẩn cho cả thị trường rất nhiều năm về sau, với vô vàn những sản phẩm copy cũng như ăn theo, offline có, online cũng có.
Xin được chúc mừng sinh nhật, huyền thoại!
Theo GameK
Huyền thoại Diablo I sẽ được Blizzard hồi sinh ngay trong tuần tới Một thông tin quá tuyệt vời đối với những fan hâm mộ lâu năm của dòng game chặt chém Diablo. 20 năm về trước, phiên bản Diablo đầu tiên ra mắt trên PC đã đặt nền móng cho sự hình thành của một tượng đài của làng game, thậm chí khai sinh ra thể loại game hoàn toàn mới mang tên gọi "hack...